530293

Công văn 4929/BNN-TY năm 2022 về nghiên cứu và sản xuất vắc xin phòng Dịch tả lợn Châu Phi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

530293
LawNet .vn

Công văn 4929/BNN-TY năm 2022 về nghiên cứu và sản xuất vắc xin phòng Dịch tả lợn Châu Phi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 4929/BNN-TY Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lê Minh Hoan
Ngày ban hành: 29/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 4929/BNN-TY
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Lê Minh Hoan
Ngày ban hành: 29/07/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4929/BNN-TY
V/v trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2022

 

Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hải Dương do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 487/BDN ngày 14/6/2022, nội dung kiến nghị như sau:

Nội dung kiến nghị (Câu số 109)

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm nghiên cứu và sản xuất vắc xin phòng Dịch tả lợn Châu Phi.

Bộ Nông nghiệp và PTNT xin trả lời như sau

Ngay sau khi bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên xâm nhiễm vào Việt Nam (vào tháng 2/2019), Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo tổ chức nghiên cứu các đặc điểm dịch tễ, chẩn đoán, xét nghiệm, vắc xin phòng bệnh. Đặc biệt, tháng 11/2019, khi các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố kết quả nghiên cứu, chọn lọc được chủng vi rút Dịch tả lợn Châu Phi để sản xuất vắc xin; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y phối hợp, hướng dẫn 03 doanh nghiệp Việt Nam bao gồm Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương Navetco, Công ty TNHH MTV AVAC Việt Nam và Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco chủ động hợp tác chặt chẽ với đối tác Hoa Kỳ để tiếp nhận chủng giống vi rút Dịch tả lợn Châu Phi, tế bào nuôi cấy vi rút Dịch tả lợn Châu Phi và tổ chức nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Kết quả, đến nay tại Việt Nam đã có ít nhất 02 đơn vị là Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương Navetco và Công ty TNHH MTV AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất thành công vắc xin thương mại phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, cụ thể: (i) Vắc xin NAVET-ASFVAC của Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương Navetco đã được cấp phép lưu hành vào ngày 18/5/2022; (ii) Vắc xin AVAC ASF LIVE của Công ty TNHH MTV AVAC Việt Nam đã được cấp phép lưu hành vào ngày 08/7/2022. Hiện nay, 02 vắc xin này đang được tiếp tục giám sát chất lượng, sử dụng 1,2 triệu liều đến tháng 12 năm 2022 trước khi sử dụng trên phạm vi cả nước.

Trong thời gian tới sẽ tiếp tục có thêm vắc xin DACOVAC-ASF2 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco, hiện nay vắc xin này đang trong quá trình đánh giá kiểm nghiệm, khảo nghiệm; dự kiến hoàn tất thủ tục đăng ký lưu hành vào quý IV năm 2022.

Trên đây là trả lời của Bộ Nông nghiệp và PTNT đối với kiến nghị cử tri tỉnh Hải Dương; trân trọng cảm ơn cử tri tỉnh Hải Dương đã quan tâm đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn; xin gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương để trả lời cử tri./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng;
- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến;
- Ban Dân nguyện;
- Văn phòng Chính phủ (Vụ QHĐP);
- VP Bộ (Phòng Tổng hợp);
- Lưu: VT, TY.

BỘ TRƯỞNG




Lê Minh Hoan

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác