Công văn 657/TY-KD triển khai khẩn cấp kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn do Cục Thú y ban hành
Công văn 657/TY-KD triển khai khẩn cấp kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn do Cục Thú y ban hành
Số hiệu: | 657/TY-KD | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục Thú y | Người ký: | Hoàng Văn Năm |
Ngày ban hành: | 02/05/2010 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 657/TY-KD |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục Thú y |
Người ký: | Hoàng Văn Năm |
Ngày ban hành: | 02/05/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 657/TY-KD |
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2010 |
Kính
gửi: |
- Chi cục Thú y các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW, |
Dịch lợn tai xanh đã xảy ra từ
ngày 23/3/2010 tại tỉnh Hải Dương, đến nay dịch đã lây lan rộng và xuất hiện ở 130
xã, phường, thị trấn của 19 huyện, quận, thị xã tại 9 tỉnh, thành phố gồm Hải
Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, Quảng Nam
và Nam Định. Tổng số lợn mắc bệnh là 36.899 con, trong đó đã có 14.860 lợn chết
và tiêu hủy. Dịch bệnh Tai xanh đang diễn biến rất phức tạp, nguy cơ lan rộng
trong những ngày tới rất cao. Nguyên nhân chính làm dịch lây lan nhanh là do
các tư thương thu gom lợn ở các tỉnh, vận chuyển qua vùng có dịch, đặc biệt tại
các tỉnh đang có dịch người dân bán chạy lợn ốm hoặc giết mổ lợn ốm để bán ở
các chợ hoặc vận chuyển lợn, sản phẩm thịt lợn từ các tỉnh phía Bắc vào các tỉnh
miền Trung, miền Nam để tiêu thụ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban
hành công điện số 14/CĐ-BNN-TY ngày 08/4/2010 về việc tăng cường công tác phòng
chống Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng;
Công điện số 15/CĐ-BNN-TY ngày 26/4/2010 về việc triển khai các biện pháp cấp
bách phòng chống bệnh tai xanh ở lợn. Ngày 21/4/2010, Thủ tướng Chính phủ có
Công điện số 615/TTg-KTN chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tăng cường các biện pháp phòng chống dịch.
Dịch tai xanh ở lợn hiện nay rất
nghiêm trọng và đang đe dọa, lây bệnh sang các tỉnh miền Trung, miền Nam; nhằm
ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Cục Thú y yêu cầu các Chi cục Thú y, Cơ quan Thú y
vùng tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn, cụ thể:
1. Chi cục Thú y các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương:
- Phải thực hiện nghiêm chỉnh
các quy định tại Nghị định số 33 /2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Quyết định số
86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quy định về mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ
sinh thú y; Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số
86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn. Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản
phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; Quyết định số 49/2006/QĐ-BNN ngày 13/6/2006
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đánh dấu gia súc
khi vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu và Quyết định số
70/2006/QĐ-BNN ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 49/2006/QĐ-BNN ngày 13 tháng 6 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tuyên truyền, hướng dẫn các cá
nhân, đơn vị chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn biết các quy
định về công tác kiểm dịch động vật.
- Yêu cầu chủ hàng trước khi vận
chuyển lợn đi tiêu thụ: Lợn phải được tập trung tại các điểm tập trung, thu gom
đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y và được vệ sinh, khử trùng tiêu độc hàng
ngày.
- Cử cán bộ xuống tận nơi tập
trung, thu gom lợn để thực hiện việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch
vận chuyển theo quy định; đảm bảo lợn phải được lấy từ nơi không có dịch bệnh,
khoẻ mạnh và đã được tiêm phòng các bệnh theo quy định; nghiêm cấm việc cấp giấy
chứng nhận kiểm dịch khống cho chủ hàng, hoặc cấp giấy chứng nhận cho chủ hàng
khi không trực tiếp kiểm tra và không rõ nguồn gốc và mục đích sử dụng, giấy chứng
nhận kiểm dịch phải được ghi cụ thể địa điểm nơi đến,….
- Chỉ đạo các Trạm, chốt kiểm dịch
động vật nội địa: Bố trí người trực 24/24; lập sổ theo dõi việc vận chuyển động
vật và sản phẩm động vật, xử lý các trường hợp chủ hàng vận chuyển lợn, sản phẩm
từ lợn không đúng quy định như không có giấy chứng nhận kiểm dịch, hoặc có giấy
nhưng không hợp lệ,…; thông báo cho Chi cục Thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch
biết những trường hợp cấp giấy chứng nhận kiểm dịch không đúng quy định.
- Đề nghị Sở Công an, Chi cục Quản
lý Thị trường các tỉnh cử lực lượng tham gia kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển
lợn qua các trạm chốt kiểm dịch; cán bộ Thú y kiểm tra toàn bộ số lợn, sản phẩm
của lợn đi qua các chốt, trạm kiểm dịch,
- Báo cáo ngay về Cục Thú y các
trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn không đúng quy định, nội dung vi phạm,
kết quả xử lý.
- Chi cục trưởng Chi cục Thú y
phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho chủ
hàng, để xẩy ra hiện tượng vận chuyển lợn ốm qua các Trạm, chốt kiểm dịch động
vật nội địa.
- Đặc biệt, các tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế tăng cường kiểm soát việc vận chuyển lợn, sản
phẩm từ lợn trên các tuyến đường và nhất là đường Hồ Chí Minh.
2. Các Cơ quan Thú y vùng:
Tăng cường việc hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc các Chi cục Thú y thực hiện công tác kiểm dịch vận chuyển, cấp giấy
chứng nhận kiểm dịch vận chuyển gia súc, công tác kiểm dịch tại các Trạm, chốt
kiểm dịch đầu mối giao thông, xử lý các trường hợp vi phạm về công tác kiểm dịch
động vật.
Đây là công việc hết sức cấp
bách, yêu cầu các đơn vị tổ chức triến khai thực hiện ngay và trong quá trình thực
hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc, gửi văn bản về Cục Thú y để xử lý kịp thời.
Nơi nhận: |
Q.
CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây