Công văn 505/LĐTBXH-BTXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc nuôi dưỡng chăm sóc đối tượng xã hội trong cơ sở bảo trợ xã hội
Công văn 505/LĐTBXH-BTXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc nuôi dưỡng chăm sóc đối tượng xã hội trong cơ sở bảo trợ xã hội
Số hiệu: | 505/LĐTBXH-BTXH | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội | Người ký: | Đàm Hữu Đắc |
Ngày ban hành: | 21/02/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 505/LĐTBXH-BTXH |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký: | Đàm Hữu Đắc |
Ngày ban hành: | 21/02/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:505/LĐTBXH-BTXH |
Hà Nội, ngày 21 tháng 2 năm 2002 |
CÔNG VĂN
SỐ 505 /LĐTBXH-BTXH NGÀY 21 THÁNG 02 NĂM 2002CỦA BỘ LAO ĐỘNG VÀ THƯƠNG BINH XÃ HỘI VỀ VIỆC NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC ĐỐI TƯỢNG XÃ HỘI TRONG CƠ SỞ
BẢO TRỢ XÃ HỘI
Kính gửi : |
- Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Trong những năm qua, các cơ sở Bảo trợ xã hội đã có nhiều thành tích trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng xã hội không có điều kiện tự lo được cuộc sống, góp phần ổn định chính trị, an ninh trật tự xã hội. Cơ sở vật chất của cơ sở Bảo trợ xã hội được xây dựng sửa chữa, trang bị ngày một tốt hơn; trợ cấp sinh hoạt phí được nâng lên, đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của các đối tượng được cải thiện tốt hơn. Nhìn chung những người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong cơ sở Bảo trợ xã hội yên tâm, tin tưởng vào chính sách chế độ của Đảng và Nhà nước. Một số người đã cố gắng vươn lên tự lập cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước. Cán bộ, nhân viên trong các cơ sở Bảo trợ xã hội tận tình với nhiệm vụ và phục vụ đối tượng.
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một số cơ sở Bảo trợ xã hội để xảy ra những tình trạng đáng tiếc như phân biệt đối xử, có những hành vi thái độ xúc phạm đến thân thể và danh dự, nhân phẩm của đối tượng được nuôi dưỡng, vi phạm chế độ quản lý, chủ trương chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu cho địa phương, cơ sở Bảo trợ xã hội và chính sách của đảng và Nhà nước.
Để khắc phục tình hình trên và đưa công tác chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng xã hội trong cơ sở Bảo trợ xã hội tốt hơn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành rà soát đánh giá kết quả hoạt động của các cơ sở Bảo trợ xã hội thuộc ngành trên địa bàn; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở Bảo trợ xã hội để thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, đúng đối tượng, đúng chính sách quy định nhằm phát hiện động viên kịp thời những cơ sở, cá nhân làm tốt, đồng thời uốn nắn rút kinh nghiệm những cá nhân, đơn vị có thiếu sót khuyết điểm; tạo điều kiện thuận lợi về nguồn lực cho các cơ sở Bảo trợ xã hội hoạt động có hiệu quả.
- Các cơ sở Bảo trợ xã hội cần thực hiện tốt chính sách chế độ của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của đơn vị; rà soát, kiện toàn bộ máy cán bộ quản lý và phục vụ; kịp thời uốn nắn những sai sót trong phục vụ đối tượng, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của người được nuôi dưỡng trong cơ sở Bảo trợ xã hội.
- Nghiêm cấm mọi thái độ, hành vi có tính chất phân biệt đối xử, xúc phạm tới thân thể, danh dự nhân phẩm của người được nuôi dưỡng trong cơ sở Bảo trợ xã hội. Khi phát hiện vi phạm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố phải chủ động xử lý kịp thời và nghiêm minh.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Giám đốc các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở Bảo trợ xã hội thực hiện nghiêm túc những vấn đề nêu trên.
|
Đàm Hữu Đắc (Đã ký) |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây