Công văn 451/BNN-HTQT chỉnh sửa đề cương dự án “Nguồn lợi ven biển vì Sự phát triển bền vững” dự kiến vay vốn của Ngân hàng Thế giới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 451/BNN-HTQT chỉnh sửa đề cương dự án “Nguồn lợi ven biển vì Sự phát triển bền vững” dự kiến vay vốn của Ngân hàng Thế giới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 451/BNN-HTQT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 22/02/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 451/BNN-HTQT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 22/02/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 451/BNN-HTQT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2011 |
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phúc đáp công văn số 570/BKHĐT-KTĐN ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Quý Bộ về việc đề nghị chỉnh sửa Đề cương dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” dự kiến vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có một số điều chỉnh tại bản đề cương chi tiết dự án theo ý kiến đóng góp của các Bộ ngành liên quan (Bản đề cương chi tiết kèm theo) và xin làm rõ một số nội dung góp ý sau:
1. Về các góp ý chung cho bản đề cương chi tiết dự án:
- Mục tiêu và nội dung của dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” đã được xây dựng dựa trên Chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010. Bản Chiến lược này được xây dựng dựa trên các đánh giá, phân tích các kết quả đã đạt được trong việc thực hiện Quy hoạch phát triển thủy sản giai đoạn 2006 - 2010. Do vậy các mục tiêu và các nội dung đầu tư của dự án được thiết kế phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2020. Thông tin bối cảnh chung của ngành thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây về cơ bản đã được cập nhật trong phần tổng quan (Bối cảnh và sự cần thiết của dự án);
- Phạm vi của dự án đã được xác định rõ 07 tỉnh ưu tiên tham gia dự án bao gồm: nhóm 1 - khu vực Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An); nhóm 2 - khu vực Nam trung bộ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa); và nhóm 3 - khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Sóc Trăng, Cà Mau). Tuy nhiên, theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới nếu trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án, bất kỳ tỉnh nào không thực hiện tốt sẽ bị thay thế bởi một tỉnh trong cùng khu vực;
- Các hạng mục đầu tư trong khuôn khổ dự án trong lĩnh vực Khai thác và Nuôi trồng thủy sản tập trung và các hạng mục cơ sở hạ tầng và dịch vụ công ví dụ như: hệ thống tưới tiêu, cấp thoát nước, các cảng cá, bến cá và bãi ngang, âu tránh trú bão, dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản, trung tâm sản xuất giống và kiểm nghiệm đầu vào cho nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản. Do vậy đối tượng hưởng lợi chính của dự án sẽ là những ngư dân khai thác hải sản, những hộ dân nuôi trồng thủy sản ở biển và ven biển và cộng đồng nói chung.
- Tại mục b, điều 8 của Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 3/1/2008 đã nêu rõ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng quản lý nhà nước về các khu bảo tồn loài, sinh cảnh, khu dự trữ tài nguyên thủy sinh, khu bảo tồn biển, quản lý và khai thác nguồn lợi thủy sản. Nội dung (i) và nội dung (iii) nhằm tăng cường công tác quy hoạch không gian tổng hợp, củng cố thể chế và chính sách nhằm Quản lý Bền vững Nguồn lợi cho ngành Thủy sản. Tiểu hợp phần 3.1 tập trung vào tăng cường quản lý tài nguyên thông qua việc tăng cường năng lực thực thi và theo dõi, giám sát …, bảo vệ môi trường sống ven biển và đa dạng sinh học (khu bảo tồn biển, bãi đẻ, bãi ương nuôi tự nhiên). Do vậy, nội dung của các hợp phần này đều thuộc về chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đánh giá tác động môi trường của việc phát triển nghề cá đối với môi trường sống sẽ được thực hiện trong quá trình xây dựng báo cáo khả thi;
- Nội dung mục lục và danh mục các từ viết tắt trong Đề cương dự án đã được bổ sung, cập nhật;
- Đối với các góp ý cụ thể như trách nhiệm đóng góp vốn đối ứng trong nước và phạm vi thực hiện dự án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉnh sửa trực tiếp vào Bản đề cương chi tiết dự án;
- Bộ Nông nghiệp sẽ tiếp thu các ý kiến góp ý về tính chất nguồn vốn thực hiện và phân kỳ thực hiện tương ứng, các hạng mục đầu tư chi tiết, phân bổ kinh phí cho các hợp phần, vốn đối ứng của các tỉnh, và các điều kiện về khoản vay trong quá trình xây dựng nghiên cứu khả thi cho dự án này.
2. Về nội dung của các hợp phần:
- Nội dung đầu tư của Hợp phần 1 sẽ tập trung vào các hoạt động liên quan đến công tác quy hoạch không gian tổng hợp để hỗ trợ quản lý nguồn lợi thủy sản biển và ven bờ bền vững, thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu ngành thủy sản (khai thác, nuôi trồng, chế biến …); tăng cường hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về sản xuất thủy sản có trách nhiệm với môi trường, nguồn lợi và ứng dụng các thực hành tốt trong sản xuất nghề cá ven bờ; thực hiện đánh giá và phân tích các rủi ro đối với ngành thủy sản; vì vậy, việc hỗ trợ khung chính sách, thể chế ngành thủy sản chiếm một tỷ lệ nhỏ kinh phí trong hợp phần này do xuất phát từ nhu cầu thực tiễn là Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản 2006 - 2010 đã không đạt được những kết quả như mong muốn;
- Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 đang được Bộ NN&PTNT dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ, do đó, việc triển khai các hoạt động được thực hiện trong khuôn khổ dự án “Nguồn lợi ven bờ vì Sự phát triển bền vững” sẽ góp phần thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động thuộc khuôn khổ Đề án trên;
- Hợp phần Dự án lồng ghép có nguồn kinh phí dự kiến được hỗ trợ từ Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) đã được trình bày chi tiết trong mục 5, phần VI của Đề cương dự án. Nguồn kinh phí hỗ trợ của GEF sẽ là nguồn vốn vay không hoàn lại và sẽ được quản lý và chi theo hướng dẫn quy chế chi tiêu của GEF. Nguồn kinh phí của GEF chủ yếu tập trung cho việc đầu tư tăng cường thể chế quản lý các khu bảo tồn biển (MPA) trên phạm vi toàn quốc, hỗ trợ quản lý thông tin (xây dựng và cập nhật các cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin …) mạng lưới các khu Bảo tồn biển; hỗ trợ sinh kế (đào tạo nghề, hướng nghiệp, có thể tạo các gói vay vốn nhỏ cho ngư dân) và chuyển đổi nghề cho cộng đồng ngư dân sống phụ thuộc vào nguồn lợi ở bên trong và/hoặc xung quanh các khu bảo tồn biển, nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng các mô hình quản lý khu bảo tồn biển hiệu quả, tăng cường năng lực quản lý khu bảo tồn biển … do đó, không có sự trùng lắp với các hạng mục đầu tư do WB tài trợ cho quản lý hoạt động thủy sản ở vùng nước ven bờ. Về cơ chế phối hợp thực hiện các nội dung của dự án GEF, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Biển, Đảo) trong quá trình xác định dự án, và sẽ làm rõ cơ chế phối hợp trong giai đoạn xây dựng văn kiện dự án.
3. Về dự kiến nguồn vốn chuẩn bị dự án
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn số 3884/BNN-HTQT ngày 23 tháng 11 năm 2010 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xin sử dụng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật Chuẩn bị Dự án (PPTAF) cho việc chuẩn bị dự án “Nguồn lợi ven bờ vì Sự phát triển bền vững” sử dụng nguồn vốn vay của WB.
- Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xúc tiến các thủ tục sử dụng nguồn kinh phí chuẩn bị đầu tư của Bộ để chuẩn bị dự án này.
Trên đây là một số ý kiến, nội dung về sửa đổi Đề cương dự án “Nguồn lợi ven bờ vì Sự phát triển bền vững”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tiến hành các thủ tục cần thiết để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể tiếp nhận dự án này.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây