Công văn 4836/UBND-CNN năm 2013 tăng cường kiểm tra, giám sát ngăn chặn cúm gia cầm qua biên giới do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 4836/UBND-CNN năm 2013 tăng cường kiểm tra, giám sát ngăn chặn cúm gia cầm qua biên giới do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 4836/UBND-CNN | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Lê Mạnh Hà |
Ngày ban hành: | 13/09/2013 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 4836/UBND-CNN |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Lê Mạnh Hà |
Ngày ban hành: | 13/09/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4836/UBND-CNN |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 09 năm 2013 |
Kính gửi: |
- Các Sở, ngành thành phố; |
Thời gian qua thành phố rất quan tâm chỉ đạo tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát xử lý các trường hợp vi phạm công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố. Các quận, huyện đã đẩy mạnh công tác xử lý tình hình kinh doanh gia cầm trái phép trên địa bàn. Một số địa phương có chuyển biến tích cực như quận Gò Vấp, quận 12 và quận 7. Tuy nhiên, đến ngày 20 tháng 8 năm 2013 trên địa bàn thành phố vẫn còn 54 điểm kinh doanh gia cầm sống trái phép tại 10 quận, huyện, tập trung tại quận 5, quận 8, quận 9, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi. Đây là nguy cơ tiềm ẩn xâm nhập cúm gia cầm vào thành phố, trong đó có nguồn nhập lậu qua biên giới.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 11 tháng 8 năm 2013, tại Trung Quốc có 134 trường hợp nhiễm vi rút cúm gia cầm H7N9, trong đó có 45 trường hợp tử vong. Đặc biệt, ngày 23 tháng 8 năm 2013, Trung Quốc đã phát hiện vi rút cúm gia cầm mới H7N7 tại 2 tỉnh Ôn Châu và Chiết Giang, có khả năng lây lan từ gia cầm sang người. Tình hình buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới và gia cầm không rõ nguồn gốc vẫn xảy ra ở một số tỉnh phía Bắc và ngày càng tinh vi hơn, khả năng tiềm ẩn và nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm là rất lớn, nhất là tại các tỉnh giáp ranh biên giới với Trung Quốc. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, tại Campuchia đã xuất hiện 16 ca nhiễm bệnh cúm A (H5N1) trên người, trong đó có 11 trường hợp đã tử vong. Các ổ dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở một số tỉnh của Campuchia có đường biên giới giáp với Việt Nam.
Nhằm chủ động ngăn chặn dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn thành phố, đồng thời thực hiện Công điện số 12/CĐ-BNN-TY ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn lây nhiễm bệnh cúm gia cầm qua biên giới, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo như sau:
1. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ về những nguy cơ, tác hại của vi rút cúm gia cầm (H5N1, H7N9, H7N7) có khả năng lây sang người và gia cầm, nhằm nâng cao nhận thức tự bảo vệ bản thân và cộng đồng; không sử dụng các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa được sự kiểm dịch của cơ quan thú y.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia cầm trái phép trên địa bàn, nhất là các tuyến đường nhỏ thông với các trục đường chính ra vào thành phố, các điểm kinh doanh trái phép, các khu vực giáp ranh với các tỉnh, nhằm ngăn chặn gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, nhất là các sản phẩm nhập lậu có nguồn gốc từ biên giới.
- Chủ động tăng cường phối hợp giữa các địa phương trong công tác xử lý các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép tại các khu vực giáp ranh giữa các địa phương và các tỉnh.
- Chỉ đạo Ban Quản lý các chợ chủ động kiểm tra, phát hiện, xử lý các trường hợp kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm, kịp thời phát hiện các sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chỉ đạo Chi cục Thú y:
- Chủ động phối hợp với Cảnh sát giao thông, Quản lý thị trường trong công tác chốt chặn, kiểm soát chặt chẽ nguồn gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập vào thành phố thông qua các trạm đầu mối kiểm dịch động vật, nhất là nguồn từ các tỉnh có đường biên giới, nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các sản phẩm gia cầm không đảm bảo nguồn gốc từ biên giới vào thành phố tiêu thụ.
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn gia cầm đưa vào các cơ sở giết mổ, các nguồn sản phẩm đông lạnh nhập khẩu tại các kho lạnh đảm bảo đầy đủ giấy chứng nhận kiểm dịch, góp phần ngăn chặn những sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với Ban Quản lý chợ tăng cường kiểm tra và xử lý các trường hợp kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, bao bì nhãn hiệu hàng hóa, không đúng quy định.
3. Giao Sở Công Thương
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường mật độ kiểm tra, chốt chặn các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, các cửa ngõ ra vào thành phố, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép, không rõ nguồn gốc.
4. Công an thành phố
Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp, hỗ trợ các cơ quan quản lý thị trường, thú y trong công tác chốt chặn, kiểm soát nguồn gia cầm, sản phẩm gia cầm từ các tỉnh đưa vào thành phố, nhằm kịp thời ngăn chặn tình trạng vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm, trong đó có nguồn từ biên giới, đưa vào thành phố tiêu thụ.
Nhằm đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; chủ động ngăn chặn cúm gia cầm qua đường biên giới xâm nhập vào thành phố, áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Ủy ban nhân dân quận, huyện, các Sở ngành liên quan nghiêm túc thực hiện các biện pháp nêu trên./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây