93258

Công văn số 4504/TCHQ-VP về việc thông tin cho báo chí do Tổng cục Hải quan ban hành

93258
LawNet .vn

Công văn số 4504/TCHQ-VP về việc thông tin cho báo chí do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu: 4504/TCHQ-VP Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Hoàng Việt Cường
Ngày ban hành: 29/07/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 4504/TCHQ-VP
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
Người ký: Hoàng Việt Cường
Ngày ban hành: 29/07/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 4504/TCHQ-VP
V/v thông tin cho báo chí

Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2009

 

Kính gửi:

Văn phòng Bộ Tài chính
(Phòng Báo chí tuyên truyền)

 

Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ về một số tình hình hoạt động của ngành Hải quan tháng 7 năm 2009 để cung cấp cho báo chí như sau:

I. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THÁNG 7 VÀ 7 THÁNG NĂM 2009

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 7/2009 ước đạt 10,75 tỷ USD, tăng nhẹ (1,05%) so với tháng 6, trong đó xuất khẩu ước đạt 4,75 tỷ USD, tăng nhẹ 0,28% và nhập khẩu là 6 tỷ USD, tăng 1,67%. Như vậy, tính đến hết tháng 7 năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước đạt 68,08 tỷ USD, giảm 24,3% so với cùng kỳ năm 2008; trong đó xuất khẩu ước đạt 32,35 tỷ USD, giảm 13,4% và nhập khẩu ước là 35,73 tỷ USD, giảm 32%.

Tháng 7/2009, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục nhập siêu. Cụ thể mức nhập siêu trong tháng 7 ước tính 1,25 tỷ USD và là tháng thứ 4 liên tiếp nhập siêu ở mức trên 1 tỷ USD. Như vậy, thâm hụt thương mại cả nước ước tính hết tháng 7/2009 là 3,39 tỷ USD, bằng 10,5% kim ngạch xuất khẩu (nếu loại trừ yếu tố vàng tái xuất chủ yếu trong quý I/2009, mức thâm hụt ước tính sẽ là 6 tỷ USD, bằng 20,2% kim ngạch xuất khẩu).

Đối với xuất khẩu, kim ngạch ước tính chỉ nhích hơn so với tháng 6/2009 là 13 triệu USD.

Trị giá xuất khẩu một số nhóm hàng chủ lực ước tính vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương so với tháng 6/2009 như: dệt may tăng 54 triệu USD, hàng thủy sản tăng 31 triệu USD, cao su tăng 18 triệu USD (lượng tăng 12,5 nghìn tấn), giày dép tăng 5 triệu USD…

Trị giá xuất khẩu dầu thô xuất khẩu trong tháng giảm 11,5% tương đương với giảm 70 triệu USD so với tháng 6/2009 (lượng giảm 4,2% và giá xuất khẩu bình quân giảm 7,6%).

Đối với nhập khẩu, ước tính kim ngạch trong tháng tăng 98,3 triệu USD so với tháng trước. Dự kiến một số nhóm hàng có mức tăng trưởng so với tháng trước như nhóm hàng máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng tăng 32,6 triệu USD, kim loại thường khác tăng 18,2 triệu USD, nguyên phụ liệu dệt may da giày tăng 15,7 triệu USD, hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 11,8 triệu USD, sắt thép các loại tăng 4,8 triệu USD….

Tháng 7/2009, ước tính lượng và giá nhập khẩu các nhóm hàng xăng dầu, phân bón đều giảm so với tháng trước. Chỉ tính riêng 2 nhóm hàng này, do lượng và giá giảm đã làm cho kim ngạch nhập khẩu giảm 68,5 triệu USD so với tháng 6/2009.

II. TÌNH HÌNH THU NSNN THÁNG 7 VÀ 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2009

Kim ngạch XNK 7 tháng 2009 ước đạt 68.080tr USD, giảm 24,3% so với cùng kỳ 2008 (trong đó: kim ngạch XK đạt 32.347tr USD, giảm 13,4% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt 35.733tr USD, giảm 33,1% so với cùng kỳ); Nhập siêu: 3.386tr USD do từ tháng 3/2009 kim ngạch xuất khẩu đá quý và kim loại quý giảm, nên kim ngạch xuất khẩu 7 tháng 2009 giảm, nhập siêu bắt đầu gia tăng; kim ngạch nhập khẩu 7 tháng tuy giảm mạnh so với cùng kỳ 2008 nhưng các tháng gần đây đang dần ổn định và tăng dần, báo hiệu nền kinh tế trong nước đang được phục hồi.

Dự kiến tháng 7/2009 số thu đạt 10.400 tỷ đ; Số thu 7 tháng đầu năm 2009 đạt: 70.793 tỷ đ, bằng 58,4% dự toán, giảm 7,3% so với cùng kỳ 2008 (70.793/76.370 tỷ đ). Trong đó: Thuế XNK + TTĐB: 36.748 tỷ đ, bằng 64.9% so với dự toán, tăng 17,6% so với cùng kỳ; Thuế GTGT: 33.981 tỷ đ, bằng 52.6% so với dự toán, giảm 24,6% so với cùng kỳ; Thu khác: 65 tỷ đ;

Kim ngạch XNK tháng 7 tuy đã tăng so với tháng 6/2009 nhưng không đáng kể (10.750/10.638tr USD); Kim ngạch XNK 7 tháng 2009 vẫn giảm nhiều so với cùng kỳ (24,3%); Số thu tháng 7/2009 tiếp tục giảm so với tháng 6/2009 và các tháng trước, phụ thuộc vào các chính sách giãn thời hạn nộp thuế đối với vật tư máy móc thiết bị tạo tài sản cố định áp dụng đối với các tờ khai từ 01/5/2009, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu tháng 7/2009 giảm so với tháng 6/2009) là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến số thu tháng 6/2009.

III. TÌNH HÌNH CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA THÁNG 7/2009.

1. Diễn biến tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong tháng 7/2009

Qua báo cáo của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, tình hình buôn lậu và vận chuyển hàng hóa qua biên giới trên các tuyến, địa bàn diễn biến đáng chú ý sau:

1.1. Địa bàn cửa khẩu, tuyến biên giới đường bộ, khu kinh tế cửa khẩu, ga đường sắt liên vận quốc tế.

Tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh do phía Trung Quốc có một số điều chỉnh về chính sách biên mậu, các lực lượng chức năng trên tuyến biên giới tăng cường kiểm tra, kiểm soát nên tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đường bộ, khu kinh tế cửa khẩu có chiều hướng tạm lắng. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong nước dịp hè gia tăng, lợi nhuận cao nên các đối tượng buôn lậu cấu kết thành đường dây, ổ nhóm, lợi dụng sơ hở của cơ quan chức năng, chia nhỏ quãng đường vận chuyển và gắn trách nhiệm cụ thể đối với người vận chuyển để vận chuyển hàng lậu sâu vào nội địa tiêu thụ. Vì vậy, khi bị bắt giữ hàng hóa vi phạm, các đối tượng này thường chống đối quyết liệt để cướp hàng.

Địa bàn trọng điểm vẫn là Móng Cái, Bình Liêu – Quảng Ninh; cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam, khu vực Thác Nén, Hang Dơi thuộc tỉnh Lạng Sơn; cửa khẩu quốc tế Lào Cai; Cha Lo – Quảng Bình; Cầu Treo – Hà Tĩnh; Thường Phước – Đồng Tháp; Vĩnh Xương – An Giang; Xà Xía – Kiên Giang;…

Phương thức thủ đoạn: Các đối tượng xé lẻ hàng hóa vận chuyển qua đường biên, lợi dụng chính sách cư dân biên giới mang vác hàng tập kết vào các chợ hoặc cất giấu ở nhà dân. Sau đó sử dụng xe gắn máy, ô tô con, ghe, xuồng… lợi dụng đêm tối vận chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ. Thời gian vận chuyển của các đối tượng thường vào giờ cao điểm như giờ giao ca hoặc từ 01 giờ đến 03 giờ sáng nhằm trốn tránh sự kiểm tra của các lực lượng chức năng.

Hàng hóa nhập lậu chủ yếu vẫn là đồ điện tử, điện lạnh (quạt điện, máy điều hòa), pháo nổ, thuốc lá, bia, rượu ngoại, vải, quần áo, đồ gia dụng, đường cát, gạo Thái Lan… Tại khu vực biên giới giáp Campuchia tình trạng nhập lậu đường cát Thái Lan đang gia tăng mạnh. Đối tượng vi phạm chủ yếu:

- Tại phía Bắc đối tượng buôn lậu chuyên nghiệp có đường dây, tổ chức buôn lậu, vận chuyển trái phép tuyến từ Quảng Ninh, Bắc Ninh đi Hà Nội – Bắc Ninh.

- Tại biên giới các đối tượng buôn lậu là người địa phương thạo ngôn ngữ, địa bàn, có quan hệ với các đối tượng buôn bán người Trung Quốc thường đứng ra móc nối, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới cho đầu nậu.

- Các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể có kho hàng tại khu vực biên giới.

1.2. Tuyến biển:

Tuyến biển Quảng Ninh, Hải Phòng và khu vực miền trung tình hình buôn lậu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới có chiều hướng gia tăng. Hàng hóa nhập lậu có nguồn gốc Trung Quốc như các loại hàng: vải may mặc, xe đạp, bát đĩa, cốc chén, các loại dụng cụ đánh bắt hải sản …các mặt hàng tạm nhập, tái xuất đi Trung Quốc như rượu và thuốc lá ngoại quay trở lại thẩm lậu vào nội địa.

Hoạt động xuất lậu than trên tuyến biển sang Trung Quốc tiêu thụ diễn ra rất phức tạp với nhiều quy mô và phương thức thủ đoạn tinh vi. Các đối tượng thường sử dụng các loại tàu gỗ loại nhỏ trọng tải từ 70 đến 150 tấn mua thu gom than từ các bến bãi trái phép, lợi dụng địa hình phức tạp nhiều luồng lạch để vận chuyển thẳng sang Trung Quốc tiêu thụ hoặc chuyển tải ra vùng biển vắng sang mạn cho các tàu lớn có trọng tải 800 đến 1800 tấn được trang bị kỹ thuật hàng hải hiện đại, đội ngũ thuyền viên nhiều kinh nghiệm, thông thạo luồng lạch, lợi dụng thời tiết xấu, địa hình phức tạp nhằm trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng để chạy sang Trung Quốc tiêu thụ. Một số đối tượng khác sử dụng hồ sơ vận chuyển nội địa nhưng khi có điều kiện thuận lợi, thời tiết xấu, không có lực lượng chức năng thì điều khiển tàu chạy sang Trung Quốc tiêu thụ. Điển hình, ngày 18/5/2009 Hải đội 1 thuộc Cục ĐTCBL bắt giữ tàu Thắng Lợi 18 thuộc Công ty cổ phần thương mại vận tải biển Thắng Lợi do Trần Văn Dương trú tại An Bình, An Lư, Thủy Nguyên, Hải Phòng làm thuyền trưởng vận chuyển 1800 tấn than cám không có hóa đơn chứng từ, không làm thủ tục hải quan. Trị giá trên 600 triệu đồng.

1.3. Địa bàn cửa khẩu hàng không quốc tế; Bưu điện quốc tế.

Đối tượng trọng điểm: Chủ yếu là tổ lái, nhân viên làm việc trên chuyến bay, hành khách có hoạt động xuất nhập cảnh nhiều lần trên cùng tuyến bay, hướng dẫn viên du lịch hoặc đối tượng lợi dụng mang hộ chiếu ngoại giao.

Thủ đoạn chủ yếu các đối tượng tách bill lợi dụng chính sách miễn thuế về quà biếu, quà tặng, tạm nhập tái xuất để buôn lậu.

Mặt hàng trọng điểm: Quần áo, mỹ phẩm, đồng hồ, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim, máy tính xách tay, tân dược, vàng và ngoại tệ…

2. Tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới

Trước diễn biến phức tạp trong hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, ngành Hải quan đã phát động tổ chức thực hiện đợt cao điểm phòng chống ma túy toàn từ 01/06/2009 đến 31/08/2009. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt các nghiệp vụ thường xuyên khác đảm bảo công tác tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ phòng, chống ma túy của Ngành như: Khảo sát, nắm tình hình công tác đấu tranh phòng chống ma túy tại các địa phương trọng điểm; lập kế hoạch khảo sát, kiểm tra tình hình XNK tiền chất tại một số Cục HQ tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan trọng điểm. Trong công tác đấu tranh trực tiếp đã tập trung chỉ đạo đơn vị chuyên trách tăng cường công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản đối với các địa bàn trọng điểm; rà soát, sàng lọc, điều tra, xác minh các đối tượng nghi vấn hoạt động vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới; tăng cường phối hợp kiểm tra kiểm soát các chuyến bay trọng điểm; điều tra xác minh đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy qua biên giới từ Lào vào Việt Nam; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chuyên trách tại Hải quan các tỉnh, thành phố và các đơn vị chức năng có liên quan.

Kết quả chung đến ngày 15/7/2009 lực lượng kiểm soát của ngành Hải quan (19 địa phương báo cáo) đã bắt giữ 628 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 7 tỷ 443 triệu đồng. (trong đó có 46 vụ buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, 10 vụ án ma túy, 563 vụ vi phạm hành chính, 1 vụ vi phạm sở hữu trí tuệ, 8 vụ vi phạm khác).

Trên đây là một số thông tin về hoạt động của ngành Hải quan để cung cấp cho báo chí./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- PTCT Hoàng Việt Cường (để b/c);
- Website Hải quan;
- Báo Hải quan;
- Lưu: VT, TT (2bản).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Hoàng Việt Cường

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác