521268

Công văn 4188/VPCP-KTTH năm 2022 về hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế có liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và khuyến nghị do Văn phòng Chính phủ ban hành

521268
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn 4188/VPCP-KTTH năm 2022 về hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế có liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và khuyến nghị do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 4188/VPCP-KTTH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Mai Thị Thu Vân
Ngày ban hành: 05/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 4188/VPCP-KTTH
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
Người ký: Mai Thị Thu Vân
Ngày ban hành: 05/07/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4188/VPCP-KTTH
V/v một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế có liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và khuyến nghị

Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2022

 

Kính gửi:

- Các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Xét đề nghị của Bộ Ngoại giao tại văn bản số 2223/BC-BNG-THKT ngày 03 tháng 6 năm 2022 về một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế có liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và khuyến nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến như sau:

Đồng ý với kiến nghị của Bộ Ngoại giao tại văn bản nêu trên (gửi kèm theo); đề nghị các Bộ, địa phương liên quan nghiên cứu thực hiện theo thẩm quyền và quy định hiện hành.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ, địa phương biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP, PTTg Lê Văn Thành;
- VPCP: BTCN, PCN Mai Thị Thu Vân,

các Vụ: KGVX, NC, QHQT, TH;
- Lưu: VT, KTTH (3).TLK

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Mai Thị Thu Vân

 

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2223/BC-BNG-THKT

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2022

 

BÁO CÁO

VỀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG LỪA ĐẢO, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Qua theo dõi và thông tin từ các Cơ quan đại diện (CQĐD) Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể như sau:

1. Tình hình

Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin, các hành vi gian lận thương mại ngày càng phổ biến, có quy mô lớn, tinh vi và phức tạp hơn. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đánh giá, lừa đảo qua xâm phạm email doanh nghiệp[1] là hình thức gây thiệt hại nặng nhất tại Mỹ, khiến các doanh nghiệp thiệt hại 2,4 tỷ USD trong năm 2021, tăng 33% so với năm 2020. Tại Bra-xin, từ năm 2019 đến nay có khoảng 16,7 triệu người bị lừa đảo tài chính qua mạng. Trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) đã điều tra và bắt giữ hơn 120 đối tượng từ 90 nước liên quan đến các vụ buôn khẩu trang giả và các hãng sản xuất vaccine (Pfizer, AstraZeneca, Moderna) cũng ghi nhận hàng trăm vụ lừa đảo vaccine liên quan đến gn 100 nước trên thế giới.

Việt Nam là nền kinh tế năng động, có độ mở cao, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng nên hoạt động giao thương, đầu tư của doanh nghiệp ngày càng phát triển; các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dễ trở thành mục tiêu của lừa đảo hoặc vướng phải tranh chấp thương mại phức tạp. Gần đây, mặc dù các cơ quan trong nước, các CQĐD và Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài liên tục cảnh báo, hiện tượng doanh nghiệp ta bị lừa đảo hoặc vướng vào tranh chấp có chiều hướng gia tăng. Điều này không chỉ gây tổn thất trực tiếp cho doanh nghiệp ta mà còn ảnh hưởng đến lòng tin kinh doanh và quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác. Ví dụ, sau vụ việc 100 container hạt điều, doanh nghiệp ta có tâm lý e ngại làm ăn với các đối tác I-ta-li-a hoặc khi đàm phán các hợp đồng lớn. Đáng chú ý, tình trạng lừa đảo gần đây diễn ra phổ biến hơn tại các thị trường lớn, có uy tín và mức độ rủi ro thp như Mỹ, Hà Lan, I-ta-li-a, Na Uy... thay vì tập trung ở các thị trường châu Phi như trước đây.

Nhiều doanh nghiệp cũng chưa chủ động tìm hiểu, thông tin cho các cơ quan chức năng, các CQĐD, Thương vụ ta ở nước ngoài mà chỉ liên hệ khi vụ việc xảy ra, gây khó khăn trong quá trình hỗ trợ giải quyết. Mặt khác, cũng có trường hợp doanh nghiệp Việt Nam gian lận, chưa thực hiện đúng hợp đồng, chuyển hàng chưa đúng yêu cầu, tiêu chuẩn hàng hóa của sở tại và bị đối tác khởi kiện, ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu quốc gia, uy tín của các doanh nghiệp chân chính[2].

2. Một số hình thức lừa đảo, gian lận thương mại phổ biến

- Lừa đảo trong xuất nhập khẩu hàng hóa, không thanh toán, không chuyển hàng như hợp đồng đã ký. Một số doanh nghiệp Việt Nam gần đây bị lừa đảo, chiếm đoạt lô hàng tại Xri Lan-ca[3], bị đi tác An-giê-ri ép giảm giá hoặc không nhận hàng sau khi hàng đã đến cảng (với lý do giá hàng hóa xuống thấp hoặc tìm được bên bán rẻ hơn), hoặc bị ngắt liên lạc và không nhận lô hàng tại Bra-xin[4],... Tại Hàn Quốc, một số doanh nghiệp sở tại trì hoãn giao hàng, không hoàn trả đặt cọc khi không giao được hàng hoặc không chịu thanh toán khi nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Năm 2020, một số doanh nghiệp Việt Nam không nhận được thanh toán trong giao dịch với doanh nghiệp Mỹ do đối tác phá sản.

- Thành lập công ty “ma”, giả mạo doanh nghiệp, cung cấp các giấy tờ giả chứng minh năng lực công ty đgiao dịch. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại một số nước, bao gồm cả các nước phát triển trong EU là khá đơn giản và dễ dàng, đặc biệt trong thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, là điều kiện để các đối tượng tận dụng đthực hiện lừa đảo. Các đối tượng tại Mê-hi-cô có thủ đoạn giả danh đại diện của các công ty môi giới, quan chức chính quyền, cơ quan tài chính để tạo niềm tin, dụ dỗ chuyển tiền đặt cọc rồi chiếm đoạt. Một doanh nghiệp Việt Nam nhận được đề nghị thực hiện nghiên cứu thị trường hàng hải qua email của một công ty hàng hải của Bỉ và không được thanh toán sau khi gửi kết quả nghiên cứu[5]. Năm 2021, có hơn 40 trường hợp giả mạo doanh nghiệp Na Uy để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có một số doanh nghiệp Việt Nam[6] trong mua, bán thủy hải sản, thiệt hại khoảng vài nghìn USD/vụ việc.

- Giả mạo giấy tờ, đại diện ngân hàng để lấy chứng từ gốc, chiếm đoạt hàng hóa mà không thanh toán. Bên lừa đảo giả mạo tài khoản tại ngân hàng uy tín hoặc giả mạo cán bộ ngân hàng, cấu kết với các nhóm lừa đảo quốc tế để làm giả giấy tờ, chứng từ, cài người để lấy chứng từ gốc và chiếm đoạt lô hàng[7]. Các đối tượng cũng dùng thủ đoạn đề nghị thay đổi điều khoản hợp đồng, phương thức thanh toán (với lý do phí ngân hàng cao), đề nghị gửi trước toàn bộ hay một phn vận đơn gốc (với lý do đlàm các thủ tục xin cấp phép nhập khu) để lừa đảo. Năm 2019, doanh nghiệp Việt Nam bán hạt tiêu đen sang Xê-nê-gan cũng đã bị lừa chuyển chứng từ gốc và không được thanh toán khi giao hàng[8].

- Lừa đảo môi giới các dự án vay ưu đãi, viện trợ, đấu thầu. Theo Văn phòng Kinh tế - Văn hóa ta tại Đài Bắc, thời gian qua một số cá nhân Đài Loan gốc Việt, với danh nghĩa tư vấn cho các doanh nghiệp Đài Loan đã tiếp cận một số tỉnh ở miền Nam và cho biết có thể “thu xếpđược các khoản vay ưu đãi hoặc viện trợ của Đài Loan cho các dự án cơ sở hạ tầng tại địa phương. Một số doanh nghiệp ta cũng được mời tham gia các gói thầu châu Phi và nhận được thông báo trúng thầu cùng với đề nghị chuyển phí hoàn tất thủ tục đấu thầu; sau khi nhận được tiền, các đối tượng này cắt đứt liên lạc.

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân khách quan

- Khoảng cách địa lý xa xôi, đặc biệt là dịch COVID-19 thời gian qua khiến doanh nghiệp khó khăn trong đi lại, làm việc trực tiếp, kiểm tra hàng hóa và phải giao dịch qua internet, là điều kiện thuận lợi cho các hành vi lừa đảo.

- Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, doanh nghiệp ta có nhu cầu đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài nên có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn trong giao dịch.

- Thủ tục, quy định xuất nhập khẩu hàng hóa, tập quán kinh doanh của các nước rất đa dạng; với thông tin hạn chế, các doanh nghiệp Việt Nam dễ bị lừa đảo khi đáp ứng các yêu cầu của đối tác[9].

- Thời gian vận chuyển dài khiến các mặt hàng xuất khẩu như nông, thủy hải sản khó bảo quản, dễ hư hỏng, là lý do để đối tác nước ngoài ép doanh nghiệp ta giảm giá hoặc từ chi nhận hàng. Hợp đồng mua-bán không quy định cụ thể hoặc có các điều khoản bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam (như điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp là tòa án tại nước Bạn) khiến quá trình giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Một số doanh nghiệp sơ hở, mất cảnh giác do chủ quan, nóng vội, ham lợi nhuận cao, và đặc biệt là quá tin tưởng đối tác hoặc bên môi giới, bỏ qua các quy tắc cơ bản trong kinh doanh quốc tế; không nghiên cứu kỹ các điều khoản trước khi ký hợp đồng; chấp nhận dành cho đối tác nhiều điều kiện ưu đãi, nhất là về thanh toán[10] dẫn đến bị lợi dụng, chậm trả tiền hoặc không được thanh toán do bên mua chỉ cần xác nhận trả tiền hoặc ứng trước một phần là có bộ chứng từ để nhận hàng.

- Tính chuyên nghiệp, nghiệp vụ ngoại thương, hiểu biết pháp lý của một bộ phận doanh nghiệp còn hạn chế. Doanh nghiệp chưa tìm hiểu, xác minh kỹ đối tác; không thuê các bên tư vấn, giám định uy tín để hỗ trợ giao dịch; chưa nắm được tập quán kinh doanh sở tại hay các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa... Kỹ năng và hiểu biết về công nghệ thông tin, thương mại điện tử, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ làm công tác thương mại, pháp lý của một số doanh nghiệp chưa đáp ng được các yêu cầu của hội nhập quốc tế.

4. Một số bài học kinh nghiệm

4.1. Các vụ lừa đảo, gian lận thương mại thường có một số đặc điểm chung như: (i) Quá trình đàm phán giá cả diễn ra nhanh chóng, đối tác đồng ý ngay giá bán nhưng ép doanh nghiệp ta ký các hợp đồng mẫu không thể sửa đổi; (ii) Chỉ muốn liên lạc qua mạng internet, dùng các email miễn phí để giao dịch thay vì email chính thức của công ty; chỉ dùng các ứng dụng nhắn tin để trao đổi, tránh gặp trực tiếp hoặc họp trực tuyến; (iii) Cung cấp tài khoản thanh toán ở nước thứ ba, tại ngân hàng nhỏ, tên chủ tài khoản không phải công ty đứng tên hợp đồng, giấy phép kinh doanh sắp hết hạn... (iv) Đề nghị chấp nhận thanh toán bằng các hình thức có rủi ro cao[11], bắt đặt cọc để làm các thủ tục giấy tờ ở nước ngoài, đề nghị chuyển trước một phần hoặc toàn bộ chứng từ để xin giấy phép nhập khẩu.

4.2. Đhạn chế các rủi ro này, trong giao dịch thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức quan tâm một số vấn đề sau:

- Tìm kiếm đối tác qua các kênh uy tín như các hoạt động giao thương trực tiếp tại các hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế, các diễn đàn doanh nghiệp, qua giới thiệu của Bộ, ngành, các CQĐD và Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các CQĐD nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan xúc tiến thương mại, các hiệp hội doanh nghiệp... Nếu tìm đối tác qua mạng internet, doanh nghiệp nên sử dụng các trang mạng chính thức của hiệp hội, ngành nghề các nước.

- Kiểm tra, xác minh kỹ và toàn diện thông tin đối tác bằng cách đề nghị cung cấp các giấy tờ cơ bản[12] để tự kiểm chứng mức độ uy tín, tình hình tài chính, khả năng tín dụng của đối tác; hoặc tối ưu nhất là thuê các công ty tư vấn, luật sư uy tín tại sở tại hoặc đề nghị CQĐD, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài xác minh trước khi đàm phán, ký kết các hợp đồng lớn. Trường hợp vẫn giao dịch qua môi giới, doanh nghiệp không nên dựa hoàn toàn vào môi giới (như vụ việc 100 container hạt điều) mà cần yêu cầu được liên hệ trực tiếp với người mua.

- Nghiên cứu kỹ hợp đồng và triển khai giao dịch trên cơ sở bảo đảm: (i) Cần nắm bắt các nguyên tắc, thông lệ thương mại quốc tế, vai trò, trách nhiệm của các bên để thống nhất hợp đồng, các phương thức, điều kiện thanh toán phù hợp với lợi ích của hai bên; (ii) Áp dụng các điều khoản thanh toán phổ biến và an toàn như thư tín dụng (L/C) không hủy ngang có xác nhận tại các ngân hàng quốc tế uy tín để được ngân hàng bảo lãnh; thận trọng khi sử dụng các phương thức thanh toán có nhiều rủi ro và hạn chế cho phép trả chậm; (iii) Hợp đồng nên có điều khoản quy định rõ cơ quan giải quyết khi xảy ra tranh chấp[13] và các thời điểm về chuyển chứng từ gốc, chuyển quyền sở hữu lô hàng, hiệu lực hợp đồng; (iv) Không thay đổi điều khoản hợp đồng sau khi đã ký kết và đã chuyển hàng; (v) Chủ động thuê tàu vận chuyển hàng và xuất khẩu theo hình thức điều kiện CNF hoặc CIF để có quyền kiểm soát tốt hơn chứng từ gốc.

- Tăng cường thông tin với các CQĐD, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, các CQĐD và hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam để được cập nhật, giới thiệu đầu mối, trang thông tin, cơ sở dữ liệu chính thức phục vụ việc tìm kiếm đối tác, tra cứu, tham khảo các vụ việc gian lận thương mại và tư vấn pháp lý, giới thiệu các công ty luật uy tín để hỗ trợ xử lý các tranh chấp, vụ kiện về thương mại, đầu tư. Tăng cường tìm kiếm tư vấn và trợ giúp pháp lý khi xây dựng, ký kết các điều khoản hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng có giá trị lớn, có điều khoản thanh toán có rủi ro cao.

4.3. Khi các vụ việc lừa đảo, tranh chấp thương mại xảy ra, công tác vận động chính trị - đối ngoại, đặc biệt là vận động cấp cao, cũng như vai trò của các CQĐD, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài là hết sức quan trọng và cần thiết, góp phần thúc đẩy quyết liệt các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tại sở tại vào cuộc kịp thời và hỗ trợ xử lý hiệu quả vướng mắc, bảo vệ các quyền lợi hp pháp và chính đáng của doanh nghiệp ta. Điều này thể hiện rõ qua việc ta xử lý thành công và hạn chế tối đa các thiệt hại cho doanh nghiệp ta trong vụ các container hạt điều xuất khu sang I-ta-li-a vừa qua.

5. Kiến nghị

Nhằm hạn chế các vụ việc lừa đảo, nghi lừa đảo hoặc tranh chấp thương mại quốc tế liên quan tới doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Ngoại giao xin kiến nghị một số giải pháp sau:

- Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: (i) Tăng cường cảnh báo, thông tin cho các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp về các hình thức lừa đảo, gian lận thương mại phổ biến hoặc mới xuất hiện; (ii) Phối hợp với các cơ quan liên quan, các hiệp hội doanh nghiệp tăng cường phổ biến kiến thức thương mại, tài chính quốc tế, đào tạo kỹ năng giao dịch quốc tế cho các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao năng lực của doanh nghiệp; (iii) Nghiên cứu xây dựng chuyên trang thông tin để cảnh báo, cập nhật về các vụ việc, thủ đoạn, hành vi lừa đảo.

- Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương chỉ đạo các CQĐD, Thương vụ ta ở nước ngoài: (i) Tiếp tục thông tin, cảnh báo cho các Bộ, ngành chức năng, các hiệp hội, doanh nghiệp trong nước về các tổ chức, đối tượng có dấu hiệu lừa đảo, có hiện tượng làm ăn phi pháp, các hình thức lừa đảo mới, các hành vi lừa đảo tại các địa bàn được đánh giá là an toàn trong giao dịch; (ii) Xây dựng và củng cố mạng lưới quan hệ với chính quyền, các cơ quan quản lý về an ninh kinh tế, các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp, công ty luật uy tín ở sở tại để nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong ngăn chặn và xử lý các vụ việc lừa đảo và tranh chấp; (iii) Tăng cường giới thiệu các hiệp hội doanh nhân, luật sư Việt Nam ở nước ngoài để mở rộng mạng lưới hỗ trợ thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp ta.

- Bộ Công an: (i) Tăng cường thông tin, cảnh báo các doanh nghiệp ta về các thủ đoạn, dấu hiệu lừa đảo của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong mua, bán hàng hóa, dịch vụ trên môi trường mạng; (ii) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về an ninh với các nước và tổ chức Interpol để kịp thời điều tra, hỗ trợ xử lý các vụ việc lừa đảo, tranh chấp, gian lận thương mại, bảo vệ quyền và lợi ích hp pháp của doanh nghiệp Việt Nam.

- Bộ Thông tin và Truyền thông: (i) Phối hợp với Bộ Công Thương tăng cường các hoạt động tuyên truyền, cảnh báo, nâng cao nhận thức cho địa phương, doanh nghiệp về vấn đề lừa đảo, tranh chấp trong thương mại quốc tế; (ii) Kịp thời định hướng báo chí trong nước đưa tin bám sát theo chủ trương xử lý, thông tin chính thức của các cơ quan chức năng để tránh tác động không thuận đến quá trình giải quyết các vụ việc và hình ảnh của thị trường và các doanh nghiệp liên quan.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại tăng cường cảnh báo, tư vấn cho doanh nghiệp trong thực hiện các giao dịch có mức độ rủi ro cao, có khả năng xảy ra gian lận thương mại.

- Các địa phương nâng cao vai trò của các cơ quan liên quan (Ngoại vụ, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông:..) trong phối hợp cảnh báo và hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động xử lý các vấn đề liên quan đến lừa đảo, tranh chấp trong thương mại quốc tế.

- Các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp chủ động tăng cường nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật về thương mại quốc tế của đội ngũ nhân lực làm công tác đối ngoại, ngoại thương, pháp lý và phát triển thị trường của doanh nghiệp.

Bộ Ngoại giao kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính;
- Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh;
- Các Bộ: CA, CT, TTTT;
- Ngân hàng Nhà nước;
- Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam;
- Bộ trưởng Bùi Thanh S
ơn;
- Các đ/c Thứ trưởng;
- Các đơn vị: UBNV, LS, CM, CÂu, TĐCP, DBA, ĐNA, LPQT, TTBC;

-
Lưu: HC, THKT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Minh Vũ

 



[1] Tin tặc thâm nhập địa chỉ thư điện tử của các doanh nghiệp đang có giao dịch để đánh cắp thông tin, giả mo nội dung giao dịch và yêu cầu chuyển tiền thanh toán vào tài khoản của bên lừa đảo.

[2] CQĐD ta tại Mỹ cho biết Công ty Crowley của Mỹ tố cáo doanh nghiệp Verich Korea tại Việt Nam gian lận và không hoàn trả 7.2 triệu USD tiền hàng. Theo ĐSQ ta tại UAE, có trường hợp doanh nghiệp Việt Nam tố cáo một doanh nghiệp Việt Nam khác cấu kết với doanh nghiệp UAE để lừa đảo các doanh nghiệp trong nước. Trong phòng, chống COVID-19, một số doanh nghiệp Đài Loan phàn nàn về việc doanh nghiệp Việt Nam cung ứng khẩu trang, găng tay y tế giao hàng không đúng chủng loại, quy cách đã đặt hàng.

[3] Tháng 2/2022, Công ty Seasprimex tại TP.HCM tcáo công ty Northern Star Trading Colombo chiếm đoạt 02 lô hàng cá basa đóng hộp, trị giá 112.700 USD. Các biện pháp của Xri Lan-ca nhm ứng phó với khó khăn kinh tế, dự trữ ngoại tệ sụt giảm cũng khiến một số doanh nghiệp sở tại không thể hoặc không muốn giữ cam kết trong hợp đồng, dẫn đến phá vỡ hợp đồng hoặc lừa đảo không thanh toán.

[4] Giữa năm 2021, công ty Thăng Long xuất khẩu 01 container than hoạt tính trị giá khoảng 10 nghìn USD sang Bra-xin nhưng đối tác ngắt liên lạc và không nhận hàng. Doanh nghiệp sau đó đã thanh lý được số hàng với giá thấp hơn.

[5] Sau khi liên hệ, công ty Bỉ cho biết là không biết gì về đề nghị này và nhiều khả năng hòm thư điện tử của công ty có thể đã bị gimạo hoặc chiếm quyền truy cập để thực hiện hành vi lừa đảo.

[6] Như PineTree Việt Nam, Đề Khang Phú Thành, Qualimex

[7] CQĐD ta tại I-ta-li-a nhận định, trong vụ việc 100 container hạt điều của Việt Nam, việc bị mất kiểm soát các bộ chứng từ gốc có thể do bị lộ mã PIN trên đường chứng từ được giao đến ngân hàng nhờ thu, từ đó bên lừa đảo tra cứu được điểm đến của chứng từ để đánh cắp, đánh tráo.

[8] Doanh nghiệp Việt Nam liên hệ qua internet để bán 01 công-tê-nơ tiêu đen trị giá hơn 61.000 USD cho một công ty của Xê-nê-gan với hình thức thanh toán CAD 100% khi nhận hàng. Bên mua sau khi nhận chứng từ gốc đã lấy hàng và không thanh toán cho doanh nghiệp ta. Khi ngân hàng bên bán liên lạc với ngân hàng bên mua thì được thông báo là người ký nhận bộ chứng từ không làm việc tại ngân hàng đó.

[9] Doanh nghiệp Xri Lan-ca yêu cầu giao trước 1/3 chứng từ gốc để xin giấy phép nhập khẩu. Cho rằng không thể nhận hàng nếu chcó 1/3 bộ chứng từ gốc, doanh nghiệp ta đã chuyển trước một phần bộ chứng từ nhưng ngay sau đó hàng hóa bị doanh nghiệp Xri Lan-ca thông quan và lấy đi mà không trả tiền.

[10] Như thanh toán nhờ thu kèm chứng từ - D/A, thanh toán để nhận chứng từ - D/P, phương thức chuyển tiền T/T...

[11] Các hình thức D/A, D/P hay T/T, trả chậm, đặt cọc với số tiền thấp, mở thư tín dụng L/C tại các ngân hàng không có uy tín... Các doanh nghiệp nước ngoài thường ép các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng các hình thức thanh toán này để tiết kiệm chi phí giao dịch.

[12] Giấy phép đăng ký kinh doanh, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, fax, thư điện tử, trang web, đầu mối liên hệ...

[13] Nên đề nghị sử dụng trọng tài quốc tế hoặc tòa án Việt Nam là nơi giải quyết tranh chấp để tránh bất lợi về thủ tục, ngôn ngữ cho doanh nghiệp ta.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản