Công văn 4350/BTC-CST năm 2018 về kiến nghị được ghi nhận vào tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định, ghi nhận doanh thu, chi phí và thực hiện các thủ tục đối với tàu biển mang quốc tịch nước ngoài do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 4350/BTC-CST năm 2018 về kiến nghị được ghi nhận vào tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định, ghi nhận doanh thu, chi phí và thực hiện các thủ tục đối với tàu biển mang quốc tịch nước ngoài do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 4350/BTC-CST | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Nguyễn Quốc Hưng |
Ngày ban hành: | 16/04/2018 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 4350/BTC-CST |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Nguyễn Quốc Hưng |
Ngày ban hành: | 16/04/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 4350/BTC-CST |
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty TNHH Thanh Thành Đạt
Bộ Tài chính nhận được công văn số 164/CV-TTD ngày 27/11/2017 của Công ty TNHH Thanh Thành Đạt (Công ty) về đề nghị cho phép ghi nhận vào tài sản cố định (TSCĐ), trích khấu hao TSCĐ, ghi nhận doanh thu, chi phí và thực hiện các thủ tục đối với tàu biển mang quốc tịch nước ngoài. Sau khi có ý kiến của Cục Hàng hải Việt Nam tại công văn số 528/CHHVN-ĐKTB&TV ngày 02/02/2018, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Theo quy định quốc tế thì tàu biển hoạt động hàng hải phải tuân thủ quy định pháp luật của quốc gia tàu đăng ký mang cờ quốc tịch (Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982), pháp luật quốc gia nơi tàu hoạt động và các điều ước quốc tế liên quan.
Tại khoản 1 Điều 8 Hiệp định tránh đánh hai lần giữa Việt Nam và Pa-na-ma (áp dụng thực hiện tại Việt Nam và Pa-na-ma kể từ ngày 01/01/2018) quy định:
“1. Lợi nhuận của một doanh nghiệp của một Nước ký kết từ hoạt động của tàu thủy hoặc máy bay trong vận tải quốc tế sẽ chỉ bị đánh thuế lại Nước đó”.
Căn cứ vào quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Thanh Thành Đạt là doanh nghiệp của Việt Nam, tàu biển THANH THÀNH ĐẠT 9999 (mang quốc tịch Pa-na-ma) thuộc sở hữu của Công ty dự kiến sẽ hoạt động vận tải quốc tế, vận chuyển hàng hóa từ các cảng biển Việt Nam đi các nước trên thế giới và ngược lại thì thu nhập từ hoạt động vận tải của tàu THANH THÀNH ĐẠT 9999 sẽ chỉ bị đánh thuế ở Việt Nam.
Việc xác định doanh thu và chi phí được trừ liên quan đến hoạt động của tàu THANH THÀNH ĐẠT 9999 thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, trong đó việc xác định nguyên giá, trích khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
Về việc xuất hóa đơn: Căn cứ quy định tại Điều 2, Điều 14, Điều 15 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ và Điều 3, Điều 4, Điều 6 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về lập hóa đơn thì về nguyên tắc khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn cho người mua. Trường hợp tàu biển THANH THÀNH ĐẠT 9999 (mang quốc tịch Pa-na-ma) được xác định thuộc sở hữu của Công ty Thanh Thành Đạt theo quy định của pháp luật và Công ty Thanh Thành Đạt có phát sinh doanh thu từ việc vận chuyển hàng hóa thì Công ty lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Điều 14, Điều 15 Nghị định số 51 /2010/NĐ-CP (hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC).
Đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trên cơ sở sổ sách chứng từ và thực tế hoạt động để được hướng dẫn thực hiện.
Bộ Tài chính trả lời để Công ty biết, thực hiện./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây