257849

Công văn 497/NHNN-PC năm 2014 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

257849
LawNet .vn

Công văn 497/NHNN-PC năm 2014 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu: 497/NHNN-PC Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Đoàn Thái Sơn
Ngày ban hành: 03/12/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 497/NHNN-PC
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Đoàn Thái Sơn
Ngày ban hành: 03/12/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 497/NHNN-PC
V/v trả lời công dân

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2012

 

Kính gửi:

Ông Ngô Nhật Thái
10 Khúc Hạo, quận Ba Đình, Tp. Hà Nội

 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận được Phiếu chuyển văn bản số 889/TTĐT-TTPA ngày 12/12/2011 của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ - Văn phòng Chính phủ đề nghị Ngân hàng Nhà nước trả lời câu hỏi của ông nội dung liên quan đến Nghị định 95/2011/NĐ-CP, sau khi nghiên cứu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến sau:

1. Về việc ký hợp đồng mua bán nhà tính bằng USD.

- Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng khác, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép".

- Điều 29 Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam và đưa ra các trường hợp cụ thể được loại trừ trong đó không bao gồm hành vi “thỏa thuận giá cả hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ”.

Căn cứ các quy định pháp luật nêu trên, việc hợp đồng mua bán nhà có nội dung “giá bán tính bằng USD” là vi phạm quy định pháp luật về ngoại hối.

2. Về đề nghị của ông liên quan đến việc thanh toán Hợp đồng.

- Điều 388 Bộ luật dân sự quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự".

- Khoản 1 Điều 423 Bộ luật dân sự quy định: “Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

- Khoản 1 Điều 389 Bộ luật dân sự về các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự quy định: “Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội ”.

Căn cứ các quy định pháp luật nêu trên, việc giao kết hợp đồng dân sự là thỏa thuận của các bên và các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng nhưng không được trái pháp luật. Do đó, liên quan đến đề nghị của ông về việc “ông có thể yêu cầu được thanh toán cho Sàn giao dịch theo tỷ giá ngày ký hợp đồng không”, Ngân hàng Nhà nước thấy rằng việc giao kết hợp đồng với nội dung “giá bán tính bằng USD” là vi phạm quy định pháp luật về quản lý ngoại hối trái với quy định tại Khoản 1 Điều 398 Bộ luật dân sự. Việc thanh toán số tiền còn lại của Hợp đồng do các bên thỏa thuận và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Trên đây là ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thống đốc NHNN (để b/c);
- Phó Thống đốc Lê Minh Hưng (để b/c);
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
- Vụ Quản lý ngoại hối;
- Lưu VP, PC1.

TL. THỐNG ĐỐC
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ PHÁP CHẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Đoàn Thái Sơn

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác