Công văn số 5447TM/AM ngày 30/12/2002 của Bộ Thương Mại về việc kết quả khoá IX UBLCP Việt -Nga
Công văn số 5447TM/AM ngày 30/12/2002 của Bộ Thương Mại về việc kết quả khoá IX UBLCP Việt -Nga
Số hiệu: | 5447TM/AM | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại | Người ký: | Lê Danh Vĩnh |
Ngày ban hành: | 30/12/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 5447TM/AM |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại |
Người ký: | Lê Danh Vĩnh |
Ngày ban hành: | 30/12/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ THƯƠNG MẠI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5447TM/AM |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2002 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Khoá họp lần thứ IX của Uỷ ban liên Chính phủ Việt-Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học kỹ thuật đã được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 24 đến ngày 25 tháng 12 năm 2002.
Chủ trì Khoá họp về phía Việt Nam có phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan, chủ tịch Phân ban Việt Nam, về phía LB Nga có Ngài khristenko V.B phó chủ tịch Chính Phủ LB Nga, chủ tịch Phân ban Nga. Tham dự Khoá họp có đại diện của các Bộ, ngành và doanh nghiệp hữu quan của hai nước. Kết thúc Khoá họp, hai Bên đã ký biên bản làm việc.
Trong khuôn khổ Khoá họp Uỷ ban, Ngài khristenko V.B phó chủ tịch Chính Phủ LB Nga đã được Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải tiếp thân mật.
Bộ Thương mại xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ nội dung chủ yếu của Khoá họp lần thứ IX Uỷ ban liên Chính phủ Việt-Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật và một số kiến nghị như sau:
I. PHẦN NỘI DUNG CỦA KHOÁ HỌP
1. Về lĩnh vực thương mại -tài chính:
- Về lĩnh vực ngoại thương: Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam là LB Nga năm 2002 dự kiến đạt khoảng 700 triệu usd tăng 23% so với năm 2001, trong đó nhập khẩu từ Nga đạt khoảng 500 triệu usd tăng 32% và xuất khẩu đạt khoảng 200 Triệu usd, bằng mức tăng năm ngoái.
Hai bên đã phân tích nguyên nhân tăng kim ngạch trao đổi chủ yếu là do tăng nhập khẩu từ Nga và khối lượng nhập siêu của Việt Nam còn tương đối cao, đồng thời đề ra những biện pháp để tiến tới cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.
Mặc dù phía ta đề nghị nhiều lần nhưng phía Nga cũng chưa đưa ra một giải pháp cụ thể về việc cấp đất cho phía Việt Nam xây dựng Trung tâm thương mại tại matxcơva và triển vọng giải quyết vấn đề này không có gì khả quan. Ngược lại phía Nga vẫn tiếp tục thúc dục ta đẩy nhanh việc xem xét dự thảo Hiệp định Liên chính phủ về xây dựng và các điều kiện khai thác Trung tâm đa ngành của Nga tại Hà Nội để đào tạo cán bộ chuyên gia Việt Nam do phía nga chuyển trong tháng 7/2001.
Hai bên cũng đã trao đổi ý kiến và ủng hộ việc tổ chức triển lãm Việt Nam tại matxcova (quý 2 năm 2003) và triển lãm quốc gia “Công nghệ từ nước Nga năm 2003” tại Hà Nội (quý 4 năm 2003)
- Về tình hình thực hiện trả nợ cho Nga:
Đến nay ta đã chuyển cho Nga 266,4 triệu usd, trong đó 26,4 triệu (10%) trả trực tiếp bằng tiền, 244 triệu (90%) chuyển vào tài khoản của Nga tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để thanh toán hàng xuất khẩu của Việt Nam, trích 9,9 triệu usd vào tài khoản viện trợ đào tạo.
- Về giao hàng trả nợ: Trong số 244 triệu usd nói trên đến nay ta đã thực hiện được 120 triệu USD và phía Nga hài lòng về kết quả trả nợ này, Tuy nhiên phía Việt Nam cũng đã lưu ý phía Nga về việc các tổ chức Nga được uỷ quyền nhận hàng trả nợ đã không tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam giao hàng trực tiếp sang thị trường Nga mà buộc phải chuyển tiền trả cho Bạn dưới hình thức tái xuất sang nước thứ ba.
Hai bên nhận thấy việc thực hiện Hiệp định trả nợ nói trên là một trong những nguồn lực để cân bằng và gia tăng kim ngạch thương mại bằng cách giao hàng hoá Việt Nam sang thị trường Nga, Phía Nga cho biết từ tháng 1/2003 sẽ tiếp tục thông báo thường xuyên cho ta về các tổ chức Nga được uỷ quyền nhập khẩu trả nợ của Việt Nam.
- Về hạn mức tín dụng xuất khẩu: Khoá họp đã ghi nhận nỗ lực của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong việc ký Thoả ước với Ngân hàng quốc tế matxcova về việc cấp hạn mức tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nga nhập khẩu hàng của Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay hạn mức tín dụng này vẫn chưa được sử dụng cho mục đích nói trên do phía ngân hàng Nga quy định thủ tục và điều kiện sử dụng quá ngặt nghèo.
- Về việc sử dụng tiền lãi nợ cho đào tạo sinh viên Việt Nam tại Nga:
Đến nay vẫn chưa sử dụng được do hai bên chưa thống nhất quy trình kỹ thuật thanh toán theo Hiệp định đào tạo học viên Việt Nam tại các trường đại học Nga bằng nguồn vốn quy định tại Hiệp định ký ngày 13/9/2002. Phía Việt Nam muốn để quỹ đào tạo này tại Ngân hàng Việt Nam, nhưng phía Nga chưa đồng ý và đề nghị tiền phải được chuyển vào Ngân hàng của Nga để Bạn kiểm soát được việc sử dụng. Tại Khoá họp phía Việt Nam đã đề nghị phía Nga giải quyết dứt điểm vấn đề này để có thể cung cấp chi phí cho sinh viên của ta ngay trong đầu năm 2003.
2. Về lĩnh vực hợp tác khoa học-kỹ thuật:
Hai bên đã thực hiện được nhiều chương trình hợp tác, đã thực hiện 9 hợp đồng, đang thoả thuận 16 hợp đồng nữa. Những chương trình hợp tác thực sự đáp ứng nhu cầu trong nước như công nghệ sinh học, sản xuất thiết bị lazer, hợp tác thuỷ văn...........
Tại khoá họp cũng lưu ý hai bên cần triển khai sớm Hiệp định về công nhận lẫn nhau các chứng chỉ và kết quả thử nghiệm đối với các sản phẩm xuất khẩu của mỗi nước nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho hàng hoá mỗi nước thâm nhập vào thị trường nước kia.
Thống nhất giao cho Tiểu ban hợp tác khoa học công nghệ thoả thuận các đề tài và dự án hợp tác thời kỳ 2003-2004, có tính đến nhiệm vụ phát triển kinh tế mỗi nước,
Hai bên thấy cần bắt đầu chuẩn bị dự thảo Hiệp định về bảo vệ sở hữu trí tuệ.
3. Trong lĩnh vực dầu khí:
Hợp tác trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí vẫn thường là hướng ưu tiên trong quan hệ kinh tế - thương mại hai nước, Khối lượng khai thác dầu khí của liên doanh “vietsovpetro” tăng nhanh và sẽ đạt 13,5 triệu tấn trong năm 2002, phạm vi hoạt động của XNLD được mở rộng, đang tiến hành thăm dò địa chất tại các Lô 04-3 và 17: Đã thực hiện xong nghĩa vụ tối thiểu giai đoạn 1 về thăm dò lô 05-1a (mỏ “Đại Hùng”), bắt đầu triển khai thăm dò,tiến hành các nghiên cứu địa chấn thực địa lô 09-3.
Kỳ họp thứ 2 Uỷ ban quản lý hợp đồng lô 112 giữa petrovietnam và gazprom đã tiến hành trong tháng 9 năm 2002 và đã phê duyệt Chương trình công tác và ngân sách cho năm 2003, trong đó Nhà thầu dự định khoan giếng thăm dò đầu tiên vào quý 2/2003.
Hai bên đã giao cho các bên tham gia XNLD tiếp tục công tác thăm dò nhằm đảm bảo nguồn dầu và khí ổn định cho XNLD “vietsopetro” khai thác ở mức hiện tại đến năm 2010 và giai đoạn tiếp theo.
Đối với XNXL lọc dầu “Dung Quất” hai bên đã thoả thuận chấm dứt hiệu lực của Hiệp định ký ngày 25/8/1998 và đã ký Nghị định thư giữa hai Chính phủ về vấn đề này.
4. Trong lĩnh vực điện năng:
Hai bên thấy rằng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng điện vẫn là một trong những hướng có triển vọng trong quan hệ kinh tế hai nước.
Phía Nga đã chỉ định đơn vị làm đối tác trong việc thực hiện hợp đồng xây dựng nhà máy thuỷ điện pleikrong và sesan 3 bằng nguồn tín dụng 100 triệu usd của Chính phủ Nga.
Trong thời gian qua một số tổ chức của Nga đã tham gia đấu thầu các công trình năng lượng tại Việt Nam và phía Nga tiếp tục quan tâm hợp tác xây dựng các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện tại Việt Nam, nâng cấp một số nhà máy xây dựng trước đây với sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức Nga.
Hai bên đã trao đổi về khả năng và hình thức hợp tác xây dựng công trình nhà máy thuỷ điện Sơn la.
Phía Nga nhiều lần khẳng định sự quan tâm hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình trên Hiệp định liên Chính phủ ngày 27 tháng 3 năm 2002.
5. Các lĩnh vực khác:
Hai bên đã xem xét tình hình hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp than, tổ hợp nông-công nghiệp và thuỷ sản, cơ khí, giao thông vận tải, vận chuyển kỹ thuật hàng không, bưu chính viễn thông (xây dựng mạng lưới điện thoại di động tiêu chuẩn GMS).
Phía Việt Nam đã thẳng thắn đề nghị Phía Nga sớm cấp đất cho Việt Nam để xây dựng trụ sở Đại sứ quán ta tại matxcova (ta đã cấp cho Nga tại Hà Nội và bạn đã xây xong toà nhà Đại sứ quán Nga tại Việt Nam cách đây gần 10 năm). Phía Nga cho rằng vấn đề này nằm ngoài khuôn khổ của Uỷ ban Liên Chính phủ và đề nghị chuyển cho hai Bộ Ngoại giao đàm phán.
Phía Việt Nam đề nghị giao cho các cơ quan hữu quan tiến hành đàm phán tổng thể về cộng đồng người Việt tại LB Nga, nhưng Bạn không đồng ý đưa vấn đề này vào Biên bản khoá họp.
II. PHẦN KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở ý kiến hai Bên và những thoả thuận đã đạt được tại khoá họp. Phân ban Việt Nam xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các cơ quan hữu quan của nước ta thực hiện các phần việc sau đây:
1/ Bộ thương mại;
- Thực hiện mục I.3.2 của Biên bản khoá họp về việc tiến hành kỳ họp thường kỳ của Tổ công tác về hợp tác địa phương trong quý I năm 2003.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp của hai nước tăng cường trao đổi thương mại. chú trọng tìm biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sang Nga tiến tới cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước (mục II.5.2).
- Phối hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng Ngoại Thương hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện việc giao hàng sang Nga để trả nợ (mục II.5.3) theo đúng tinh thần của Hiệp định xử lý nợ tổng thể giữa hai nước ký ngày 13 tháng 9 năm 2002, tìm biện pháp thoả thuận trả nợ bằng cách xuất khẩu hàng hoá trực tiếp sang thị trường Nga, hạn chế hình thức tái xuất sang nước thứ ba.
- Tiếp tục đàm phán với phía Nga về việc Nga cấp đất cho ta để xây dựng Trung tâm Thương mại tại matxcova, gắn vấn đề này với việc xem xét quy chế hoạt động của trung tâm kỹ thuật đa ngành của Nga tại Hà Nội (mục I.3.4)
- Tổ chức triển lãm hàng xuất khẩu tại matxcova vào quý II năm 2003 và xem xét khả năng phối hợp hỗ trợ với phía Nga trong việc Nga tổ chức triển lãm “Công nghệ từ nước Nga năm 2003” tại Hà Nội vào quý IV năm 2003 (mục II.5.7).
- Chuẩn bị các kiến nghị về chương trình và công trình hợp tác ưu tiên để báo cáo Phân ban Việt Nam trong quý I năm 2003 (Mục I.3.7).
2. Bộ Tài chính:
- Phối hợp với Bộ Thương mại và Ngân hàng Ngoại thương hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện việc giao hàng sang Nga để trả nợ (mục II.5.3) theo đúng tinh thần của Hiệp định xử lý nợ tổng thể giữa hai nước ký ngày 13 tháng 9 năm 2000, tìm biện pháp thoả thuận trả nợ bằng cách xuất khẩu hàng hoá trực tiếp sang thị trường Nga, hạn chế hình thức tái xuất sang nước thứ ba.
- Chủ trì phối hợp với Ngân hàng ngoại thương và Bộ giáo dục và đào tạo thoả thuận và ký kết trong quý I năm 2003 Thể thức kỹ thuật thanh toán cho Hiệp định về đào tạo học viên Việt Nam tại Nga ký ngày9 tháng 7 năm 2002 (Mục I.3.4).
3. Ngân hàng Nhà nước:
- Báo cáo Chính phủ về kế hoạch tiến hành kỳ họp lần thứ 3 Tổ công tác về hợp tác ngân hàng vào quý II năm 2003 (mục II.5.6).
- Hoàn thiện cơ chế thanh toán, mở rộng mạng lưới đại lý và đẩy mạnh quan hệ trực tiếp giữa các ngân hàng thương mại hai nước để hỗ trợ cho các doanh nghiệp (mục II.5.4); Tạo điều kiện thuận lợi về tài chính để triển khai các dự án hợp tác có triển vọng giữa hai nước (mục II.5.5).
4. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
- Xem xét việc cấp bảo đảm ngân hàng đối với các khoản tín dụng do các công ty tư nhân Nga cấp cho các công ty Việt Nam để nhập khẩu kỹ thuật, vật tư và phụ tùng cho ngành Than (mục V.6.1).
- Tạo điều kiện thuận lợi về tài chính để triển khai các dự án hợp tác có triển vọng giữa hai nước (mục II.5.5).
5. Bộ Công nghiệp:
- Thực hiện mục I.3.2 về việc tiến hành kỳ họp lần thứ nhất của Tổ công tác về hợp tác trong lĩnh vực hoá chất và dược phẩm trong quý I năm 2003.
- Chỉ đạo tcty Sông Đà thoả thuận và ký kết hợp đồng dự án nhà máy thuỷ điện “sesan 3” trong quý I năm 2003(Mục V.4.1).
- Chỉ đạo tcty Sông Đà có biện pháp đảm bảo đưa vào vận hành các tổ máy Nhà máy thuỷ điện “ Cần đơn “ trong năm 2003 (mục V.4.2).
- Chỉ đạo tcty Than đàm phán với đối tác Nga trong quý I năm 2003 về các vấn đề tài chính và Báo cáo Chính phủ để ký kết hợp đồng xây dựng nhà máy Thuỷ điện “Cẩm Phả” trong quý II năm 2003 (mục V.4.3).
- Chỉ đạo tcty điện lực nghiên cứu hình thức hợp tác với đối tác Nga trong việc xây dựng, bảo dưỡng kỹ thuật và nâng cấp các nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Trị an, nhà máy thuỷ điện Phả lại và các công trình khác (Mục V.4.4).
- Chỉ đạo tcty Điện lực trong quý I năm 2003 thảo luận với đối tác Nga vấn đề về việc chuẩn bị thiết kế kỹ thuật sơ bộ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, kể cả vấn đề kinh phí cho công tác đó (mục V.4.5)
- Chỉ đạo tcty Than hợp tác với đối tác Nga về ngành than theo mục V.6.1 của Biên bản.
- Chỉ đạo tcty Thép có kết luận về tính hợp lý của việc xây dựng nhà máy luyện kim và khai thác công nghệ mỏ”Thạch Khê” (Mục V.16.2).
6. Bộ Khoa học và Công nghệ:
- Chuẩn bị dự thảo Hiệp định về bảo vệ sở hữu trí tuệ (Mục I.3.5).
- Triển khai thực hiện Hiệp định về công nhận lẫn nhau các kết quả chứng nhận và thử nghiệm ký năm 2002 ( mục II.5.1).
- Chuẩn bị các đề tài và dự án hợp tác các năm 2003-2004 với Nga (Mục III.6.2).
- Chuẩn bị tiến hành kỳ họp lần thứ nhất Tổ chuyên viên về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử vào quý I năm 2003 tại Hà Nội (mục VI.4.1), chủ trì phối hợp với Bộ công nghiệp báo cáo xin ý kiến Chính phủ về hướng hợp tác với LB Nga trong lĩnh vực này(Mục VI.4.2).
- Hợp tác với Bộ năng lượng nguyên tử Nga đưa ra các giải pháp kỹ thuật đảm bảo vận hành và hiện đại hoá Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (mục VI.4.3) và xem xét việc đào tạo nâng cao tay nghề các chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực hạt nhân tại Nga (Mục VI.4.4).
- Thoả thuận với phía nga việc nâng cấp cơ sở chiếu xạ Hà Nội trong quý I/2003 (mục VI.4.5)
- Xử lý dứt điểm yêu cầu của Nga nề việc sử dụng amiăng khrizotil tại Việt Nam (mục V.14).
7. Bộ Nông Nghiệp:
- Chuẩn bị các kiến nghị về chương trình hợp tác khoa học kỹ thuật tron lĩnh vực tổ hợp nông-công nghiệp (mục V.9.1).
- Lựa chọn các xí nghiệp chế biến thịt có khả năng XK sang Nga để cùng phía Nga kiểm tra điều kiện vệ sinh thực phẩm (mục v. 9.3).
- Xúc tiến hợp tác với đối tác Nga trong việc sản xuất vac xin chống bệnh lở mồm long móng tại Việt Nam (Mục V.9.3).
- Phối hợp cùng Bộ thuỷ sản trao đổi thông tin khoa học và công nghệ với đối tác Nga về nuôi cá nước ngọt; bàn về vấn đề tuyển chọn và lai tạo cá (Mục V.9.4).
8. Bộ Giao thông vận tải:
- Chỉ đạo tcty Hàng không nghiên cứu việc Nga giao sang Việt Nam máy bay kỹ thuật hàng không theo mục V.16.1.
- Chỉ đạo đơn vị tương ứng để nghiên cứu việc hợp tác nhà máy ô tô “ kamaz “ của Nga (mục V.16.3); công ty holding “ ruspromavto” (Mục V.16.4).
- Cùng Bộ Giao thông vận tải Nga và các tổ chức hữu quan tiến hành đàm phán chuẩn bị Hiệp định liên ngành về công nhận chứng chỉ thuyền viên tầu biển (mục VI.4.7).
9. Bộ Bưu chính viễn thông:
- Cùng Bộ Thông tin liên lạc Nga và các tổ chức hữu quan đảm bảo liên lạc điện thoại có hiệu quản giữa hai nước (Mục VI.4.6).
- Chỉ đạo tcty Bưu chính viễn thông khẩn trương xem xét và trả lời kiến nghị của phía Nga về hợp tác trong việc cung cấp dịch vụ điện thoại di động và thiết bị viễn thông( mục VI.2).
10. Bộ Ngoại giao:
- Khẩn trương tiến hành đàm phán với phía Nga về việc Nga cung cấp khu đất tại matxcova để ta xây dựng trụ sở Đại sứ Quán.
- Giải quyết dứt điểm việc thu hồi khu đất ở Vạn Phúc (Hà Nội), gắn vấn đề này với việc cấp giấy tờ cần thiết đối với Nhà khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội (mục I.3.6).
- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, Ngành hữu quan báo cáo Chính phủ về phương án đàm phán tổng thể về cộng đồng người Việt Nam tại Nga và việc ký kết hiệp định lao động có thời hạn của công dân hai nước.
11. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội :
Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành hữu quan báo cáo Chính phủ về phương án đàm phán tổng thể về cộng đồng người Việt Nam tại Nga và việc ký kết hiệp định lao động có thời hạn của công dân hai nước.
12. tcty Dầu khí:
- Triển khai thực hiện các thoả thuận của khoá họp đã ghi tại các Mục IV.2.1 đến mục IV.2.6 của Biên bản.
- Báo cáo Chính phủ về tính hợp lý của việc mở rộng XNLD “vietsopetro” bằng việc đưa các lô mới (04-3, 17 và các lô khác) vào khu vực hoạt động của XNLD và công tác chuẩn bị để ký kết Nghị định thu giữa hai Chính phủ về việc kéo dài Hiệp định ký ngày 16 tháng 7 năm 1991 sau khi có thông báo khai trương thương mại các lô nói trên (mục IV.2.3, IV.2.4).
Bộ Thương mại xin kính báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo.
|
KT BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây