585223

Công văn 5394/BNG-KTĐP năm 2023 về góp ý hồ sơ dự thảo Đề án “Thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong các vụ việc phòng vệ thương mại” do Bộ Ngoại giao ban hành

585223
LawNet .vn

Công văn 5394/BNG-KTĐP năm 2023 về góp ý hồ sơ dự thảo Đề án “Thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong các vụ việc phòng vệ thương mại” do Bộ Ngoại giao ban hành

Số hiệu: 5394/BNG-KTĐP Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao Người ký: Nguyễn Minh Hằng
Ngày ban hành: 24/10/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 5394/BNG-KTĐP
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao
Người ký: Nguyễn Minh Hằng
Ngày ban hành: 24/10/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5394/BNG-KTĐP
V/v góp ý hồ sơ dự thảo Đề án “Thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền KTTT trong các vụ việc PVTM”

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2023

 

Kính gửi: Bộ Công Thương.

Phúc công văn số 7193/BCT-PVTM ngày 16/10/2023 của Quý Bộ về việc góp ý hồ sơ dự thảo Đề án “Thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường (KTTT) trong các vụ việc phòng vệ thương mại (PVTM)”, trong phạm vi phụ trách, Bộ Ngoại giao cơ bản nhất trí với hồ sơ dự thảo và có một số ý kiến để hoàn thiện như sau:

1. Tại dự thảo Báo cáo, phần I. Vấn đề kinh tế thị trường Việt Nam - Hoa Kỳ: đề nghị cân nhắc bổ sung, làm rõ những thuận lợi và khó khăn trong công tác vận động KTTT của ta thời gian tới, tạo cơ sở cho các kiến nghị, trong đó có thể tham khảo một số điểm như sau:

- Về mặt thuận lợi, ta mới nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Hoa Kỳ, quan hệ hai nước đang trên đà phát triển tích cực. Ta thành công đưa được vấn đề KTTT vào Tuyên bố chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, Hoa Kỳ cam kết chính trị ở cấp cao nhất về việc phối hợp với Việt Nam giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng. Hai nước đã có cơ chế trao đổi, phối hợp ở cả kênh chính trị - ngoại giao và kênh kỹ thuật để thúc đẩy các thủ tục cần thiết cho việc Hoa Kỳ công nhận quy chế KTTT của Việt Nam.

- Về mặt khó khăn, qua các phiên trao đổi, phía Hoa Kỳ nêu quy trình, thủ tục của hệ thống luật Hoa Kỳ rất phức tạp, gồm nhiều bước. Quá trình xem xét rà soát thay đổi hoàn cảnh để công nhận Việt Nam là nền KTTT cần được sự ủng hộ của nhiều bên liên quan như Quốc hội, các nghiệp đoàn và doanh nghiệp Hoa Kỳ, trong khi đó, một bộ phận doanh nghiệp Hoa Kỳ vẫn muốn duy trì bảo hộ, phản đối việc xem xét quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Ngoài ra, ta cần tiếp tục hoàn thiện, cập nhật các hồ sơ và thông tin liên quan, nhất trong trường hợp Hoa Kỳ quyết định khởi xướng rà soát thay đổi hoàn cảnh để xem xét công nhận Việt Nam là nền KTTT.

2. Tại dự thảo Báo cáo, phần II. Kiến nghị, mục 1. Các công việc dự kiến triển khai trong thời gian tới: cân nhắc nhấn mạnh, vai trò của vận động chính trị - ngoại giao song song với vận động về mặt chuyên ngành - kỹ thuật. Thực tế, quá trình vận động chính trị - ngoại giao, trong đó có vận động chính trị ở cấp cao của ta vừa qua, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy lãnh đạo các cơ quan liên quan của Hoa Kỳ quan tâm và đưa vấn đề KTTT vào Tuyên bố chung giữa hai nước, Lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ, Hoa Kỳ đã thể hiện thiện chí cùng Việt Nam giải quyết vấn đề này.

Theo đó, đối với nội dung tại dự thảo Quyết định, phần IV. Tổ chức thực hiện, kiến nghị về vận động cần tách riêng:

(i) Bộ Ngoại giao chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan vận động chính trị ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của các bên liên quan, nhất là Chính quyền, Quốc hội, lãnh đạo các Bang, chính giới, học giả, các nhân vật chủ chốt, tổ chức có ảnh hưởng của Hoa Kỳ;

(ii) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan vận động chuyên ngành - kỹ thuật với các cơ quan đối tác, hiệp hội, doanh nghiệp Hoa Kỳ, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tham gia tiến trình vận động; cung cấp lập luận, thông tin để Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan có cơ sở phối hợp vận động.

3. Việc lựa chọn hãng luật phù hợp tư vấn cho Chính phủ Việt Nam trong vụ việc này đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ giúp tư vấn pháp lý kịp thời cho ta mà còn hỗ trợ tiến trình vận động các bên liên quan ủng hộ Việt Nam. Theo đó, đối với vấn đề lựa chọn hãng luật tư vấn, cần làm rõ các tiêu chí để bảo đảm lụa chọn đúng hãng luật có thể hỗ trợ quá trình vận động và tư vấn pháp lý hiệu quả cho Việt Nam như:

(i) Là công ty luật uy tín, có ảnh hưởng nhất định, quan hệ tốt đối với cơ quan Chính quyền, Quốc hội Hoa Kỳ và có mạng lưới quan hệ với các hiệp hội và doanh nghiệp Hoa Kỳ.

(ii) Có kinh nghiệm vận động, tư vấn pháp lý đối với các vụ việc tương tự;

Ngoài ra, nên cân nhắc tham vấn một số đối tác Hoa Kỳ tại Việt Nam và các cơ quan liên quan tại Hoa Kỳ về việc lựa chọn công ty luật phù hợp.

Bộ Ngoại giao thông tin để Quý Bộ tham khảo, tổng hợp./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Các Đơn vị: CM, THKT, LPQT;
- Lưu: HC, KTSP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Minh Hằng

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác