Công văn 6790/TCHQ-TXNK năm 2015 về xử lý thuế đối với nguyên liệu thừa của doanh nghiệp chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 6790/TCHQ-TXNK năm 2015 về xử lý thuế đối với nguyên liệu thừa của doanh nghiệp chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu: | 6790/TCHQ-TXNK | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan | Người ký: | Nguyễn Ngọc Hưng |
Ngày ban hành: | 24/07/2015 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 6790/TCHQ-TXNK |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Người ký: | Nguyễn Ngọc Hưng |
Ngày ban hành: | 24/07/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6790/TCHQ-TXNK |
Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2015 |
Kính gửi: Cục Hải quan, tỉnh Long An.
Trả lời công văn số 1004/HQLA-KTS ngày 15/06/2015 của Cục Hải quan tỉnh Long An báo cáo vướng mắc xử lý thuế đối với nguyên liệu thừa của doanh nghiệp chế xuất (DNCX), Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ thì: “Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu phi thuế quan theo quy định của pháp luật”
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính phủ thì: “Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác” thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu,
Căn cứ quy định tại khoản 20 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) số 13/2008/QH12 thì: “Hàng hóa dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Căn cứ quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế số 78/2000/QH11, cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính thuế, tính và kê khai số thuế phải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế;
b) Người khai thuế từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định việc cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan hải quan để xác định chính xác số thuế phải nộp;
c) Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;
d) Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp.
Căn cứ các quy định nêu trên, việc xử lý thuế đối với lượng nguyên liệu thừa tồn kho lớn hơn báo cáo quyết toán nguyên liệu với cơ quan hải quan, được thực hiện như sau:
1. Về thuế nhập khẩu
Trường hợp nguyên liệu thừa của DNCX vẫn được lưu tại kho, chưa chuyển tiêu thụ nội địa, doanh nghiệp không vi phạm quy định tại Điều 39 Luật Quản lý Thuế, thì số nguyên liệu thừa này không thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định, tại Nghị định 87/2010/NĐ-CP. Do đó, cơ quan hải quan chưa thực hiện ấn định thuế nhập khẩu đối với số nguyên liệu này.
2. Về thuế giá trị gia tăng
Trường hợp DNCX không vi phạm quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế thì số nguyên liệu thừa này không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12, cơ quan hải quan chưa thực hiện ấn định thuế GTGT đối với số nguyên liệu này.
Trường hợp phát hiện doanh nghiệp tự ý tiêu thụ nội địa hoặc có hành vi gian lận, trốn thuế thì thực hiện ấn định thuế nhập khẩu và thuế GTGT theo đúng quy định.
Tổng cục Hải quan trả lời để Cục Hải quan tỉnh Long An biết và thực hiện./.
Nơi nhận: |
TL. TỔNG CỤC
TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây