Công văn 4948/BNN-TCLN năm 2022 về cho phép hộ gia đình và cá nhân nhận khoán rừng được xây dựng nhà cơ bản trên đất nhận khoán do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 4948/BNN-TCLN năm 2022 về cho phép hộ gia đình và cá nhân nhận khoán rừng được xây dựng nhà cơ bản trên đất nhận khoán do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 4948/BNN-TCLN | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Lê Minh Hoan |
Ngày ban hành: | 29/07/2022 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 4948/BNN-TCLN |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Lê Minh Hoan |
Ngày ban hành: | 29/07/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4948/BNN-TCLN |
Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Cà Mau do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 487/BDN ngày 14/06/2022, nội dung kiến nghị như sau:
Nội dung kiến nghị (Câu số 78)
Trong các lâm phần trên địa bàn tỉnh có khoảng 17.000 hộ gia đình, cá nhân nhận khoán rừng, đất lâm nghiệp và trực tiếp quản lý, bảo vệ rừng, sinh sống, gắn bó lâu dài trên đất rừng (đa số đã xây dựng nhà ở cơ bản để ổn định cuộc sống). Tuy nhiên, theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ, hộ gia đình, cá nhân không được cất nhà ở kiên cố trên đất nhận khoán, mà chỉ được dựng láng trại để chứa vật tư, công cụ sản xuất. Cử tri tiếp tục kiến nghị xem xét, cho phép hộ gia đình và cá nhân nhận khoán được xây dựng nhà cơ bản, để an tâm sản xuất, gắn bó với nghề rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời như sau:
Ngày 27/12/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 168/2016/NĐ- CP quy định về khoán rừng, Vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày ký (27/12/2016). Theo đó, Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh hết hiệu lực thi hành.
Tại thời điểm xây dựng Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ; cơ quan chủ trì soạn thảo đã phân tích và đánh giá kỹ mặt được, chưa được của quy định cho xây dựng lán trại tạm khi nhận khoán. Về cơ bản, việc xây dựng lán trại tạm đã xẩy ra tình trạng sử dụng đất không đúng quy định, sai mục đích, tranh chấp đất đai giữa bên khoán và bên nhận khoán, do vậy để tránh tình trạng nêu trên tái diễn, tại Nghị định số 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ không quy định việc được làm nhà hoặc lán trại tạm trong diện tích rừng được nhận khoán.
Đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau chỉ đạo các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, đảm bảo công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.
Trên đây là trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với kiến nghị cử tri tỉnh Cà Mau; trân trọng cảm ơn cử tri tỉnh Cà Mau đã quan tâm đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn; xin gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau để trả lời cử tri./.
|
BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây