Công văn 52/CT-TTHT về chính sách thuế do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 52/CT-TTHT về chính sách thuế do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 52/CT-TTHT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Nguyễn Trọng Hạnh |
Ngày ban hành: | 04/01/2012 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 52/CT-TTHT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Nguyễn Trọng Hạnh |
Ngày ban hành: | 04/01/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
TỔNG
CỤC THUẾ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/CT-TTHT |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 01 năm 2012 |
Kính gửi: |
Công ty TNHH AEON Việt Nam |
Trả lời văn thư số 01/AEON-TAX 09-12-2011 ngày 12/12/2011 của Công ty về chính sách thuế, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
- Căn cứ tiết g, khoản 2, Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/02/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm 2.9 Mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN):
“Không tính vào chi phí được trừ: Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước”.
- Căn cứ tiết f, khoản 2, Điều 1 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009 của Bộ Tài chính bổ sung vào khoản 2 Mục II Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân (TNCN): “Đối với khoản khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… không tính vào thu nhập chịu thuế nếu mức khoán chi phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành. Mức khoán chi áp dụng đối với từng trường hợp như sau:
- Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài”.
Trường hợp Công ty có chi trả phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (không bao gồm tiền đi lại và tiền ở) được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động nếu khoản chi này không vượt quá 2 lần mức chi theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với cán bộ công chức Nhà nước (hiện hành mức chi phụ cấp đi công tác cho người lao động trong nước và nước ngoài đối với cán bộ công chức Nhà nước được thực hiện theo các văn bản: Trong nước: Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/03/2007 và Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 của Bộ Tài chính; Nước ngoài: Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính); nếu chi trả phụ cấp công tác vượt mức quy định nêu trên thì phần vượt mức không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động.
Cục Thuế thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.
Nơi nhận: |
KT.
CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây