Công văn số 5660/UBND-CNN của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng gia súc
Công văn số 5660/UBND-CNN của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng gia súc
Số hiệu: | 5660/UBND-CNN | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Nguyễn Hữu Tín |
Ngày ban hành: | 08/08/2006 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 5660/UBND-CNN |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Nguyễn Hữu Tín |
Ngày ban hành: | 08/08/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5660/UBND-CNN |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 08 năm 2006 |
Kính gửi |
- Các đoàn thể thành phố |
Dịch cúm gia cầm và cúm A H5N1 trên người gần đây có nhiều diễn biến phức tạp tại các quốc gia trên thế giới, trong đó đang bùng phát mạnh tại Thái Lan, Trung Quốc và Indonesia… Nguy cơ tái phát dịch cúm ở gia cầm và ở người tại thành phố là rất cao nếu các biện pháp phòng, chống dịch thực hiện thiếu quyết liệt, đồng bộ các biện pháp của các cấp, các ngành và sự chủ quan, lơ là mất cảnh giác của người dân. Bên cạnh đó tình hình dịch bệnh Lở mồm Long móng (LMLM) trên cả nước vẫn còn diễn biến phức tạp luôn đe dọa tình hình an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc thành phố.
Để chủ động đối phó với tinh thần nỗ lực cao nhất, khẩn trương nhất, không để xảy ra dịch cúm gia cầm và cúm A H5N1 trên người, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và không để dịch Lở mồm Long móng xảy ra trên địa bàn thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường – xã, thị trấn và các đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc, khẩn trương các việc sau đây:
1. Tiếp tục phổ biến rộng rãi cho mọi người dân biết chủ trương thực hiện nội dung Chỉ thị số 31/2005/CT-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố về tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng ngừa và đối phó với dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người và Chỉ thị số 19/2006/CT-UBND ngày 30/5/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Lở mồm Long móng ở gia súc trên địa bàn thành phố.
2. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện:
2.1. Củng cố và duy trì hoạt động thường xuyên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, phường, xã; phân công từng thành viên Ban chỉ đạo phụ trách các địa bàn phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương, thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện và thông tin kịp thời, xử lý kiên quyết đối với tất cả các trường hợp vi phạm. Tiếp tục quán triệt chủ trương ngưng nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố đến tháng 2/2007 tại Công văn số 3392/UBND-CNN ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố; kiên quyết xử lý các trường hợp chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, nuôi gà đá trong địa bàn dân cư.
2.2. Chỉ đạo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch dịch cúm gia cầm và (H5N1) và Lở mồm Long móng ở gia súc tăng cường thông tin tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng bệnh cho người chăn nuôi, thương nhân, doanh nghiệp giết mổ, kinh doanh, nhà hàng, cửa hàng ăn uống. Thực hiện cam kết 5 không:
- Không giấu dịch;
- Không mua gia súc bệnh, sản phẩm gia súc bệnh;
- Không bán chạy gia súc bệnh; không thả rông;
- Không tự vận chuyển gia súc bệnh Lở mồm Long móng ra khỏi vùng dịch;
- Không vứt xác gia súc nghi mắc bệnh Lở mồm Long móng bừa bãi.
2.3. Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường – xã tăng cường công tác kiểm tra các sở sở giết mổ và các quán ăn, nhà hàng, bếp ăn tập thể đã đăng ký sử dụng nguồn thịt sạch, không sử dụng các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc. Phải chịu trách nhiệm nếu có giết mổ và kinh doanh các sản phẩm động vật trái phép xảy ra trên địa bàn quản lý.
3. Giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thú y triển khai khẩn cấp các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật:
3.1. Tăng cường trách nhiệm của hệ thống giám sát dịch bệnh đảm bảo hoạt động kiểm tra, giám sát kịp thời, hiệu quả đến tận hộ chăn nuôi gia đình, cơ sở chăn nuôi. Thực hiện phương châm "Phát hiện nhanh, xử lý gọn, khoanh vùng bao vây dập dịch", việc tiêu hủy gia súc mắc bệnh tại hộ, cơ sở chăn nuôi thực hiện theo Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.2. Đẩy mạnh công tác tiêm phòng bắt buộc nhất là trên trâu bò và đàn heo tại các quận, huyện có tỷ lệ tiêm phòng thấp và vùng chăn nuôi trọng điểm của thành phố. Rà soát tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi kịp thời.
3.3. Tăng cường hoạt động kiểm tra tại 4 Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông, các tuyến Quốc lộ, liên tỉnh lộ, các cửa ngõ đi vào thành phố; phối hợp với Đoàn liên ngành của Thành phố, Quận, huyện ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để các đối tượng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép, vận chuyển bằng phương tiện không chuyên dùng vi phạm Quyết định số 31/2005/QĐ-UB ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố.
3.4. Tăng cường kiểm tra lâm sàng chặt chẽ tại các cơ sở giết mổ, vựa kinh doanh gia súc, trong đó tập trung chú ý nguồn gia súc từ các tỉnh; tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở chế biến, các chợ sỉ và lẻ, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.
3.5. Phối hợp các tỉnh trong việc cung cấp thông tin dịch bệnh, kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm động vật ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
3.6. Tiếp tục tăng cường các biện pháp và tăng số lần tiêu độc khử trùng chuồng trại, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến, môi trường xung quanh để giảm mật độ virút lưu hành trong tự nhiên.
4. Giao các Sở - ngành như Sở Thương mại, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố, Quản lý thị trường thành phố và các Tổng công ty khẩn trương rà soát việc thực hiện các nội dung được phân công tại Chỉ thị số 31/2005/CT-UBND ngày 26/10/2005 và Chỉ thị số 19/2006/CT-UBND ngày 30/5/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố.
5. Các tổ công tác liên ngành Công an, Quản lý thị trường, Thanh niên xung phong, Thú y cần tăng cường kiểm tra tại các chốt cố định; tổ chức tuần tra, kiểm tra lưu động, trên các tuyến giao thông trọng yếu, chú ý địa bàn giáp ranh các tỉnh, nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập vào thành phố; phát hiện và xử lý triệt để các điểm kinh doanh, mua bán và giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép.
6. Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn rà soát kinh phí phòng chống dịch năm 2006 trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; thực hiện theo hướng phân bổ kinh phí trực tiếp cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các đơn vị liên ngành quản lý và quyết toán theo quy định với Sở Tài chính.
7. Giao Chi cục Thú y mua thiết bị và tem đóng dấu kiểm tra vệ sinh thú y gia cầm tại các cơ sở giết mổ để tăng cường hiệu quả trong công tác kiểm soát giết mổ gia cầm tại các cơ sở giết mổ tập trung.
Để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, kiên quyết không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện, phường, xã nghiêm túc tổ chức triển khai, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch nêu trên.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây