Công văn 5093/TCHQ-VP về thông tin báo chí do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 5093/TCHQ-VP về thông tin báo chí do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu: | 5093/TCHQ-VP | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan | Người ký: | Hoàng Việt Cường |
Ngày ban hành: | 24/08/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 5093/TCHQ-VP |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Người ký: | Hoàng Việt Cường |
Ngày ban hành: | 24/08/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5093/TCHQ-VP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2009 |
Kính gửi: |
Văn phòng Bộ Tài chính |
Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ về một số tình hình hoạt động của ngành Hải quan tháng 8 – 2009 để cung cấp cho báo chí như sau:
I. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THÁNG 8 VÀ 8 THÁNG NĂM 2009
1. Đánh giá chung:
Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2009 ước đạt 10,9 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng 7/2009. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2009 ước đạt 79,63 tỷ USD, giảm 22,2% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó xuất khẩu ước đạt 37,26 tỷ USD, giảm 14,2% và nhập khẩu ước là 42,38 tỷ USD, giảm 28,2%.
Nhập siêu trong tháng ước tính là 1,5 tỷ USD, nâng mức nhập siêu 8 tháng của cả nước lên 5,12 tỷ USD, bằng 13,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu bình quân 8 tháng 2009 lần lượt là 4,66 tỷ USD/tháng và 5,3 tỷ USD/tháng. Để đạt được kim ngạch xuất khẩu cả năm là 58 tỷ USD, thì 4 tháng còn lại, bình quân mỗi tháng xuất khẩu phải đạt được 5,2 tỷ USD/tháng. Đây là con số có nhiều khả năng có thể xảy ra nhất.
Nhưng để đạt được xuất khẩu cả năm là 61 tỷ USD thì kim ngạch xuất khẩu trung bình 4 tháng còn lại phải là 5,94 tỷ USD/tháng, đây là một mục tiêu hết sức khó khăn.
2. Xuất khẩu:
Trong tháng 8, xuất khẩu của cả nước ước tính là 4,7 tỷ USD, giảm 2,2% so với tháng trước (giảm 106 triệu USD về số tuyệt đối). Trong đó, khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dự kiến đạt 1,96 tỷ USD, giảm 7,15% so với tháng 7/2009 và nâng trị giá xuất khẩu của khu vực này trong 8 tháng lên 14,47 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước.
So với tháng trước kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2009 giảm chủ yếu ở một số mặt hàng sau:
- Dầu thô: lượng dầu thô xuất khẩu trong tháng ước tính chỉ đạt 770 nghìn tấn, giảm 26,2% so với tháng trước với trị giá ước tính là 420 triệu USD. Lượng xuất khẩu mặt hàng này trong tháng ước tính giảm mạnh là do một phần dầu thô được đưa vào nhà máy lọc dầu Dung Quất (ước tính khoảng 480 nghìn tấn). Như vậy nếu lượng và trị giá dầu thô xuất khẩu vẫn đạt như tháng trước thì kim ngạch xuất khẩu tháng 8 ước tính có thể lên 4,83 tỷ USD.
- Hàng dệt may, giày dép: tháng 8/2009 ước tính kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 870 triệu USD, giảm 4% so với tháng trước và hàng giày dép đạt 350 triệu USD, giảm 3,2% (chủ yếu do yếu tố mùa vụ). Như vậy, so với tháng trước kim ngạch xuất khẩu hai nhóm hàng này làm tổng trị giá xuất khẩu giảm 48 triệu USD.
- Ngoài ra xuất khẩu một số nhóm hàng khác cũng giảm so với tháng trước như: gạo, chè, hạt điều, than đá,…
Bên cạnh đó, dự kiến một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với tháng trước là: nhóm hàng thủy sản ước đạt 450 triệu USD, tăng 3,9%; cà phê tăng ước đạt 87 triệu USD, tăng 14,2% (lượng ước tính là 60 nghìn tấn, tăng 7,6%); cao su: 134 triệu USD, tăng 10% (lượng ước tính 85 nghìn tấn, tăng 25,5%); máy vi tính; SP điện tử và linh kiện: 260 triệu USD, tăng 4,8%,….
3. Nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu tháng 8/2009 ước tính khoảng 6,2 tỷ USD, giảm 2% so với tháng trước, trong đó khu vực FDI ước tính nhập khẩu 2,3 tỷ USD, giảm 2,3%. Ước tính hết tháng 8/2009, tổng trị giá nhập khẩu của khu vực FDI là 15,19 tỷ USD, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2008.
So với tháng 7/2009, nhập khẩu tháng 8/2009 của một số nhóm hàng hàng tăng/giảm như sau:
- Nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày dự kiến nhập khẩu giảm: trong tháng nhập khẩu ước đạt 584 triệu USD, giảm 10% so với tháng 7/2009 (tương đương giảm 64 triệu USD về số tuyệt đối). Trong đó trị giá nhập khẩu vải ước tính là 350 triệu USD, giảm 7,6%, nguyên phụ liệu dệt may: 120 triệu USD, giảm 22,5%, xơ sợi dệt giảm 1,7%, riêng trị giá nhập khẩu bông ước tính tăng nhẹ. Ước tính hết tháng 8/2009, nhóm hàng này sẽ đạt kim ngạch là 4,65 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2008.
- Lượng nhập khẩu xăng dầu ước tính giảm mạnh (giảm 13%) so với tháng trước và chỉ đạt 900 nghìn tấn. Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng ước tính là 490 triệu USD, giảm 63 triệu USD so với tháng trước.
- Trị giá nhập khẩu một số nhóm hàng khác cũng giảm như: thuốc trừ sâu và nguyên liệu giảm 18,8%; gỗ & sản phẩm gỗ giảm 9,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 3,9%, … so với tháng 07/2009.
- Nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu ước tính vẫn tăng cao với trị giá nhập khẩu là 250 triệu USD, tăng 2,3% so với tháng trước, ước tính hết 8 tháng 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 1,32 tỷ USD, tăng nhẹ (0,9%) so với cùng kỳ năm 2008.
- Nhóm hàng sắt thép được dự báo tiếp tục tăng cao với lượng nhập khẩu là 1,1 triệu tấn, tăng 9,9%, trị giá ước tính đạt 560 triệu USD. Hết 8 tháng/2009, ước tính lượng sắt thép nhập khẩu là 6,16 triệu tấn, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm trước.
II. TÌNH HÌNH SỐ THU THÁNG 8 VÀ 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2009
Số thu tháng 8/2009 của Ngành Hải quan đạt khoảng 10.100 tỷ đồng, giảm so với tháng trước 1.000 tỷ đồng; Số thu 8 tháng đầu năm 2009 ước đạt: 81.745 tỷ đồng, bằng 67,4% dự toán, giảm 8,1% so với cùng kỳ 2008 (81.745/88.903 tỷ đồng). Trong đó:
+ Thuế XNK + TTĐB: 42.438 tỷ đồng, bằng 75% so với dự toán, tăng 16,6% so với cùng kỳ;
+ Thuế GTGT: 39.328 tỷ đồng, bằng 60,7% so với dự toán, giảm 25,2% so với cùng kỳ;
+ Thu khác: 70 tỷ đồng.
III. TÌNH HÌNH CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA THÁNG 8/2009
Qua báo cáo của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các đơn vị sự nghiệp vụ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, tình hình buôn lậu và vận chuyển hàng hóa qua biên giới trên các tuyến, địa bàn diễn biến đáng chú ý sau:
1. Kết quả chung: Tính đến ngày 15/08/2009 lực lượng kiểm soát toàn Ngành (19 địa phương báo cáo) đã bắt giữ 821 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 10 tỷ 265 triệu đồng. Cụ thể là: 13 vụ buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, 806 vụ vi phạm hành chính về hải quan.
2. Diễn biến tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong tháng 8/2009.
Đáng chú ý là tại địa bàn cửa khẩu, tuyến biên giới đường bộ, khu kinh tế cửa khẩu, ga đường sắt liên vận quốc tế: Do thời tiết nắng, nóng kéo dài cho nên trong thời gian này, nổi lên là tình trạng buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới các loại quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ, đường cát có nguồn gốc Thái Lan. Địa bàn trọng điểm vẫn là Móng Cái, Hoành Mô – Quảng Ninh; cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam, Hữu Nghị, Chi Ma, Ga đường sắt liên vận quốc tế, khu vực Thác Ném, Hang Dơi thuộc tỉnh Lạng Sơn; cửa khẩu Tà Lùng, Trà Lĩnh – tỉnh Cao Bằng; cửa khẩu quốc tế Lào Cai; Cha Lo – Quảng Bình; Cầu Treo – Hà Tĩnh; Lao Bảo – Quảng Trị; Thường Phước – Đồng Tháp; Vĩnh Xương – An Giang; Mộc Bài – Tây Ninh; Xà Xía – Kiên Giang….
Phương thức thủ đoạn chủ yếu: Tại khu vực đường biên, các đối tượng buôn lậu xé lẻ hàng hóa rồi thuê cửu vạn vác hàng qua đường biên giới sau đó dùng xe mô-tô, ghe xuồng chở hàng vào các khu vực chợ, các quầy kinh doanh tại các trung tâm thương mại. Một số đối tượng đầu nậu lợi dụng chính sách ưu đãi miễn thuế đối với cư dân biên giới theo Quyết định 254/2006/QĐ-TTg, đã thuê người dân sống ở khu vực biên giới mang hàng hóa qua biên giới quay vòng nhiều lần trong ngày. Sau đó sử dụng bảng kê hợp thức hóa, làm chứng từ vận chuyển hàng lậu.
Trên tuyến biên giới tây Nam, mặt hàng đường cát do Thái Lan sản xuất và thuốc lá điếu ngoại vẫn là mặt hàng nhập lậu chủ yếu.
Tại Khu thương mại: Đối tượng thường vận chuyển hàng hóa theo các đường vòng, vào các giờ cao điểm để tránh các trạm kiểm soát của lực lượng chức năng; chia nhỏ hàng hóa rồi thuê cửu vạn gùi, mang vác qua Cổng A và Cổng B Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo sau đó vận chuyển tiếp về nội địa tiêu thụ: đối tượng thường lợi dụng hàng hóa cồng kềnh, khó kiểm tra như chuối tươi, đá thạch cao để chôn giấu hàng nhập lậu; lợi dụng sơ hở trong chính sách thuế và phân luồng hàng hóa để gian lận. Điển hình, ngày 21/7/2009, Đội Kiểm soát Hải quan phối hợp với Đội 1, Cục Điều tra chống buôn lậu và Chi cục Hải quan Khu Thương mại Lao Bảo đã phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Bích Vân, trú trại Khu phố 9 – Phường 5 – thị xã Đông Hà – tỉnh Quảng Trị về hành vi mua bán hàng cấm, hàng nhập khẩu không có chứng từ hợp lệ trong địa bàn hoạt động hải quan. Tang vật vi phạm gồm 10 loại hàng hóa do nước ngoài sản xuất (trong đó có 8.060 gói thuốc lá điếu hiệu Jet), trị giá khoảng 120 triệu đồng.
Trên tuyến biển, cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế tình hình buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp. Hiện tượng buôn lậu xăng dầu vẫn diễn ra. Bên cạnh tình trạng xuất lậu than thì mặt hàng quặng ti tan xuất lậu đi Trung Quốc cũng diễn khá phức tạp, một số doanh nghiệp mua, vận chuyển từ các tỉnh miền Trung ra các tỉnh phía Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh) với bộ hồ sơ nội địa sau đó rẽ sang Trung Quốc tiêu thụ.
Tại địa bàn cửa khẩu hàng không quốc tế, Bưu điện quốc tế: Mặt hàng trọng điểm là quần áo, mỹ phẩm, đồng hồ, nguyên phụ liệu may mặc, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim, máy tính xách tay, tân dược, vàng và ngoại tệ… Thủ đoạn chủ yếu là các đối tượng là tách bill lợi dụng chính sách miễn thuế về quà biếu, quà tặng, tạm nhập tái xuất để buôn lậu. Đáng chú ý, ngày 29/7/2009 Chi cục Hải quan sân bay Quốc tế Nội Bài lập biên bản vi phạm hành chính số: 02/HLN/BB-HC1 về Hải quan đối với bà Lê Thị Tám, hộ chiếu số: N1114181, địa chỉ Nam Hoa, Nam Định về hành vi nhập hàng cấm không khai báo 01 khẩu súng ngắn, 50 viên đạn, 04 bình xịt nghi là bình xịt hơi cay.
Về tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới: Thời gian gần đây đã xuất hiện phổ biến loại ma túy tổng hợp với Methamphetamine dạng đá tại các vũ trường, quán Bar, quán karaoke. Loại ma túy này có xuất xứ từ vùng “Tam giác vàng” được vận chuyển về Trung Quốc, tái chế để tăng độ tinh khiết, sau đó xâm nhập về Việt Nam, qua địa bàn trọng điểm Móng Cái – Quảng Ninh và Lạng Sơn. Thủ đoạn vẫn là cất giấu trong người, chỗ kín trên cơ thể, cất trong đế giầy, dép, cúc áo, trà trộn trong hàng hóa XNK và cất giấu trong hành lý xách tay. Điển hình ngày 03/8/2009 Lực lượng kiểm soát ma túy Hải quan Nghệ An đã phối hợp với Phòng PC 17-Công an Nghệ An đã bắt giữ 02 đối tượng người Lào vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới. Tang vật thu giữ 06 bánh heroin. Ngày 24/7/2009 tại Cửa khẩu Bắc Luân, TP Móng Cái, Quảng Ninh, lực lượng kiểm soát ma túy Cục Hải quan Quảng Ninh đã thực hiện thành công chuyên án mang bí số 07HQ, bắt đối tượng Nguyễn Thị Minh, sinh năm 1976 vận chuyển 980 viên ma túy tổng hợp.
Tổng cục Hải quan báo cáo để Văn phòng Bộ tổng hợp thông tin cho báo chí.
Nơi nhận: |
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây