Công văn 5990/BCT-XNK về hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu tháng cuối năm 2008 do Bộ Công thương ban hành
Công văn 5990/BCT-XNK về hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu tháng cuối năm 2008 do Bộ Công thương ban hành
Số hiệu: | 5990/BCT-XNK | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Nguyễn Cẩm Tú |
Ngày ban hành: | 14/07/2008 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 5990/BCT-XNK |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương |
Người ký: | Nguyễn Cẩm Tú |
Ngày ban hành: | 14/07/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5990/BCT-XNK |
Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2008 |
Kính gửi: |
Tổng công ty Dầu Việt Nam -
Công ty TNHH Một thành viên |
Căn cứ Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
Căn cứ giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu số 12/BCT-GPXD ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương cấp cho Tổng công ty Dầu Việt Nam - Công ty TNHH một thành viên (PV Oil);
Căn cứ kết quả nhập khẩu xăng dầu 6 tháng đầu năm 2008 của Tổng công ty TNHH một thành viên Thương mại Dầu khí (PETECHIM) và Công ty TNHH một thành viên Chế biến và Kinh doanh Sản phẩm Dầu mỏ (PDC) tại công văn số 71/DVN-KDD ngày 04 tháng 7 năm 2008, Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu 6 tháng cuối năm 2008 cho PV Oil theo Phụ lục đính kèm công văn này.
Số lượng xăng dầu PV Oil đã nhập khẩu theo công văn số 5472/BCT-XNK ngày 27 tháng 6 năm 2008 của Bộ Công Thương được tính trừ vào hạn mức nhập khẩu tối thiểu giao tại công văn này.
PV Oil có trách nhiệm thực hiện các quy định sau:
- Tuân thủ các quy chuẩn và quy định hiện hành về quản lý chất lượng xăng dầu.
- Không được nhập khẩu thấp hơn hạn mức nhập khẩu tối thiểu được giao.
- Tính toán tiến độ nhập khẩu xăng dầu để đảm bảo cung ứng đủ cho thị trường nội địa về số lượng cơ cấu và thường xuyên đảm bảo mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu bằng 20 ngày cung ứng cả về cơ cấu chủng loại theo hạn mức nhập khẩu tối thiểu được Bộ Công Thương giao.
- Việc nhập khẩu uỷ thác xăng dầu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tính trừ vào hạn mức nhập khẩu của doanh nghiệp nhận nhập khẩu uỷ thác.
- Việc nhập khẩu reformate, nguyên liệu khác và phụ gia phục vụ sản xuất chế biến xăng dầu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-BCT ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn đăng ký kế hoạch sản xuất, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu.
- Số lượng xăng dầu doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất không tính vào hạn mức nhập khẩu được giao tại văn bản này.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ về thực hiện nhập khẩu xăng dầu hàng tháng và luỹ kế đến kỳ báo cáo (chi tiết theo mục đích: nhập khẩu tự doanh, nhập khẩu uỷ thác, nhập khẩu phục vụ sản xuất chế biến, tạm nhập tái xuất) Báo cáo hàng tháng gửi về Bộ Công Thương (Vụ Xuất Nhập khẩu và Vụ Kế hoạch) chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo.
Việc nhập khẩu thực hiện theo quy định hiện hành. Văn bản này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
Các công văn giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu năm 2008 của Bộ Công Thương gửi PDC (số 4136/BCT-XNK ngày 18 tháng 12 năm 2007) và PETECHIM (số 4218/BCT-XNK ngày 22 tháng 5 năm 2008) hết hiệu lực thi hành./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
HẠN MỨC NHẬP KHẨU XĂNG DẦU TỐI THIỂU 6 THÁNG CUỐI NĂM 2008 CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT NAM - CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
(Phụ lục kèm theo công văn số 5990/BCT-XNK ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công thương)
Tổng số: Trong đó: - Xăng - Diesel - Ma dút - Dầu hoả |
844.000 m3
196.000 m3 572.000 m3 61.000 tấn 16.000 m3 |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây