Công văn 4505/BHXH-BC về chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản thẻ ATM do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Công văn 4505/BHXH-BC về chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản thẻ ATM do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 4505/BHXH-BC | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam | Người ký: | Lê Bạch Hồng |
Ngày ban hành: | 19/10/2010 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 4505/BHXH-BC |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Người ký: | Lê Bạch Hồng |
Ngày ban hành: | 19/10/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BẢO
HIỂM XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4505/BHXH-BC |
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2010 |
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh) đã có nhiều cố gắng trong việc đưa công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) đi vào nề nếp, đặc biệt là việc chi trả chế độ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (gọi chung là lương hưu, trợ cấp BHXH) hàng tháng qua tài khoản thẻ ATM cho đổi tượng thụ hưởng. Tuy nhiên, qua theo dõi cho đến nay mới có 19/63 tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước với tổng số trên 55 nghìn đối tượng nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản thẻ ATM. Để tiếp tục triển khai, mở rộng hình thức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản thẻ ATM, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh thực hiện một số nội dung sau:
1. Tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các kiến thức về lợi ích và cách thức tiến hành mở, sử dụng tài khoản, sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cho người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; khuyến khích các đối tượng nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản thẻ ATM.
Đến hết năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước nơi các ngân hàng thương mại có khả năng đáp ứng việc trả lương qua tài khoản, cơ quan BHXH triển khai thực hiện ngay việc trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản thẻ ATM cho các đối tượng có nguyện vọng theo quy định.
2. Hướng dẫn người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng có nguyện vọng được thanh toán qua tài khoản thẻ ATM được lựa chọn ngân hàng thuận lợi nhất, đủ điều kiện đáp ứng việc trả lương qua tài khoản để mở tài khoản thẻ ATM.
3. BHXH các tỉnh làm việc với các Chi nhánh ngân hàng tạo điều kiện hỗ trợ các chi phí liên quan đến việc mở tài khoản thẻ ATM, duy trì tài khoản, phí chuyển tiền vào tài khoản và các khoản chi phí khác (nếu có) cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng có nguyện vọng được thanh toán qua tài khoản thẻ ATM; trường hợp ngân hàng vẫn thu phí theo quy định thì BHXH các tỉnh chỉ thanh toán chi phí mở tài khoản thẻ ATM lần đầu và chi phí chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của đối tượng được hưởng, còn các khoản chi phí khác người hưởng phải tự thanh toán với ngân hàng.
Khoản chi phí mở tài khoản lần đầu và chi phí chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của đối tượng được hưởng, BHXH các tỉnh lấy từ nguồn lệ phí chi để thực hiện.
4. Quy trình, mẫu biểu chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản thẻ ATM thực hiện theo quy định tại Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý, chi trả các chế độ BHXH bắt buộc.
5. Định kỳ hàng quý, năm báo cáo kết quả thực hiện về Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Công văn này được thông báo rộng rãi đến đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và niêm yết công khai tại nơi tiếp dân.
Yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo tại văn bản này, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc kịp thời phản ánh về Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban Chi) để được hướng dẫn.
Nơi nhận: |
TỔNG
GIÁM ĐỐC |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây