148626

Công văn 4980/CT-TTHT về hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam - Singapore do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành

148626
LawNet .vn

Công văn 4980/CT-TTHT về hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam - Singapore do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 4980/CT-TTHT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Trần Thị Lệ Nga
Ngày ban hành: 29/06/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 4980/CT-TTHT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Trần Thị Lệ Nga
Ngày ban hành: 29/06/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4980/CT-TTHT
V/v hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam - Singapore

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 6 năm 2012

 

Kính gửi:

Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A
Địa chỉ: 72 – 74 Nguyễn Thị Minh Khai
Mã số thuế: 0310139770

 

Trả lời văn thư số 027/3A-2012 ngày 04.5.2012 của Công ty (theo Phiếu chuyển số 545/PC-TCT ngày 15.6.2012 của Tổng cục Thuế) về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam – Singapore, Cục thuế TP có ý kiến như sau:

Căn cứ khoản 2, Điều 12 Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Việt Nam và Chính phủ Nước Cộng Hòa Singapore về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập (gọi tắt là Hiệp định) quy định:

"Tuy nhiên, những khoản tiền bản quyền đó cũng có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi phát sinh, và theo các luật của Nước này, nhưng nếu đối tượng thực hưởng tiền bản quyền là đối tượng cư trú của Nước ký kết kia, thì mức thuế được tính sẽ không vượt quá:

a. 5 phần trăm tổng số tiền bản quyền trong trường hợp là khoản tiền thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào trả cho việc sử dụng hay quyền sử dụng bằng phát minh, thiết kế hoặc mẫu, đồ án, công thức hoặc quy trình bí mật, hay trả cho việc sử dụng hay quyền sử dụng thiết bị công nghiệp, thương mại hay khoa học hay trả cho thông tin liên quan đến các kinh nghiệm công nghiệp, thương mại hay khoa học;

b. 15 phần trăm tổng số tiền bản quyền trong tất cả các trường hợp khác"

Căn cứ Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12.4.2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam (gọi tắt là thuế nhà thầu)

Tổ chức nước ngoài là đối tượng cư trú của Singapore, không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có thu nhập tiền bản quyền từ chuyển nhượng nhãn hiệu thương mại tại Việt Nam thì bị đánh thuế tại Việt Nam với mức thuế không vượt quá 15% tổng số tiền bản quyền tổ chức nước ngoài nhận được.

Trường hợp Công ty mua nhãn hiệu thương mại của tổ chức nước ngoài là đối tượng cư trú của Singapore, không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế nhà thầu như sau:

- Thuế giá trị gia tăng (GTGT): bản quyền thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): áp dụng tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 10%.

Để loại bỏ việc đánh thuế 2 lần đối với số thuế tổ chức nước ngoài là đối tượng cư trú của Singapore đã nộp tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 24 Hiệp định.

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Thuế (để báo cáo)
- web CT
- P. PC, KT1
- Lưu: HC, TTHT

TUQ. CỤC TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG TUYÊN TRUYỀN
HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ




Trần Thị Lệ Nga

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác