Công văn số 4870TCT/HTQT ngày 25/12/2002 của Tổng cục Thuế về việc giải quyết vướng mắc miễn giảm thuế cước theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Công văn số 4870TCT/HTQT ngày 25/12/2002 của Tổng cục Thuế về việc giải quyết vướng mắc miễn giảm thuế cước theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Số hiệu: | 4870TCT/HTQT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Nguyễn Thị Cúc |
Ngày ban hành: | 25/12/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 4870TCT/HTQT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Nguyễn Thị Cúc |
Ngày ban hành: | 25/12/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
4870TCT/HTQT |
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2002 |
Kính gửi:
|
- Cục thuế các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; |
Trong thời gian qua, Tổng cục Thuế đã nhận được công văn số 7976-CT/ĐTNN/HĐ ngày 9/10/2002 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh và kiến nghị của một số đai lý hàng hải về vướng mắc liên quan đến việc miễn giảm 1% thuế cước cho tàu biển nước ngoài hoạt động vận tải quốc tế tại Việt Nam theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (dưới đây được gọi là “Hiệp định thuế”). Một trong các nguyên nhân gây vướng mắc chính là các hồ sơ xin miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (1%) trong thuế cước theo Điều 8 (Vận tải quốc tế) Hiệp định thuế chưa đáp ứng đúng yêu cầu về mặt pháp lý và căn cứ xác định doanh thu thuộc diện miễn giảm thuế.
Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư số 16/1999/TT/BTC ngày 4/2/1999 Thông tư số 95/1997/TT/BTC ngày 29/12/1997, Thông tư số 37/2000/TT/BTC ngày 5/5/2000, Thông tư số 99/1998/TT/BTC ngày 14/7/1998 và công văn số 713 TC/TCT ngày 22/1/200 của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế giải thích cụ thể các đối tượng, phạm vi và các hồ sơ xin miễn giảm thuế cước theo Điều 8 Hiệp định thuế như sau:
1. Đối với trường hợp vận tải trực tiếp bằng tàu do chính hãng tàu điều hành:
- Đối tượng được miễn giảm thuế theo Điều 8 Hiệp định thuế là các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển (hãng tàu) là đối tượng cư trú hoặc có trụ sở Điều hành thực tế tại Nước đã ký Hiệp định thuế với Việt Nam và Hiệp định này đang có hiệu lực thi hành.
- Phạm vi áp dụng miễn giảm thuế và doanh thu trực tiếp phát sinh từ việc điều hành thực tế phương tiện vận tải trong hành trình quốc tế, bao gồm.
(i) Cước phí thu từ hoạt động vận tải quốc tế bằng tàu biển do chính hãng tàu sở hữu hoặc thuê định hạn.
(ii) Thu nhập từ việc cho thuê (lưu) container có tính chất phụ kèm theo hoạt động từ tàu biển nếu được quy định cụ thể tại Điều 8 của Hiệp định thuế (ví dục: Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Singapore)
Tiêu thức xác định tính chất phụ trợ của việc cho thuê (lưu) container kèm theo hoạt động của tàu biển là:
- Container đi liền với tàu biển có vào cảng Việt Nam;
- Container đang chứa hàng vận chuyển nhập khẩu;
- Phí sử dụng container trong thời hạn vận chuyển nằm trong giá cước vận chuyển, thu nhập phát sinh là do bên nhận hàng lưu giữ quá thời hạn nhận hàng;
Ví dụ1: Hãng tàu A của Đan Mạch trực tiếp điều hành hai tàu biển A1 và A2 để chở hàng xuất khẩu của doanh nghiệp C từ cảng biển Việt Nam đi các nước. Do hành trình tàu là 2 ngày/ chuyến nên để đảm bảo hàng đi/ đến hàng ngày, hãng A đã mua chỗ trên tàu B1 và B2 của hãng tàu B của Hà Lan. Giả sử cả A và B đều đủ điều kiện áp dụng Điều 8 ( được miễn thuế TNDN tại Việt Nam ) theo Hiệp định thuế với Đan Mạch và Hà Lan thì việc xét miễn thuế được thực hiện như sau:
|
Chặng |
Bên xuất vận đơn cho C |
Tàu chở |
Bên hưởng Hiệp định |
Doanh thu tiền miễn giảm theo Hiệp định |
Trường hợp 1 |
1 |
A |
A1 |
A |
Toàn bộ doanh thu từ C |
2 |
A |
A |
A |
||
Trường hợp 2 |
1 |
A |
B1 |
B |
Doanh thu từ A |
2 |
A |
A2 |
A |
Doanh thu từ C -(trừ) doanh thu trả cho B |
|
Trường hợp 3 |
1 |
A |
B1 |
B |
Toàn bộ doanh thu từ A |
|
2 |
A |
B2 |
B |
Lưu ý ở trường hợp 3:
- Phần chênh lệch của A (nếu có) giữa doanh thu từ C- (trừ) doanh thu A trả cho B không được miễn thuế theo Hiệp định;
- Nếu B là doanh nghiệp Việt Nam thì phần doanh thu B nhận được (do A trả) được kê khai thính thuế thu nhập doanh nghiệp như bình thường.
2. Một số trường hợp đặc thù:
(i) Hoạt động mua, bán chỗ: doanh thu từ dịch vụ giao nhận (xuất vận đơn cho khách hàng nhưng không vận chuyển trực tiếp mà thuê/ mua chỗ trên tàu của hãng khác để chở hàng) không được tính vào doanh thu áp dụng Điều 8 Hiệp định thuế. Trường hợp hãng tàu là bên bán chỗ nhận được doanh thu từ hãng tàu khác là bên mua chỗ thì doanh thu này được hạch toán như doanh thu vận tải trực tiếp (tức là được tính vào doanh thu thuộc diện áp dụng Hiệp định thuế) của hãng tàu là bên bán chỗ; phần chênh lệch doanh thu của bên mua chỗ (doanh thu từ khách hàng - (trừ) doanh thu trả cho bên bán chỗ) không thuộc phạm vi miễn, giảm thuế.
Ví dụ: hãng tàu A của Nhật xuất vận đơn chở hàng của C với cước phí là 100. A không vận chuyển trực tiếp mà mua chỗ trên tàu của hãng B để vận chuyển, chi phí mua chỗ trên tàu của hãng B để vận chuyển, chi phí mua chỗ là 80; đồng thời B trực tiếp vận chuyển hàng hoá của các khách hàng khác với doanh thu là 200. Trường hợp này, nếu B đủ điều kiện được miễn giảm thuế thì doanh thu miễn giảm là 280; doanh thu của A nhận được là 20 (= 100-80) không được tính vào doanh thu miễn giảm thuế.
(ii) Hoạt động hoán đổi chỗ: theo quy định hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi phải được quy đổi theo giá trị thị trường tại thời điểm trao đổi để xác định doanh thu tính thuế thu nhập. Do đó, việc hoán đổi chỗ sau khi quy đổi ra giá trị thực tế sẽ được hạch toán vào doanh thu miễn, giảm thuế tương tự hoạt động mua, bán chỗ nêu trên.
Ví dụ: Hãng tàu A của Nhật và hãng tàu B có hợp đồng hoán đổi chỗ cho nhau, A được sử dụng 10 TEU trên tàu B1 của B và đổi lại B được sử dụng 15 TEU trên tàu A1 của A. tại thời điểm ký hợp đồng, 1 TEU trên tàu B1 có giá trị là 5/tuyến đã định và 1 TEU trên tàu A1 có giá trị là 3/tuyến.
+ nếu B là hãng tàu có đủ điểu kiện miễn giảm thuế thí doanh thu thuộc diện miễn giảm thuế của hãng A và B như sau:
- Hãng tàu A: doanh thu từ 15 TEU chở cho B trên tàu A1: 3 ´ 15 = 45
- Hãng tàu B: doanh thu từ 10 TEU chở cho B trên tàu B1:5 ´ 10 = 50
+ Nếu B là hãng tàu không được miễn giảm thuế thì phần doanh thu 50 được kê khai nộp thuế TNDN như bình thường;
(iii) Trường hợp hai hoặc nhiều hãng tàu cùng liên doanh thuê và điều hành vận tải của một hoặc nhiều tàu thì việc hạch toán doanh thu thuế cước thuộc diện áp dụng Điều 8 Hiệp định thuế được thực hiện trên cơ sơ tỷ lệ phân chia doanh thu thu được từ hoạt dộng vận tải của các tàu dó. Căn cứ xác định việc liên doanh và cơ sở phân chia doanh thu là hợp đồng hoặc thoả thuận liên doanh.
Ví dụ: Doanh nghiệp A của Việt Nam liên doanh với hãng tàu B của Singapore cùng thuê và vận hành tàu C để chở hàng từ TP. Hồ Chí Minh đi Singapore. Hợp đồng liên doanh có quy định doanh thu thu được từ hoạt động vận tải của tàu C sẽ được chia cho doanh nghiệp A theo tỷ lệ 2/3 và hãng tàu B là 1/3 tương ứng với tỷ lệ chi phí thuê và vận hành tàu. Như vậy, khi xác định doanh thu thuộc diện áp dụng Điều 8 Hiệp định thuế, hãng tàu B được tính theo tỷ lệ 1/3 tổng doanh thu cước phí phát sinh tại Việt Nam của tàu C.
II YÊU CẦU VỀ HỒ SƠ ÁP DỤNG ĐIỀU 8 HIỆP ĐỊNH THUẾ;
1. Về hồ sơ thuế cước: Hồ sơ xin miễn giảm thuế theo Điều 8 Hiệp định thuế gồm có các giấy tờ sau:
a. Giấy chứng nhận cư trú thuế của hãng tàu nước ngoài do cơ quan thuế nước ngoài cấp;
b. Bản sao đăng ký kinh doanh của hãng tàu tại nước cư trú hoặc giấy chứng nhận đăng ký thuế do nước cư trú cấp;
c. Giấy uỷ quyền của hãng tàu nước ngoài cho đại lý tàu biển Việt Nam hoặc một đối tượng đại diện hợp pháp đứng đơn xin miễn, giảm thuế;
d. Đơn xin miễn giảm: cần có đầy đủ thông tin về hãng tàu, Điều Khoản áp dụng Hiệp định thuế, cam đoan kê khai đúng của đối tượng đứng đơn và các nội dung khác theo đúng quy định tại Điểm (vi) Khoản 2.1 phần V Thông tư số 95/1997/TT-BTC ngày 29/12/1997;
e. Chứng từ nộp thuế bản gốc hoặc xác nhận của kho bạc về số thuế thực nộp (trường hợp đã nộp và xin hoàn thuế);
f. Bản sao hợp đồng vận chuyển, cụ thể là:
- Trường hợp giũa hãng tàu (hoặc đại lý) và khách hàng có lập hợp đồng vận chuyển ổn định bằng văn bản thì có thể sao toàn bộ hợp đồng hoặc trích lục các quy định có liên quan cần thiết để xác định được đối tượng thực tế điều hành hoạt động của tàu biển và các loại chi phí mà khách hàng phải trả để gửi kèm hồ sơ. Bản sao hợp đồng hoặc trích lục hợp đồng phải có xác nhận của người đứng đơn xin miễn giảm thuế cước.
- Trường hợp giữa hãng tàu (hoặc đại lý) và khách hàng không lập hợp đồng vận chuyển bằng văn bản thì cần cung cấp các chứng từ sau:
(i) Bản sao công chứng giấy đăng ký tàu hoặc bản sao hợp đồng thuê tàu. Trường hợp không có bản sao công chứng giấy đăng ký tàu thì đại diện có thẩm quyền của người đứng đơn xin miễn giảm phải xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của giấy đăng ký tàu. Đối với các tàu biển trực tiếp vào cảng Việt Nam có thể sử dụng bản sao giấy phép khai thác tàu biển định tuyến (trước năm 2002) hoặc bản sao giấy phép tàu vào cảng do cơ quan cấp bản chính những giấy tờ này xác nhận thay cho giấy đăng ký tàu và;
(ii) bảng kê tổng hợp doanh thu thuộc diện miễn giảm của từng tàu biển căn cứ thông tin số liệu từ vận đơn và hoá đơn thu tiền (đối với trường hợp cước phí trả trước) hoặc từ vận đơn và men-ni-fet vận tải (freight manifest) (đối với trường hợp cước phí trả sau)
Các giấy tờ nêu tại Mục (a) và (b) trên đây phải thực hiện hợp pháp hoá lãnh sự theo hướng dẫn tại Điểm 3 công văn số 713/TC/TCT ngày 22/12/2002 của Bộ Tài chính. Các chứng từ vận đơn, hoá đơn thu tiền, manifest vận tải nêu tại Điểm (ii) trên đây không phải gửi kèm hồ sơ đến cơ quan thuế nhưng phải lưu giữ đầy đủ tại đơn vị và xuất trình khi cơ quan thuế yêu cầu kiểm tra.
BẢNG KÊ CƯỚC PHÍ XIN ÁP DỤNG ĐIỀU 8 HIỆP ĐỊNH THUẾ
Từ.......................................... đến
Hãng tàu:.......................................... Nước cư trú thuế:......................................
Tên tàu: .............................................................................................................
Tên, địa chỉ đại lý: ..............................................................................................
Vận đơn |
Hóa đơn hoặc manifest |
Cảng đi |
Cảng đến |
Khách hàng (tên, địa chỉ hoặc mã số thuế) |
Doanh thu vận tải Thực tế |
Thuế cước đã nộp |
Chứng từ nộp tiền |
Thuế cước còn nợ |
||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
|
||||||
(1) |
(2a) |
(2b) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8a) |
(8b) |
(9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng dẫn kê khai:
- Đính kèm theo bảng kê này là chứng minh đối tượng điều hành, thực tế hoạt động tàu biển. Trường hợp chứng từ chứng minh đối tượng điều hành thực tế hoạt động tàu biển có thời hạn thì thời gian kê khai tương ứng với thời hạn của chứng từ này: Ví dụ: giấy phép khai thác tàu biển định tuyến của tàu A có hiệu lực từ 1/1/1999 đến 31/12/1999 và sau đó được gia hạn đến 31/12/2000 thì có thể thống kê doanh thu miễn giảm của tàu A từ 1/1/1999 đến 31/12/2000.
- Trường hợp đại lý không xuất hoá đơn tại Việt Nam (cước phí thu sau) hoặc chỉ xuất hoá đơn trên phần cước phí thu tại Việt Nam thì đại lý kê khai cột (2) theo dữ liệu có tại freight manifest.
- Cột (5) ghi tên người gửi hàng hoặc người thanh toán cước phí, trường hợp bán chỗ thì tên khách hàng chính là hãng tàu đã mua chỗ.
- Cột (6) ghi giá trị doanh thu tính thuế của người trực tiếp điều hành không bao gồm tiền cước đã trả cho doanh nghiệp tham gia vận tải từ cảng Việt Nam đến cảng trung gian.
BẢNG KÊ KHAI DOANH THU LƯU CÔNG-TEN-NƠ XIN ÁP DỤNG ĐIỀU 8 HIỆP ĐỊNH THUẾ
Từ ................................ đến
Hãng tàu:.......................................... Nước cư trú thuế:......................................
Tên tàu: .............................................................................................................
Tên, địa chỉ đại lý: ..............................................................................................
Vận đơn |
Hóa đơn |
Cảng đến |
Khách hàng (tên, địa chỉ hoặc mã số thuế) |
Doanh thu lưu côn-ten-nơ |
Thuế thu nhập |
Chứng từ nộp thuế |
||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
|||||
(1) |
(2a) |
(2b) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8a) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng dẫn kê khai:
- Đính kèm theo bảng kê này là giấy phép tàu vào cảng của các tàu có phát sinh tiền lưu cont, ( tàu ghi trên vận đơn hàng nhập)
- Cột (4) ghi tên người nhận hàng hoặc người thanh toán tiền (tương tự như ghi tại hoá đơn).
- Cột (5) kê khai doanh thu lưu cont, không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
2. Về tiền lưu container: các yêu cầu về hồ sơ tương tự như đã nêu tại Mục II.1 trên đây (hồ sơ này có thể được lập chung với hồ sơ thuế cước). Riêng bản sao hợp đồng vận chuyển trong trường hợp này gồm:
(i) bản sao giấy phép tàu vào cảng do cảng vụ xác nhận (để xác định container có liên quan đi kèm với việc vận hành tàu biển của hãng tàu tại Việt Nam);
(ii) bảng kê tổng hợp tiền lưu cintainer căn cứ thông tin số liệu từ vận đơn hàng nhập và hoá đơn thu tiền.
III. HOÀN CHỈNH VÀ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ:
Để giảm bớt số lượng các giấy tờ phải gửi đến cơ quan thuế và tạo thuận lợi cho cơ quan thuế và các đại lý trong việc giải quyết các hồ sơ miễn giảm 1% thuế cước theo Hiệp định thuế từ năm 1999-2001; Tổng cục Thuế đề nghị các công ty làm đại lý hàng hải hợp tác với cơ quan thuế thực hiện các công việc dưới đây:
1/ Hoàn chỉnh lại hồ sơ tại các đại lý:
Các đại lý bổ sung đầy đủ các giấy tờ nêu tại Điểm a) đến e) phần II. 1 và lập bảng kê doanh thu thuộc diện miễn giảm thuế theo Điều 8 Hiệp định thuế theo từng tàu, từng chặng vận chuyển do chính chủ tàu điều hành. Kèm theo mỗi bảng kê này là chứng từ chứng minh đối tượng điều hành tàu biển (được nêu tại Điểm 1.f) (i) Phần II). (Một bảng kê được đính kèm theo côn văn này).
- Các công ty Gematrans, Thái bình Á châu và Vận tải biển Sài gòn gửi hồ sơ sã hoàn chỉnh tới Tổng cục Thuế để giải quyết.
- Các công ty làm đại lý khác gửi hồ sơ tới Cục Thuế trực tiếp quản lý đơ vị.
2/ Giải quyết hồ sơ tại Cục Thuế:
Các Cục Thuế giải quyết hồ sơ áp dụng Hiệp định theo hướng dẫn tại Quyết định số 1134/TCT/QĐ/HTQT ngày 13/7/2001 của Tổng cục Thuế về quy trình quản lý và thực hiện Hiệp định thuế. Trong kiểm tra hồ sơ xác định số thuế miễn giảm trên cơ sở đối chiếu số liệu trên bảng kê do đại lý lập vớ các chứng từ gốc cần chú ý thực hiện các nội dung sau:
- Đối vớ trường hợp thanh toán cước phí tại Việt Nam cần kiểm tra vận đơn để xác định tên tàu, đối tượng điều hành tàu, cảng đi và đến cuối cùng và hoá đơn thu cước phí để xác định doanh thu chịu thuế.
- Đối với trường hợp thanh toán cước phí tại nước ngoài cần kiểm tra vận đơn và ma-ni-fet vân chuyển để xác định tên tàu, đối tượng điều hành tàu, cảng đi và đến cuối cùng và tổng doanh thu chịu thuế cước.
- Đối với tiền lưu container cần kiểm tra vận đơn hàng nhập khẩu để xác định hãng tàu vận chuyển kèm theo hoá đơn thu tiền thực tế. Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tiền lưu container không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
- Trường hợp hãng tàu biển nước ngoài có quan hệ liên kết với doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam (ví dụ: doanh nghiệp liên doanh, các hợp đồng liên danh vận tải) và mỗi bên tam gia vận chuyển một phần trong toàn bộ hành trình vận tải thì phân cước phí trả cho mỗi bên do tham gia vận chuyển các chặng có liên quan phải tính thuế mức giá thị trường tại thời điểm vận chuyển.
- Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa bảng kê và bản sao với các chứng từ gốc được thực hiện tại doanh nghiệp.
IV. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Các Cục Thuế triển khai thực hiện ngay các nội dung hướng dẫn tại Công văn này. Kết quả và tiến độ giải quyết các hồ sơ tồn đọng trước năm 2002 về miễn giảm thuế theo Điều 8 Hiệp định thuế cần được tổng hợp báo cáo trong quý 1 năm 2003 theo chế độ báo cáo định kỳ được quy định tại Quyết định số 1133/TCT/QĐ/HTQT ngày 13/7/2001 của Tổng cục Thuế.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Tổng cục Thuế để xem xét giải quyết và hướng dẫn bổ sung kịp thời./.
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây