Công văn 5355/HTQTCT-HT năm 2014 về hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch đăng ký khai sinh cho trẻ em do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành
Công văn 5355/HTQTCT-HT năm 2014 về hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch đăng ký khai sinh cho trẻ em do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành
Số hiệu: | 5355/HTQTCT-HT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực | Người ký: | Nguyễn Quốc Cường |
Ngày ban hành: | 21/10/2014 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 5355/HTQTCT-HT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực |
Người ký: | Nguyễn Quốc Cường |
Ngày ban hành: | 21/10/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5355/HTQTCT-HT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2014 |
Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang
Trả lời Công văn số 822/STP-HCTP ngày 30/7/2014 của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang xin ý kiến hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có ý kiến như sau:
1. Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em tại xã Tam Dị, huyện Lục Nam
Trường hợp này, đương sự đã làm thủ tục ghi chú kết hôn, do đó Sở Tư pháp thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em như sau:
1.1. Trường hợp người mẹ chưa ly hôn với người chồng nước ngoài, thì Sở Tư pháp đăng ký khai sinh cho trẻ em theo quy định của pháp luật (trong Giấy khai sinh của trẻ vẫn phải ghi tên của người cha nước ngoài), sau đó, hướng dẫn đương sự (người cha trên thực tế) làm thủ tục xác định con tại Tòa án có thẩm quyền. Sau khi Tòa án ra quyết định công nhận người cha Việt Nam là cha của đứa trẻ, thì đương sự làm thủ tục cải chính thông tin của người cha trong Giấy khai sinh của người con.
1.2. Trường hợp người mẹ đã ly hôn với người chồng nước ngoài: Nếu đương sự đã làm thủ tục yêu cầu Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, mà trong Bản án ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp không công nhận người con đó là con chung của hai vợ chồng thì đăng ký khai sinh cho trẻ em theo diện con ngoài giá thú hoặc kết hợp giải quyết đồng thời việc nhận cha, mẹ, con và việc đăng ký khai sinh. Trường hợp đương sự đã làm thủ tục yêu cầu Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, mà trong Bản án ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp không đề cập đến vấn đề con chung hoặc trường hợp đương sự chưa làm thủ tục yêu cầu Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài , thì Sở Tư pháp đăng ký khai sinh cho trẻ em theo hướng dẫn tại Mục 1.1.
2. Về việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha là người Trung Quốc
- Đối với trường hợp này, nếu mẹ của trẻ em đã làm thủ tục ghi chú kết hôn theo quy định, thì Sở Tư pháp sẽ đăng ký khai sinh cho trẻ theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Trường hợp mẹ của trẻ chưa làm thủ tục ghi chú kết hôn, hiện tại lại không có bất kỳ giấy tờ gì, thì Sở Tư pháp cần xác minh làm rõ về tình trạng hôn nhân của đương sự (đương sự có xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không, nếu có thì sử dụng như thế nào, yêu cầu đương sự cam kết về tình trạng hôn nhân hiện tại, trong đó khẳng định rõ việc chưa ghi chú kết hôn, không có Giấy chứng nhận kết hôn) sau đó mới hướng dẫn đương sự đăng ký khai sinh cho trẻ tại UBND cấp xã có thẩm quyền theo diện con ngoài giá thú.
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực trả lời để Sở Tư pháp biết, thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây