Công văn 437/CTGPL-TC&QLCL năm 2021 về đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em, đặc biệt trẻ em mồ côi trong tình hình dịch Covid-19 do Cục Trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp ban hành
Công văn 437/CTGPL-TC&QLCL năm 2021 về đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em, đặc biệt trẻ em mồ côi trong tình hình dịch Covid-19 do Cục Trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp ban hành
Số hiệu: | 437/CTGPL-TC&QLCL | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục Trợ giúp pháp lý | Người ký: | Cù Thu Anh |
Ngày ban hành: | 01/10/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 437/CTGPL-TC&QLCL |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục Trợ giúp pháp lý |
Người ký: | Cù Thu Anh |
Ngày ban hành: | 01/10/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 437/CTGPL-TC&QLCL |
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021 |
Kính gửi: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 10/8/2021, Cục Trợ giúp pháp lý đã có Công văn số 356/CTGPL-CS&QLNV gửi Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chú trọng tổ chức các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý, chú ý đến nhóm đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhằm kịp thời nắm bắt nhu cầu để thực hiện trợ giúp pháp lý.
Đối với trẻ em, đại dịch Covid-19 đã tác động lớn trên nhiều mặt về vật chất và tinh thần, thậm chí là rất nhiều trẻ em rơi vào hoàn cảnh mồ côi, mất đi sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của cha, mẹ, người thân... Bên cạnh đó, số lượng trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật... góp phần làm gia tăng số lượng các em có hoàn cảnh đặc biệt và phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị bạo lực, lao động sớm, bị mua bán và xâm hại... Để hỗ trợ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó có trẻ em mồ côi, Nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và cộng đồng xã hội đã cùng vào cuộc, chung tay hỗ trợ các em vượt qua khó khăn bằng nhiều giải pháp khác nhau. Trong bối cảnh chung đó, Cục Trợ giúp pháp lý yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai hiệu quả các hoạt động sau đây:
1. Tăng cường trợ giúp pháp lý cho trẻ em, đặc biệt là trẻ bị mồ côi do dịch Covid-19 để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các em không bị xâm hại do không có sự giám hộ của cha, mẹ theo yêu cầu tại Công văn số 3234/LĐTBXH-TE ngày 23/9/2021 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương nắm bắt nhu cầu trợ giúp pháp lý của trẻ em, nhất là trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
2. Chú trọng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, nhất là các vụ việc có liên quan đến chế độ chính sách1 và tư vấn pháp lý hỗ trợ cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (ví dụ như tư vấn hỗ trợ pháp lý đăng ký khai sinh, nhận nuôi con nuôi....).
3. Đẩy mạnh truyền thông về quyền được trợ giúp pháp lý của trẻ em bằng nhiều hình thức, phương thức đa dạng, giúp trẻ em và người thân của các em biết đến dịch vụ trợ giúp pháp lý và sử dụng khi có nhu cầu.
Việc thực hiện các hoạt động trên bảo đảm tuân thủ quy định hiện hành về phòng, chống dịch Covid-19 và báo cáo kết quả triển khai Công văn này đề nghị lồng ghép trong báo cáo công tác trợ giúp pháp lý năm 2021 của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, thành phố./.
|
CỤC TRƯỞNG |
1 theo các văn bản như Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị quyết số 68/2021/NĐ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19... ; các văn bản của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, địa phương khác.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây