116372

Công văn 4153/TCT-HTQT áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành

116372
LawNet .vn

Công văn 4153/TCT-HTQT áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu: 4153/TCT-HTQT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế Người ký: Lê Hồng Hải
Ngày ban hành: 15/10/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 4153/TCT-HTQT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
Người ký: Lê Hồng Hải
Ngày ban hành: 15/10/2010
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------

Số: 4153/TCT-HTQT
V/v áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2010

 

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Đồng Nai

Trả lời công văn số 4480/CT-KT1 ngày 30/9/2010 của Cục Thuế tỉnh Đồng Nai về áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Hàn Quốc, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Điểm 4, Mục II, Phần A của Thông tư số 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “Thông tư này hướng dẫn thực hiện nội dung cơ bản của các Hiệp định. Khi áp dụng, xử lý về thuế đối với từng trường hợp phải căn cứ theo quy định cụ thể tại từng Hiệp định (bao gồm cả Nghị định thư và/hoặc Thư trao đổi nếu có) đã có hiệu lực thi hành tại Việt Nam”. Theo hướng dẫn này, việc xử lý miễn, giảm thuế đối với trường hợp chuyển nhượng vốn của Công ty HS R&A Co, Ltd – với tư cách là một đối tượng cư trú của Hàn Quốc – trong Công ty TNHH Hwaseung Vina phải theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc (Hiệp định). Cụ thể là Điều 13 – Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản.

2. Khoản 4, Điều 13 – Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản của Hiệp định quy định:

Lợi tức từ việc chuyển nhượng các cổ phiếu trong vốn cổ phần của một công ty có tài sản bao gồm trực tiếp hay gián tiếp chủ yếu là bất động sản nằm tại một Nước ký kết có thể bị đánh thuế tại Nước đó”.

Khái niệm “các cổ phiếu trong vốn cổ phần của một công ty” (nguyên văn tiếng Anh của Hiệp định là “shares of the capital stock of a company”) được hiểu là ngoài số cổ phiếu trong vốn cổ phần của một công ty còn bao gồm bất cứ phần góp vốn nào trong công ty đó.

Do đó, thu nhập từ việc chuyển nhượng phần vốn góp của Công ty HS R&A Co, Ltd – với tư cách là một đối tượng cư trú của Hàn Quốc – trong Công ty TNHH Hwaseung Vina thuộc phạm vi áp dụng của khoản 4, Điều 13 – Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản nêu trên.

3. Liên quan đến việc xác định tính chất “chủ yếu” của bất động sản trong tài sản của công ty  trong đó có vốn được chuyển nhượng.

Nếu vào thời điểm chuyển nhượng vốn, Công ty TNHH Hwaseung Vina có giá trị bất động sản chiếm trên 50% giá trị tài sản của Công ty thì thu nhập của Công ty HS R&A Co, Ltd từ việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình trong Công ty TNHH Hwaseung Vina sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Trường hợp giá trị bất động sản bằng hoặc thấp hơn 50% thì Công ty HS R&A Co, Ltd không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế biết và hướng dẫn Công ty HS R&A Co, Ltd và Công ty TNHH Hwaseung Vina thực hiện. Yêu cầu Cục Thuế thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và hướng dẫn tại công văn này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Pháp chế (Bộ TC);
- Vụ Chính sách thuế (Bộ TC);
- Vụ Pháp chế - TCT  (2b); 
- Lưu: VT, HTQT (2b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Lê Hồng Hải  

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác