Công văn về một số vấn đề trong cải tạo nhà cửa
Công văn về một số vấn đề trong cải tạo nhà cửa
Số hiệu: | 45/BCT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Ban Cải tạo công thương nghiệp tư doanh | Người ký: | Nguyễn Văn Thao |
Ngày ban hành: | 10/03/1961 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 45/BCT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Ban Cải tạo công thương nghiệp tư doanh |
Người ký: | Nguyễn Văn Thao |
Ngày ban hành: | 10/03/1961 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BAN
CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP TƯ DOANH |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 45/BCT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 1961 |
CÔNG VĂN
CỦA BAN CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP TƯ DOANHTRUNG ƯƠNG SỐ 45/BCT NGÀY 10/3/1961
Kính gửi: |
- Các Ban cải tạo công thương
nghiệp tư doanh khu, thành phố, tỉnh. |
Trong công tác cải tạo vừa qua, một số địa phương còn mắc mứu những vấn đề sau đây:
Trong vấn đề huy động vốn, vấn đề tiền thuê cố định hoặc vấn đề nợ nần v.v ..
Trong vấn đề thuế thổ trạch đối với chủ nhà trong diện và ngoài diện cải tạo và đối với chủ nhà trong diện đã đóng thuế thổ trạch trước một năm.
Đối với những vấn đề trên, Thường trực Ban cải tạo công thương nghiệp Trung ương chúng tôi góp một số ý kiến sau đây để các địa phương dựa vào đó mà quyết định .
1. Trong vấn đề huy động vốn:
Đối với số vốn chủ nhà đã bỏ ra để sửa chữa nhà trước khi giao nhà cho Nhà nước thì được gộp chung với giá trị của nhà, đối với số vốn này không trả tức.
- Đối với số vốn ta huy động thêm trong những chủ nhà đã làm tròn nhiệm vụ sửa chữa nhà rồi, nay họ tự nguyện bỏ số vốn thêm để tiếp tục sửa chữa nhà sau này hoặc xây dựng thêm nhà mới, thì họ được hưởng tức từ 3 đến 5% theo thể lệ của Ngân hàng.
- Trong trường hợp những nhà hư hỏng, chủ nhà cần phải sửa chữa trước khi giao nhà cho Nhà nước quản lý , những chủ nhà không có khả năng về tiền mặt bỏ ra để sửa chữa, nay họ tự nguyện trích hàng tháng một phần hoặc toàn bộ trong số tiền thuê cố định của mình được hưởng sửa chữa nhà thì đối với phần tiền vốn này cũng không trả tức. Nhưng cần phải có hiệp thương với chủ nhà về mức độ và thời gian bỏ vốn đó.
- Vốn chủ nhà bỏ ra để sửa chữa nhà, có thể đưa ra bằng tiền mặt hay bằng hiện vật (vàng, bạc và các kim loại quý hoặc là vật liệu xây dựng cần thiết).
Chú ý: Nhà nước chỉ nhận những số vốn có thật, chứ không nhận vốn trên giấy tờ của những khách nợ trước đây, nợ của tư nhân do tư nhân giải quyết .
2. Vấn đề thuế thổ trạch:
Nghị định số 19/CP điều 3 đã nói: "chủ nhà được hưởng từ 15 đến 50% tiền họ thuê nhà, số tiền còn lại do Nhà nước quản lý dùng vào việc đóng thuế, tu sửa nhà và các chi phí khác về quản lý". Đối với loại nhà này, tức là do Nhà nước quản lý và sử dụng thì việc đóng thuế do Nhà nước đảm nhiệm.
- Theo Điều lệ tạm thời quy định trách nhiệm của người cho thuê và người đi thuê nhà ở các thành phố và thị xã, trong Điều 16 đã nói: "Tư nhân cho thuê nhà, hàng tháng phải trích từ 25 đến 60% tiền cho thuê nhà (sau khi đã trừ thuế thổ trạch và thuế lợi tức về nhà cho thuê) gửi vào Ngân hàng" để làm quỹ sửa chữa nhà. Đối với loại nhà này do tư nhân còn trực tiếp quản lý thì việc đóng thuế do chủ nhà tự đảm nhiệm.
Trên đây, điều cần phân biệt khác nhau giữa chủ nhà trong diện và chủ nhà ngoài diện cải tạo.
- Đối với chủ nhà trong diện cải tạo, trong khi họ giao nhà cho Nhà nước quản lý, nếu trước đây họ đã đóng xong thuế thổ trạch trước cả năm (năm 1960) thì Nhà nước phải hoàn lại số tiền thuế mà họ đã đóng trước. Ví dụ: ông A đóng thuế trước cả năm, nếu tháng 9 ông A giao nhà cho Nhà nước quản lý, thì Nhà nước pjải hoàn lại cho ông A 3 tháng thuế. Nhưng Nhà nước chỉ trả lại phần thuế trên diện tích họ phải giao.
Trên đây, Thường trực chúng tôi góp ý kiến để các địa phương nghiên cứu giải quyết. Trong khi giải quyết nếu có vấn đề gì tồn tại khác, các đồng chí kịp thời phản ảnh về Trung ương để nghiên cứu và trả lời sau.
|
Nguyễn Văn Thao (Đã ký) |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây