Công văn 413/SKHCN-QLKH về sơ tuyển đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ năm 2011 của thành phố Hồ Chí Minh do Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 413/SKHCN-QLKH về sơ tuyển đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ năm 2011 của thành phố Hồ Chí Minh do Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 413/SKHCN-QLKH | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Phan Minh Tân |
Ngày ban hành: | 21/05/2010 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 413/SKHCN-QLKH |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Phan Minh Tân |
Ngày ban hành: | 21/05/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 413/SKHCN-QLKH |
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 05 năm 2010 |
Kính gửi: |
- Các Sở ban ngành, Quận, Huyện; |
- Căn cứ Quyết định số 3187/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2007 của UBNDTP về việc ban hành Quy chế quản lý các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ TP.HCM;
- Căn cứ vào định hướng Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ TP.HCM giai đoạn 2011-2015;
- Căn cứ mục tiêu và nội dung đề xuất của Ban chủ nhiệm các chương trình Khoa học – Công nghệ TP.HCM nhằm triển khai kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2011;
Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM xin giới thiệu các mục tiêu và nội dung tập trung ưu tiên cho kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2011 theo các lĩnh vực chủ yếu sau đây và các quy định điều kiện cho cá nhân và tổ chức tham gia sơ tuyển đề tài. Các nội dung đặt hàng nghiên cứu khoa học và công nghệ bổ sung của Lãnh đạo thành phố sẽ được thông báo sau.
A. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2011
1. Chương trình Công nghệ Thông tin và GIS
2. Chương trình Công nghệ Sinh học
3. Chương trình Vật liệu mới và Công nghiệp Dược
4. Chương trình Công nghiệp – Tự động hóa
5. Chương trình Quản lý Đô thị
6. Chương trình Bảo vệ Môi trường, Tài nguyên và Biến đổi khí hậu
7. Chương trình Khoa học Xã hội – Nhân văn và Đổi mới cơ chế quản lý
8. Chương trình Giáo dục và Đào tạo
9. Chương trình Thể dục Thể thao
10. Chương trình Khoa học và Công nghệ Năng lượng
11. Chương trình Phát triển Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm
12. Chương trình Y tế và Bảo hộ lao động
13. Chương trình Vườn ươm Sáng tạo KH&CN trẻ
14. Chương trình Nghiên cứu cơ bản
Chương trình số 1: Công nghệ Thông tin và GIS
* Mục tiêu:
- Tạo ra các sản phẩm công nghệ phục vụ giao thông, đô thị, y tế, môi trường của Thành phố.
- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước trong quy hoạch đô thị, cấp thoát nước, sử dụng đất, giao thông, v.v.
- Tạo ra các dòng sản phẩm ứng dụng bản đồ số cho các thiết bị di động, phục vụ quản lý đối tượng (con người, vận tải, giao thông)
- Tạo ra các dòng sản phẩm điện tử có thể cạnh tranh với các sản phẩm hiện có nhập từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan…
- Hướng tới nghiên cứu ra sản phẩm cụ thể phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM nói riêng và thị trường cả nước nói chung
* Nội dung:
- Nghiên cứu cho ra các sản phẩm công nghệ, hệ thống thông tin địa lý giải quyết các bài toán phục vụ giao thông, quy hoạch đô thị, quản lý môi trường, y tế của thành phố.
- Nghiên cứu các công nghệ mới, cải tiến các công nghệ đã có trên thế giới (RFID, Ipv4, Ipv6,…) nhằm tạo ra các dòng sản phẩm công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam thay thế sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan…
- Nghiên cứu và thiết kế các vi xử lý sử dụng trong lĩnh vực điện tử dân dụng nhằm thế dần các chip nhập khẩu nước ngoài (kết hợp với các công ty đóng tại địa bàn TP.HCM).
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo những sản phẩm, linh kiện, vật liệu điện tử mới, như sản phẩm công nghệ nano, cảm biến, cơ điện tử… phục vụ để thiết kế, chế tạo các thiết bị.
- Thiết kế, chế tạo các thiết bị kiểm định, kiểm chuẩn, cho ngành điện, điện tử và các ngành khác.
- Nghiên cứu xây dựng các phần mềm ứng dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của các đơn vị.
- Nghiên cứu các vấn đề về an ninh mạng phục vụ quản lý nhà nước và doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.HCM.
- Nghiên cứu các phần mềm quản lý hệ thống “Ảo hóa”, tính toán “Đám mây”, phục vụ việc chia sẻ thông tin cho các hệ thống cần nhu cầu tính toán lớn phục vụ: giao thông, y sinh học, hóa, môi trường, v.v.
- Nghiên cứu các ứng dụng phần mềm nhúng phục vụ cho các ngành điện – điện tử, cơ khí, tự động hóa, máy móc thiết bị nhập từ nước ngoài (đã hết licence),…
Chương trình số 2: Công nghệ Sinh học
* Mục tiêu:
- Nghiên cứu và tạo ra một số công nghệ mới trong các lĩnh vực: y dược, nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, bảo vệ môi trường.
- Phát triển và ứng dụng các công nghệ nền của công nghệ sinh học để sản xuất ở qui mô công nghiệp các sản phẩm sinh học và tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao, thích ứng tốt với những biến động môi trường do tác động của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
- Góp phần nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học có chất lượng cao, giàu năng lực sáng tạo và làm chủ công nghệ.
* Nội dung:
1. Lĩnh vực Y dược:
- Nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ tế bào gốc phục vụ điều trị bệnh ở người.
- Phát triển các kỹ thuật công nghệ công nghiệp tạo ra các sản phẩm phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh ở người: vắc-xin thế hệ mới, thuốc từ protein tái tổ hợp, kháng thể đơn dòng (Mab),…
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào trong bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quí hiếm.
- Nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật mới để phát hiện, kiểm tra nhanh vi sinh vật gây bệnh, các chất độc hại qua đường thực phẩm, góp phần giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Lĩnh vực Nông nghiệp:
- Nghiên cứu công nghệ gen hoặc kỹ thuật lai tạo để tạo các giống cây chịu ngập, chịu phèn mặn, chịu khô hạn, kháng sâu bệnh hoặc có phẩm chất dinh dưỡng, năng suất, chất lượng cao. Tập trung cây lúa, rau; hoa – cây cảnh; cây ăn quả.
- Nghiên cứu công nghệ phôi, công nghệ gen, kỹ thuật lai tạo để tạo các giống vật nuôi có chất lượng thịt tốt, năng suất cao, có khả năng kháng bệnh, có giá trị kinh tế lớn (tập trung: bò sữa, cá cảnh, thủy hải sản) và tái tạo hoặc duy trì các loài động vật quý hiếm.
- Nghiên cứu sản xuất quy mô công nghiệp các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp (bảo vệ cây trồng, sản xuất thức ăn chăn nuôi…).
3. Lĩnh vực Công nghiệp:
- Nghiên cứu, phát triển công nghệ lên men công nghiệp các sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, sản xuất vật liệu y sinh học, vật liệu sinh học mới có tính năng ưu việt.
- Nghiên cứu, phát triển các công nghệ tiên tiến, hữu hiệu để ly trích, làm giàu các hoạt chất có giá trị cao từ sinh khối vi sinh vật, thực vật, động vật.
- Nghiên cứu công nghệ hóa sinh, vi sinh trong chế biến thực phẩm nhằm đa dạng hóa sản phẩm phục vụ người tiêu dùng.
4. Lĩnh vực năng lượng:
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tảo trong phát triển biodiesel.
- Nghiên cứu công nghệ tạo hydrogen sinh học từ sinh khối nông lâm ngư nghiệp.
5. Lĩnh vực môi trường:
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để tạo các công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học trong cải thiện đất trồng, thủy vực nuôi trồng thủy sản, xử lý nước thải, rác thải và ô nhiễm không khí.
Chương trình số 3: Vật liệu mới và Công nghiệp dược
* Mục tiêu:
- Xây dựng nền công nghệ vật liệu có cơ sở vững chắc và cơ cấu đồng bộ, có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất những vật liệu phục vụ các ngành công nghiệp như: năng lượng, xây dựng, cơ khí chế tạo máy, điện tử, bảo vệ môi trường…
- Nghiên cứu và triển khai sản xuất các loại vật liệu có tính năng kỹ thuật mới, hiện đại trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước.
- Gắn quá trình nghiên cứu với thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp dược nhằm nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước, ưu tiên các dạng bào chế công nghệ cao, chú trọng phát triển hóa dược và dược liệu.
* Nội dung:
1. Vật liệu kim loại:
- Công nghệ luyện kim để sản xuất thép và các loại vật liệu kim loại cơ bản không sử dụng than;
- Công nghệ luyện thép chất lượng cao, thép hợp kim phục vụ cho ngành cơ khí chế tạo máy, công nghệ hóa chất, xi măng, dầu khí, quốc phòng…;
- Công nghệ sản xuất các kim loại sạch và siêu sạch, các kim loại quý hiếm, công nghệ sản xuất các vật liệu kỹ thuật tiên tiến trên cơ sở đất hiếm;
- Công nghệ sản xuất các hợp kim đặc biệt dùng trong công nghiệp điện và điện tử.
2. Vật liệu xây dựng:
- Các loại xi măng bền sulfate, dùng trong công nghiệp khoan và khai thác dầu khí…;
- Các loại vật liệu xây dựng cho nền đất yếu, chịu tải trọng thấp…;
- Các loại vật liệu cách nhiệt, cách âm dùng trong xây dựng dân dụng…
3. Vật liệu gốm sứ, thủy tinh:
- Công nghệ sản xuất gốm sứ có tính năng kỹ thuật cao thay thế một số loại thép và hợp kim;
- Công nghệ sản xuất gốm xốp và màng xúc tác,… dùng trong việc xử lý ô nhiễm môi trường;
- Công nghệ sản xuất thủy tinh y tế, thủy tinh cách điện, sợi thủy tinh cách nhiệt, sợi thủy tinh làm cốt cho các vật liệu tổ hợp.
4. Vật liệu cao phân tử:
- Công nghệ sản xuất vật liệu tổ hợp trên cơ sở vật liệu cao phân tử nhiệt dẻo, nhiệt rắn tăng cường bằng sợi thủy tinh, sợi carbon…;
- Công nghệ sản xuất các vật liệu cao cấp và vật liệu tổ hợp từ cao su thiên nhiên, nhựa thực vật và dầu thực vật;
- Công nghệ sản xuất sơn và các vật liệu tổ hợp bảo vệ chống ăn mòn kim loại…;
- Công nghệ sản xuất các loại màng cao phân tử sinh học hoặc dễ phân hủy sinh học để đáp ứng công tác bảo vệ môi trường.
5. Vật liệu điện tử:
- Công nghệ sản xuất các loại vật liệu và linh kiện cảm biến (bán dẫn, siêu dẫn, các chất dẫn điện mới, gốm dẫn điện) sử dụng trong các thiết bị đo, thiết bị tự động hóa, sinh học, y học…
6. Vật liệu Nano:
- Nghiên cứu ứng dụng các loại vật liệu nano trong công nghệ sản xuất các sản phẩm mực in, các chất cảm quang sử dụng trong điện tử và bán dẫn.
7. Vật liệu Màng mỏng:
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo các loại màng cơ làm lớp chống mài mòn cho các dụng cụ khoan cắt, gọt;
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo các loại màng oxit kim loại, ứng dụng làm màng dẫn điện trong suốt để chế tạo các loại cảm biến khí, pin mặt trời, các màng nhiệt sắc, điện sắc;
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo các loại màng có kích thước nano.
8. Công nghiệp Dược:
- Ưu tiên nghiên cứu và sản xuất thuốc mới từ nguồn dược liệu trong nước đáp ứng nhu cầu và xuất khẩu;
- Ưu tiên phát triển công nghệ sản xuất nguyên liệu hóa dược;
- Ưu tiên nghiên cứu triển khai bào chế các hệ thống trị liệu mới, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới trong bào chế và chiết xuất;
- Nghiên cứu phát triển thuốc mang tên gốc (thuốc generic) thay thế dược phẩm ngoại nhập;
- Nghiên cứu sản xuất vaccin thế hệ mới, thuốc điều trị có nguồn gốc protein tái tổ hợp;
- Xây dựng và chuẩn hóa các mô hình dược lý thực nghiệm để thử hiệu lực của thuốc trên một số bệnh có tần suất cao, dược lý tế bào, dược lý phân tử;
- Nghiên cứu phân tích kiểm nghiệm, tiêu chuẩn hóa phục vụ sản xuất dược phẩm.
Chương trình số 4: Công nghệ Công nghiệp và Tự động hóa
* Mục tiêu:
- Nghiên cứu đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm phục vụ cho việc hiện đại hóa, tự động hóa các ngành sản xuất ở TP.HCM, đặc biệt là 4 ngành ưu tiên: Cơ khí chế tạo máy; Hóa chất; Điện tử - công nghệ thông tin và Chế biến thực phẩm tinh.
- Nghiên cứu chế tạo sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong đó chú trọng những nghiên cứu với mục tiêu tạo ra thiết bị, công nghệ sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.
* Nội dung:
- Nghiên cứu các giải pháp, công nghệ, thiết bị cơ khí hóa – tự động hóa thích hợp cho một số quá trình (hoặc công đoạn) sản xuất nông nghiệp như: gieo cấy, thu hoạch, chế biến nông phẩm sau thu hoạch,… phục vụ khu vực phía Nam, trong đó tập trung cho hai đối tượng cây trồng chính là cây Lúa và cây Mía.
- Nghiên cứu công nghệ và thiết bị chế biến tinh lương thực – thực phẩm.
- Nghiên cứu các giải pháp và thiết bị giúp cho quá trình sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả.
- Nghiên cứu các giải pháp, công nghệ, phương tiện và thiết bị phục vụ công tác quản lý đô thị của Thành phố nhằm góp phần giải quyết vấn đề giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi sinh…
- Nghiên cứu chế tạo các thiết bị phục vụ đào tạo trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, công nghệ cao.
- Các giải pháp tự động hóa chuyên sâu cho từng lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là cho 4 lĩnh vực thành phố đang ưu tiên (cơ khí chế tạo máy, hóa chất, điện tử - công nghệ thông tin và chế biến tinh lương thực – thực phẩm)
* Nội dung ưu tiên kế hoạch năm 2011:
- Nghiên cứu công nghệ và chế tạo thiết bị sản xuất muối tinh
- Nghiên cứu công nghệ và chế tạo thiết bị sản xuất, chế biến tinh mật ong, sữa ong chúa
- Nghiên cứu chế tạo kho hàng tự động (AS/RS)
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng và năng lực chế tạo máy nông nghiệp tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (có thể mở rộng khu vực miền Trung Tây Nguyên) và đề xuất các nghiên cứu có tính khả thi cao để triển khai giai đoạn 2011 – 2015
- Nghiên cứu chế tạo máy thu hoạch mía
- Nghiêu cứu hoàn thiện và chế tạo máy gặt đập liên hợp (lúa) cho đồng bằng Sông Cửu Long
- Nghiên cứu chế tạo các dây chuyền sản xuất thức ăn nổi cho thủy sản
Chương trình số 5: Quản lý đô thị
* Mục tiêu:
- Trong giai đoạn 2011-2015, chương trình Quản lý đô thị tập trung nghiên cứu để xác lập các cơ sở khoa học nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của thành phố trong quá trình phát triển đô thị như thoát nước – chống ngập đô thị; tắt nghẽn giao thông và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng; hoàn thiện công tác quy hoạch xây dựng, thiết kế và quản lý đô thị; xây dựng cơ chế, chính sách để ổn định thị trường bất động sản;…
- Song song đó, chương trình cũng chú trọng nghiên cứu các cơ chế để thu hút nguồn lực tài chính từ mọi thành phần kinh tế để cải tạo và phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị.
* Nội dung:
1. Đô thị hóa, tăng trưởng đô thị và quản lý phát triển đô thị:
- Các mô hình phát triển đô thị hiện đại (đô thị sinh thái, đô thị khoa học, đô thị hiệu quả, đô thị thông minh, …).
- Đô thị cực lớn và các vấn đề phát sinh không theo quy hoạch.
- Vùng đô thị và sự phối hợp phát triển.
- Các giải pháp chống đô thị tự phát.
- Giải pháp phát triển đô thị theo các dự án và chương trình lớn.
- Vai trò của các chủ thể trong phát triển đô thị.
- Quy trình chuẩn cho một dự án đầu tư.
- Các vấn đề của Luật xây dựng.
- Hiện đại hóa phương pháp điều hành, chính phủ điện tử, ISO.
- Hiện đại hóa phương pháp lưu trữ hồ sơ công trình (nổi, ngầm)
2. Quy hoạch và kiến trúc đô thị:
- Đổi mới phương pháp quy hoạch đô thị, giải quyết vấn đề tính khả thi của quy hoạch đô thị.
- Quy chế quản lý đô thị theo quy hoạch.
- Đánh giá, phê bình quy hoạch và kiến trúc.
- Các vấn đề về thiết kế đô thị.
- Đặc trưng kiến trúc thành phố.
- Bảo tồn công trình kiến trúc và bảo tồn cảnh quan đặc trưng.
- Quy hoạch và quản lý công trình ngầm đô thị.
3. Đất đai và thị trường bất động sản:
- Nghiên cứu các vấn đề còn hạn chế của Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản.
- Vấn đề quản lý hiệu quả đất công.
- Giải quyết quyền lợi người đang sử dụng đất và giữ đất cho phát triển đô thị.
- Quan hệ giữa quản lý đất đai với quản lý xây dựng, giữa mục đích sử dụng đất và quyền sử dụng đất.
- Các vấn đề liên quan giữa thị trường bất động sản với thị trường tài chính, chứng khoán.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường bất động sản.
- Hoàn thiện hệ thống đăng ký đất đai và công trình trên đất.
- Vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất.
4. Nhà ở đô thị:
- Các chính sách và giải pháp đảm bảo nhà ở cho cư dân đô thị.
- Chính sách đảm bảo nhà ở cho dân nhập cư.
- Chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở (những tài trợ từ ngân sách).
- Nhà ở cho người có thu nhập thấp.
- Nhà ở tái định cư phục vụ phát triển, chỉnh trang đô thị.
5. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị:
- Chống ngập đô thị.
- Đảm bảo an ninh nước sạch đô thị và vấn đề khai thác, bổ cập và sử dụng nước ngầm.
- Đánh giá hiệu quả đầu tư cho giao thông trong thời gian qua, vấn đề phân bổ nguồn vốn phục vụ phát triển cầu đường.
- Phát triển hệ thống dịch vụ vận tải hành khách công cộng.
- Vấn đề ngầm hóa và phối hợp khai thác hành lang kỹ thuật dọc các tuyến giao thông.
- Chống kẹt xe nội thị và bãi đậu xe.
6. Tài chính đô thị:
- Chính sách tư nhân hóa (PPP) trong đầu tư xây dựng và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội đô thị.
- Cơ sở khoa học để huy động trực tiếp nguồn vốn đầu tư từ các dự án phát triển đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng chung đô thị: Nghiên cứu sâu về BOT, BT, BTO, BOO.
- Sử dụng công cụ tài chính trong việc kích thích đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng.
7. Quản lý xây dựng:
- Các vấn đề kỹ thuật trong khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, bảo trì, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị.
- Các vấn đề về điều tra cơ bản, thống kê liên quan đến việc thiết kế quy hoạch và thiết kế công trình.
- Các công cụ hỗ trợ khảo sát thiết kế, thi công và bảo trì công trình.
- Các vấn đề về vật liệu xây dựng.
- Kỹ thuật theo dõi công trình theo thời gian, trong đó có vấn đề lún của đô thị và tuổi thọ công trình.
- Kỹ thuật thông tin địa lý liên quan tới xây dựng, quy hoạch và quản lý đô thị.
- Các vấn đề về kinh tế xây dựng, chống thất thoát lãng phí trong xây dựng.
- Các chế độ quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn lao động trong xây dựng.
- Nạo vét và giao thông thủy.
8. Quản lý và phát triển giao thông đô thị:
- Mô hình quản lý tích hợp giao thông đô thị.
- Các giải pháp quản lý và giải quyết tắc nghẽn giao thông.
- Điều khiển giao thông đô thị.
- Phát triển giao thông đô thị: mô hình, phương thức, kỹ thuật…
- Giao thông thông minh.
Chương trình số 6: Bảo vệ môi trường, Tài nguyên và Biến đổi khí hậu
* Mục tiêu:
- Xây dựng đề xuất cơ sở khoa học và thực tiễn các giải pháp công nghệ và quản lý có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên tại TP. Hồ Chí Minh, góp phần bảo vệ môi trường hệ thống lưu vực sông Đồng Nai và góp phần phát triển bền vững đất nước.
- Nghiên cứu giải pháp công nghệ và quản lý nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực và thích ứng với biến đổi khí hậu.
* Nội dung:
1. Quản lý môi trường:
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt tại TP.HCM và cơ chế, chính sách phục vụ công tác bảo vệ môi trường & tài nguyên, đặc biệt áp dụng kỹ thuật sinh thái trong bảo vệ môi trường KCN và khu dân cư;
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp môi trường tại TP.HCM.
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ và khuyến khích tái sử dụng nước thải, tận dụng nước mưa trong đô thị và tái sử dụng nước trong công nghiệp. Xây dựng các chính sách hỗ trợ cho các dự án eco-town, biomass town, sử dụng năng lượng tái tạo.
- Đánh giá mức độ tồn tại các chất phá hủy nột tiết EDCs (endocrine disrupting chemicals) trong nguồn nước thô (raw water resources) phục vụ cho cấp nước an toàn. EDCs có thể bao gồm dư lượng dược phẩm, hóa chất, thuốc kháng sinh, PCBs, HAHs, v.v…
- Đánh giá rủi ro môi trường của các nguồn thải, dựa trên mối quan hệ giữa EDCs và độc mãn tính (chronic toxicity) hoặc bioassay, trong nguồn nước thải và kinh rạch thành phố từ đó nghiên cứu đề xuất các quy chuẩn (nồng độ giới hạn) liên quan đến EDCs trong các dòng thải nước thải sinh hoạt, nước thải dịch vụ như bệnh viện và nước thải công nghiệp, bùn thải từ các trạm xử lý nước thải.
- Nghiên cứu và đề xuất các chính sách xây dựng xã hội thải carbon thấp (Low Carbon society).
- Nghiên cứu các mô hình xã hội tiêu thụ bền vững cho TP.HCM đến 2020;
- Nghiên cứu phát triển các mô hình cộng đồng bền vững tại TP.HCM
- Nghiên cứu các giải pháp “xanh hóa” TP.HCM
- Đề xuất các cơ chế tài chính thích hợp cho các hoạt động tái chế bền vững tại TP.HCM.
2. Công nghệ môi trường:
- Đề xuất công nghệ tiên tiến thích hợp thương hiệu Việt Nam về xử lý nước thải công nghiệp, tái chế chất thải và đề xuất biện pháp triển khai vào thực tế;
- Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, công nghệ thân thiện môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm do khí thải, nước thải, chất thải rắn tại TP.HCM.
- Nghiên cứu các công nghệ tái chế có hiệu suất cao và mức sử dụng năng lượng thấp.
- Nghiên cứu triển khai các mô hình xử lý nước thải hợp khối nhằm xử lý nước thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ tại TP.HCM.
- Xử lý nước lợ/nước mặn thành nước ngọt (quan tâm đến hiệu quả kinh tế).
- Đánh giá hiệu quả xử lý EDCs của các trạm xử lý nước cấp. Từ đó đề xuất các giải pháp công nghệ giảm thiểu EDCs khi nguồn nước thô có sự cố EDC.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật – môi trường của các trạm xử lý nước thải bệnh viện và đề xuất mô hình xử lý thích hợp áp dụng cho TP.HCM.
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng hình thành DBPs (Disinfection by-products: các sản phẩm phụ của quá trình khử trùng) của nguồn nước thô và nước cấp, đề xuất các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu sự hình thành DBPs trong các nhà máy cấp nước.
- Nghiên cứu kỹ thuật đánh giá tốc độ phát sinh khí bãi rác (landfill gas) của các bãi rác hiện tại, từ đó đánh giá tiềm năng cho các dự án CDM.
3. Lĩnh vực Tài nguyên:
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường đáp ứng với quy hoạch khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại TP.HCM (tài nguyên đất, nước mặt, nước ngầm, rừng, biển …).
- Quản lý tài nguyên nước TP.HCM/vùng KTTĐ phía Nam trước tác động của biến đổi khí hậu.
- Đánh giá mức độ khan hiếm nguồn tài nguyên nước ngọt cho TP HCM dựa trên chỉ số Water Stress Index, ở các kịch bản quy hoạch phát triển TP đến năm 2030 và kịch bản biến đổi khí hậu khi mực nước biển dâng, từ đó đề xuất các giải pháp tổng thể giảm thiểu chỉ số WSI.
- Đánh giá mức độ tổn thương của tầng nước ngầm (vulnerability) ở các khu công nghiệp từ các số liệu giám sát chất lượng và mực nước ngầm ở TP.HCM. Từ đó đánh giá rủi ro và đề xuất các giải pháp quản lý giảm thiểu tính tổn thương.
4. Lĩnh vực Biến đổi khí hậu:
- Nghiên cứu giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho các KCX-KCN TP.HCM;
- Nghiên cứu các mô hình “Green Building” trong điều kiện kinh tế - xã hội – môi trường TP.HCM.
- Đánh giá các khu vực chịu rủi ro nhiễm mặn khi mực nước biển dâng và đề xuất các phương án kỹ thuật và quản lý thích ứng khi nguồn nước ngọt khan hiếm.
- Dự báo sự thay đổi sử dụng đất (land use) ở TP.HCM dưới tác động của biến đổi khí hậu và nghiên cứu xây dựng quy hoạch sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Thực hiện các nội dung do ban chỉ đạo chương trình biến đổi khí hậu TP.HCM đặt hàng (Các giải pháp công nghệ và quản lý nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực và thích ứng với biến đổi khí hậu).
Chương trình số 7: Khoa học Xã hội – Nhân văn và Đổi mới cơ chế quản lý
* Mục tiêu:
Tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản, cấp thiết của thành phố trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, cung cấp hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xác định các chính sách, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội IX của thành phố phục vụ trực tiếp việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đô thị bền vững, đậm đà bản sắc dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tính năng động sáng tạo của nhân dân thành phố, huy động mọi nguồn lực đáp ứng nhu cầu sự nghiệp xây dựng TP.HCM thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại.
* Nội dung:
1. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng phát triển và năng lực cạnh tranh.
- Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế TP.HCM phù hợp với vị trí, vai trò của Thành phố.
- Nghiên cứu đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu 4 nhóm ngành công nghiệp chủ lực theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII (cơ khí; điện tử - viễn thông – tin học; công nghiệp hóa chất và dược phẩm; chế biến lương thực – thực phẩm giá trị gia tăng cao) và hướng phát triển tiếp theo.
- Nghiên cứu đánh giá chuyển dịch cơ cấu 9 nhóm ngành dịch vụ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII.
- Đánh giá mối quan hệ kinh tế giữa TP.HCM với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Đánh giá tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với kinh tế trên địa bàn thành phố trong thời gian qua và xu hướng, động thái trong thời gian tới.
- Những giải pháp để hoàn thiện hệ thống thị trường tài chính TP.HCM.
- Mô hình đầu tư công – tư (PPP) và vấn đề đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị.
- Nghiên cứu mô hình “cụm sản xuất” (clusters) đối với TP.HCM.
- Nghiên cứu các cơ chế tạo ra những động lực để thúc đẩy huy động và phát triển các nguồn lực: nhân lực, tài chánh, khoa học kỹ thuật…
- Những nội dung mới trong quản lý kinh tế như: franchise (nhượng quyền thương mại), thương hiệu (các ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, các sản phẩm chủ lực, các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối,…).
- Tái cấu trúc các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp nhà nước) và nâng cao trình độ công nghệ.
2. Các vấn đề xã hội.
- Những vấn đề cấp bách và các yếu tố tác động đến sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Thành phố thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Phân tầng xã hội: thực trạng, xu hướng và định hướng chính sách.
- Các lĩnh vực chính sách xã hội chủ yếu của thành phố: hệ thống an sinh xã hội, y tế, giáo dục, nhà ở.
- Vị thế và vai trò của các giai tầng và nhóm xã hội chủ yếu và đặc thù: công nhân công nghiệp, thương nhân, công chức Nhà nước, trí thức, thanh niên, trẻ em, người cao tuổi, các nhóm yếu thế xã hội, người di dân, người ven đô, các nhóm tiểu văn hóa, v.v.
- Công tác xã hội ở thành phố: triết lý, hình thái hoạt động, tổ chức, nhân lực.
- Các tổ chức xã hội và các tổ chức tự quản nhân dân: vị trí và vai trò trong đời sống Thành phố.
- Các nghiên cứu về lịch sử xã hội thành phố.
- Đời sống các tôn giáo ở Thành phố.
- Tác động của quan hệ tộc người đến sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở TP.HCM thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- An ninh xã hội và tội phạm xã hội ở thành phố trong quá trình đẩy mạnh hội nhập – hiện trạng, chính sách, quản lý và giải pháp phòng ngừa.
3. Nguồn nhân lực:
- Nghiên cứu các cơ sở khoa học để xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố;
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và thu hút các nhà khoa học để đáp ứng nhu cầu về giáo dục và nghiên cứu trong giai đoạn tới.
- Nghiên cứu, đánh giá số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trong chính quyền, đoàn thể của TP.HCM, để từng bước đào tạo bổ sung cập nhật kiến thức.
- Nghiên cứu đặt hàng cho một số cơ sở đào tạo tại TP.HCM (có thể liên kết với các nước có kinh nghiệm) để đào tạo đội ngũ chuyên gia trong một số lĩnh vực ưu tiên phát triển của thành phố: Quản lý đô thị, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh an toàn thực phẩm,…
4. Văn hóa, con người và truyền thống lịch sử:
Đây là lĩnh vực rộng, bao gồm một tập hợp các chủ đề nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội về phát triển các yếu tố của văn hóa tại TP.HCM trong điều kiện đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội theo chiều sâu và tích cực hội nhập quốc tế, nhằm phát hiện các tiềm năng của mọi tầng lớp cư dân thành phố trong việc xây dựng một nền văn hóa đô thị phát huy được các giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời cởi mở đón nhận những giá trị tích cực của thế giới hiện đại thông qua giao lưu và tiếp biến văn hóa; tìm con đường và giải pháp đưa những nhân tố văn hóa vào trong hoạt động kinh tế, trong tổ chức đời sống đô thị văn minh, hiện đại và trong lối sống cư dân đô thị - có lưu ý đến sức sống của các định chế văn hóa và xã hội đã có và đang được gây dựng.
Từ đó xác định ba nhóm chủ đề để định hướng cho việc nghiên cứu trong 5 năm sắp tới:
a. Nhóm chủ đề “Nhân tố văn hóa phía sau các thành công kinh tế ở TP.HCM”
- Khảo sát các nhân tố văn hóa đứng phía sau một số thành công kinh tế điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu trình độ phát triển văn hóa kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh ở cấp độ xã hội, và văn hóa doanh nghiệp ở cấp độ công ty (có chú ý đến vai trò thúc đẩy của Nhà nước, các hiệp hội doanh nhân và truyền thông đại chúng).
b. Nhóm chủ đề “Văn hóa trong đời sống của cơ cấu xã hội”
- Nhận biết và phát huy các giá trị văn hóa trong đời sống gia đình đô thị ngày nay:
+ Những đồng thuận và xung đột trong quan niệm về tình yêu, tình dục, hôn nhân, ly hôn;
+ Khuynh hướng phát triển của các gia đình trẻ;
+ Những hiện tượng mới của hôn nhân xuyên quốc gia;
+ Tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em; nạn mại dâm; bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
- Đặc điểm các quan hệ giới và cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới trên lĩnh vực lao động, việc làm, phân bổ quyền lực trong gia đình và trong hoạt động chính trị của nam nữ công dân.
- Khảo sát và đánh giá sự đáp ứng của các tầng lớp cư dân đô thị đối với cuộc vận động xây dựng văn minh đô thị và đề xuất những giải pháp nhằm làm cho những giá trị ứng xử văn hóa nơi công cộng được gìn giữ và phát triển lâu bền trong lối sống thị dân.
- Khảo sát những khía cạnh thành công thực chất của cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh và những vấn đề còn tồn tại, nhằm đề xuất những cải tiến căn bản cho việc hình thành những giá trị đích thực trong đời sống gia đình và các cụm dân cư đô thị.
- Nghiên cứu các tiểu văn hóa (sub-culture) trong lòng đô thị hiện đại: Xác lập các lý thuyết và quan điểm đánh giá – Nhận biết thực trạng tình hình – Phát hiện các con đường vận dụng các giá trị tiểu văn hóa để làm phong phú hóa đời sống tinh thần và diện mạo văn hóa đô thị (tiểu văn hóa thanh niên đô thị; tiểu văn hóa các nhóm tộc người; tiểu văn hóa các nhóm tín ngưỡng, tôn giáo…).
c. Nhóm chủ đề “Bản sắc văn hóa dân tộc trong đô thị hiện đại hóa”.
- Nghiên cứu bảo tồn và hòa nhập các giá trị văn hóa dân gian, dân tộc vào đời sống hiện đại của thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt chú ý đến các lĩnh vực kiến trúc đô thị, giao lưu nghệ thuật, phát triển du lịch, chăm sóc và hoàn thiện các lễ hội truyền thống và hiện đại, và vun trồng phong cách ứng xử chân thật, cởi mở của truyền thống người Nam Bộ Việt Nam.
- Nhận biết sự biến đổi nhu cầu và thị hiếu của các tầng lớp thị dân đối với các loại hình văn hóa – nghệ thuật và đề xuất các cung cách để thỏa mãn các nhu cầu ấy.
- Khảo sát và đánh giá đặc điểm, thế mạnh và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động giao lưu văn hóa của thanh niên thành phố với tuổi trẻ đô thị trên thế giới thông qua du lịch, du học, các cuộc đua tài trong thể thao, khoa học và nghệ thuật – coi đây cũng là một kênh giao lưu và tái tạo văn hóa quan trọng của một đô thị lớn.
- Vị thế và vai trò văn hóa – xã hội của thành phố trong tương quan với cả nước và khu vực.
- Nghiên cứu các vấn đề về truyền thống lịch sử văn hóa – xã hội thành phố.
5. Hệ thống chính trị:
- Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền các cấp trong điều kiện xây dựng chính quyền đô thị.
- Nghiên cứu xây dựng môi trường văn hóa trong tổ chức Đảng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Nghiên cứu mô hình tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Đảng và các đoàn thể chính trị trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nghiên cứu đổi mới phong cách lãnh đạo, nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo và quản lý cấp thành phố.
- Các giải pháp đấu tranh chống các quan điểm sai trái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong quá trình hội nhập.
6. Quản lý Nhà nước và cải cách hành chính – Nâng cao năng lực chính quyền địa phương:
- Nghiên cứu chức năng của nền dịch vụ hành chính bảo đảm sự phát triển đô thị bền vững.
- Nghiên cứu đổi mới chức năng nhiệm vụ của các sở quản lý nhà nước và cơ quan tham mưu của UBND thành phố.
- Nghiên cứu phân cấp giữa thành phố và quận huyện theo hướng nâng cao quyền hạn và trách nhiệm, tính tự chủ của các quận đô thị hóa.
- Nghiên cứu các định chế công phi lợi nhuận.
- Phân tích chỉ số PCI của TP.HCM nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương.
- Khảo sát, đánh giá thí điểm mô hình “chính quyền đô thị” cấp quận, phường theo Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa X).
Chương trình số 8: Giáo dục và Đào tạo
* Mục tiêu:
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, góp phần phát triển giáo dục – đào tạo TP.HCM hướng tới trình độ ngang tầm với khu vực.
* Nội dung:
1. Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
- Đánh giá kết quả và những bài học từ hoạt động giáo dục và đào tạo TP.HCM giai đoạn 2005-2010.
- Nghiên cứu tiếp cận các mô hình và nội dung giáo dục phổ thông của khu vực và thế giới.
- Các giải pháp giáo dục toàn diện: giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, bản sắc dân tộc, tính nhân văn và ý thức công dân cho thế hệ trẻ.
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục phổ thông và đại học;
- Đánh giá hệ thống các trường có yếu tố nước ngoài theo hiệu quả đào tạo đáp ứng đòi hỏi của thực tế đất nước và hội nhập.
- Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại TP.HCM: Xây dựng mô hình liên kết dạy nghề giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp và với các hiệp hội nghề nghiệp.
2. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Tư vấn học đường và hướng nghiệp.
- Giáo dục giá trị nghề nghiệp.
* Đề tài đặt hàng:
- Các yêu cầu và nội dung để xây dựng trường phổ thông theo chuẩn quốc tế (chương trình, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, kinh phí, cơ chế chính sách và quản lý).
Chương trình số 9: Thể dục Thể thao
* Mục tiêu:
Tập trung đầu tư các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực thể dục thể thao quần chúng, thể dục thể thao trường học, thể thao thành tích cao và các lĩnh vực khoa học ứng dụng trong ngành thể dục thể thao.
* Nội dung:
1. Thể dục thể thao cho mọi người:
- Nghiên cứu thực tiễn và các giải pháp phát triển cho các đối tượng như: Thể dục Thể thao quần chúng, TDTT trường học, TDTT cho người khuyết tật, người lớn tuổi…
2. Thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp:
- Nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai KH&CN tiên tiến trên thế giới; về lĩnh vực thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp cải tiến, đổi mới các phương tiện, phương pháp, quy trình tuyển chọn, huấn luyện và các biện pháp hỗ trợ nhằm tạo sự đột phá mới trong thành tích thể thao.
3. Y sinh học TDTT:
- Nghiên cứu các lĩnh vực sinh lý, sinh cơ, sinh hóa, y học TDTT, dinh dưỡng, di truyền… cho các đối tượng khác nhau.
4. Quản lý TDTT:
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng các hoạt động quản lý TDTT, xây dựng các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa TDTT; cải cách quản lý nhà nước trong lĩnh vực TDTT; xây dựng thể chế, cơ chế mới cho các hoạt động TDTT.
5. Kinh doanh TDTT:
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng các hoạt động kinh tế thể thao qua đó xây dựng các giải pháp phát triển sản nghiệp thể thao (kinh doanh TDTT) ở 2 loại hình vật chất và phi vật chất.
6. Xây dựng chương trình nghiên cứu dài hạn trong các lĩnh vực mới phát triển:
- Thể thao giải trí, du lịch thể thao, thể thao điện tử (E-Sport), thể thao trí tuệ.
7. Cơ sở vật chất TDTT:
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất – kỹ thuật TDTT, về tài chính TDTT; qua đó xây dựng các giải pháp hiện đại hóa các điều kiện cơ bản và các phương án tối ưu đầu tư tài chính cho sự phát triển TDTT ở TP.HCM.
Chương trình số 10: Khoa học và Công nghệ Năng lượng
* Mục tiêu chung:
Xây dựng nền tảng khoa học và công nghệ phục vụ chương trình an ninh năng lượng của thành phố đến năm 2015, tầm nhìn 2020 về việc sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng truyền thống và khai thác các dạng năng lượng tái tạo và sạch để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường thành phố và góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; nâng cao trình độ công nghệ năng lượng của TP.HCM hòa nhập khu vực và thế giới.
* Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần xây dựng đội ngũ chuyên gia, nguồn nhân lực trình độ cao, làm chủ được các công nghệ năng lượng tiên tiến.
- Hợp tác xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học, các dây chuyền công nghệ tiên tiến đẳng cấp khu vực và thế giới trong lĩnh vực năng lượng.
- Thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 52-CTr/TU của Thành ủy TP.HCM về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050.
* Các định hướng nghiên cứu:
1. Cơ chế, chính sách
- Các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy và chế tài hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
- Các cơ chế, chính sách khuyến khích việc sử dụng các loại nhiên liệu sạch, năng lượng mặt trời tại TP.HCM hỗ trợ phụ tải lưới điện thành phố…;
- Cơ chế thúc đẩy hợp tác quốc tế để chuyển giao và làm chủ các công nghệ năng lượng tiên tiến;
- Các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất sản phẩm có hiệu suất năng lượng cao, các công nghệ năng lượng tái tạo tiên tiến và hiện đại.
2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Hệ thống cơ sở dữ liệu tiêu thụ năng lượng của thành phố phục vụ cho công tác quản lý và hoạch định sử dụng năng lượng;
- Các giải pháp thiết kế các công trình xây dựng tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên tại chỗ, giảm thiểu sử dụng điện năng;
- Xây dựng các định mức tiêu hao năng lượng cho các ngành công nghiệp sản xuất, xây dựng và sinh hoạt;
- Các giải pháp quản lý, kỹ thuật và công nghệ nhằm tiết kiệm điện trong các công trình thương mại;
- Tiết kiệm năng lượng trong thiết kế, xây dựng và khai thác;
- Các giải pháp quản lý, kỹ thuật, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả năng lượng cho các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm của thành phố;
- Các giải pháp công nghệ phục vụ phát triển lưới điện thông minh (smart grid);
- Các kỹ thuật và công nghệ tích trữ năng lượng.
3. Nhiên liệu sinh học
- Các công nghệ sản xuất dầu sinh học (biodiesel) từ các loại dầu có nguồn gốc động, thực vật;
- Các công nghệ sản xuất cồn sinh học (bio-ethanol, butanol) từ cellulose;
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học và khuyến khích phát triển việc nuôi trồng các loại tảo có hàm lượng dầu cao và hỗ trợ triển khai công nghệ sản xuất dầu sinh học từ tảo, vi tảo;
- Các công nghệ chế biến khí sinh học (biogas) phục vụ cho giao thông và công nghiệp;
- Các vấn đề liên quan đến quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ ngành sản xuất nhiên liệu sinh học.
4. Năng lượng tái tạo và năng lượng sạch
- Cơ sở dữ liệu các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng tái sinh chất thải;
- Nghiên cứu, chế tạo pin mặt trời (solar cell) có hiệu suất từ 17% trở lên;
- Nghiên cứu, chế tạo các chủng loại pin mặt trời giá rẻ;
- Các thiết bị, công nghệ sản xuất điện từ nhiệt mặt trời;
- Nghiên cứu, chế tạo, hỗ trợ triển khai công nghệ sản xuất tuabin gió công suất nhỏ;
- Nghiên cứu, hỗ trợ chuyển giao công nghệ tuabin gió hiệu suất cao;
- Nghiên cứu triển khai hệ thống điện mặt trời và điện gió nối lưới ở nhiều quy mô khác nhau;
- Các dự án trình diễn công nghệ tiết kiệm năng lượng, điện mặt trời, điện gió…
- Các loại pin nhiên liệu (fuel cell) phục vụ cho các thiết bị xách tay, phương tiện giao thông, phát điện tại chỗ…;
- Các thiết bị, công nghệ hóa khí sinh khối.
5. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Đề xuất tiêu chuẩn hóa, quy chuẩn hóa các sản phẩm và công nghệ sản xuất các loại nhiên liệu sinh học;
- Đề xuất tiêu chuẩn hóa các thiết bị và công nghệ năng lượng tái tạo và thiết bị ngoại vi;
- Các quy chuẩn kỹ thuật đấu nối các hệ thống điện mặt trời và điện gió vào lưới điện quốc gia.
Chương trình số 11: Phát triển Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm
* Mục tiêu:
- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp đô thị.
- Nghiên cứu phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững và kiểm soát dịch bệnh.
- Nghiên cứu áp dụng quy trình GAP (phù hợp tiêu chuẩn thế giới) trên cây trồng, gia súc, thủy sản.
- Đẩy mạnh công nghệ cao và chọn tạo giống mới để nâng cao hiệu quả, năng suất cây trồng vật nuôi.
- Xây dựng chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thực phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Nội dung:
A- Trồng trọt:
- Tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp sản xuất an toàn (liên quan đất, nước, sản phẩm) theo các tiêu chuẩn trong và ngoài nước được công nhận, có chú trọng biện pháp cơ giới.
- Nhập nội, tuyển chọn, lai tạo, sản xuất các loại rau, hoa, cây kiểng… có khả năng xuất khẩu và cung cấp giống cho thành phố và miền Đông Nam bộ.
- Xây dựng quy trình khảo nghiệm, đánh giá tác động môi trường, an toàn sinh học của các giống cây trồng chuyển gen.
B- Chăn nuôi:
- Công nghiệp hóa các giống có giá trị kinh tế cao ngoài các giống truyền thống.
- Tin học hóa công tác giống, đưa các biện pháp quản lý giống đến tận hộ chăn nuôi, nghiên cứu lai tạo cải thiện chất lượng giống.
- Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật công nghệ cao tăng năng suất nuôi và cung cấp các giống thương phẩm an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường.
C- Thủy hải sản:
- Nghiên cứu sản xuất và cung cấp giống các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao cho các tỉnh miền biển.
- Phát hiện và cho sinh sản nhân tạo các giống cá hiện hữu trong tự nhiên có khả năng phát triển thành cá cảnh.
- Khai thác tiềm năng kinh tế biển và nuôi trồng các thủy hải sản đặc hữu có giá trị của vùng biển Cần Giờ.
- Phát triển các mô hình GAP trong nuôi trồng thủy sản.
- Ứng dụng vaccine, các chế phẩm sinh học phòng trị bệnh và xử lý môi trường, các loại thức ăn tổng hợp giàu dinh dưỡng cho vật nuôi thủy sản.
D- Lâm nghiệp và cảnh quan đô thị:
- Củng cố và phát triển hiệu quả rừng phòng hộ và khu bảo tồn sinh quyển.
- Nghiên cứu các biện pháp đa dạng hóa cảnh quan và tăng diện tích xanh đô thị.
- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chế biến gỗ và các sản phẩm kết hợp với gỗ tạo ra sản phẩm thân thiện môi trường.
- Đa dạng sinh học rừng trồng kết hợp phát triển các loài cây làm dược phẩm, mỹ phẩm có giá trị cao.
E- Chế biến lương thực thực phẩm:
- Nghiên cứu cải tiến các kỹ thuật về chế biến hoặc bảo quản nhằm hạn chế tổn thất sản xuất, giảm lượng phế thải gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng.
- Nghiên cứu chế biến thực dược từ nguyên liệu trong nước phù hợp từng đối tượng và lứa tuổi người tiêu dùng.
- Nghiên cứu và phổ biến các kỹ thuật chẩn đoán nhanh góp phần đánh giá vệ sinh an toàn trên thực phẩm.
- Xây dựng các dự án quản lý chất lượng toàn diện (TQM) cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố.
F- Phát triển nông thôn:
- Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ và cụ thể để tiếp tục thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp các huyện ngoại thành.
- Phát triển vai trò trung tâm của thành phố trong các mô hình liên kết nông nghiệp với các tỉnh thành phục vụ xuất khẩu.
- Nghiên cứu giải pháp phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong thời kỳ nông nghiệp đô thị.
- Xây dựng những mô hình hoạt động kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp hiệu quả.
Chương trình số 12: Y tế và Bảo hộ Lao động
* Mục tiêu:
- Làm chủ và phát triển y tế kỹ thuật cao kết hợp sử dụng vốn quý của nền y học cổ truyền Việt Nam, tạo ra tiềm lực KHCN trong lĩnh vực y tế tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế.
- Chú trọng các nghiên cứu cải thiện công tác an toàn – vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất tại TP.HCM.
* Nội dung:
1. Y học lâm sàng và cận lâm sàng
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán (chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao, sinh học phân tử) và trong điều trị (vi phẫu thuật, phẫu thuật bằng robot, ứng dụng laser);
- Nghiên cứu kết hợp Đông Tây y trong phục hồi chức năng và bệnh mãn tính;
2. Y học cộng đồng
- Xác định “Chỉ số sức khỏe và bệnh tật” của người dân thành phố.
- Nghiên cứu các chiến lược và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu ở một thành phố lớn trong quá trình CNH-HĐH.
- Nghiên cứu tình hình và dự báo tiến triển các bệnh mãn tính không lây (tim mạch, tiểu đường…) và đề xuất các biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu sự gia tăng bệnh.
- Nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa các dịch bệnh truyền nhiễm vùng nhiệt đới.
- Nghiên cứu nâng cao tuổi thọ và chất lượng cuộc sống ở người già.
- Nghiên cứu và triển khai các biện pháp nâng cao công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Nghiên cứu các giải pháp y – xã hội học góp phần phòng ngừa các dịch bệnh truyền nhiễm vùng nhiệt đới.
3. Quản lý y tế
- Nghiên cứu biện pháp quản lý ngành phù hợp chủ trương xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe (chính sách, kế hoạch, lộ trình…)
- Nghiên cứu chiến lược đào tạo ban đầu và đào tạo liên tục cán bộ y tế để có khả năng tiếp cận và tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới.
- Nghiên cứu chiến lược trang thiết bị ngành y tế TP.HCM thực hiện theo chủ trương: kỹ thuật cao, kinh phí thấp.
- Mô hình quản lý, sử dụng dược phẩm trong các bệnh viện, trung tâm y tế.
Chương trình số 13: Vườn ươm sáng tạo KH-CN trẻ
* Mục tiêu:
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho lực lượng KH&KT trẻ tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM
- Phát huy hiệu quả tiềm lực KH&CN trên địa bàn TP, đặc biệt đối với các đối tượng là sinh viên, thanh niên công nhân, các giảng viên trẻ và nghiên cứu viên trẻ của các trường viện.
- Góp phần thúc đẩy lòng đam mê sáng tạo và nghiên cứu khoa học của lực lượng trẻ thành phố.
- Hướng tới xã hội hóa vốn đầu tư, thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho phát triển KH&CN.
* Nội dung:
- Đẩy mạnh nghiên cứu triển khai ứng dụng và chú trọng nghiên cứu cơ bản gắn liền với mục tiêu và nội dung của các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ bao gồm các lĩnh vực:
+ Công nghệ thông tin: đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng CNTT vào các ngành kinh tế - xã hội và góp phần hỗ trợ các ngành phát triển;
+ Công nghệ sinh học: đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển giống cây, giống con chất lượng cao, trong các lĩnh vực y dược, chế biến thực phẩm và bảo vệ môi trường, năng lượng;
+ Vật liệu mới: ưu tiên các đề tài nghiên cứu vật liệu thay thế ngoại nhập, vật liệu mới công nghệ cao, công nghệ Nano, vật liệu Composite;
+ Cơ khí – Tự động hóa: phục vụ hiện đại hóa công nghiệp, nghiên cứu chế tạo các robot phục vụ sản xuất, sinh hoạt và giải trí.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học xã hội thuộc các lĩnh vực:
+ Khoa học xã hội: Nghiên cứu hoàn thiện mối quan hệ của TP.HCM với khu vực và thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa. Tiếp tục nghiên cứu làm rõ lịch sử phát triển, đặc điểm con người và văn hóa TP.HCM;
+ Quản lý đô thị: nghiên cứu đề xuất hướng giải quyết những vấn đề mới trong công tác QLĐT – GTCC, nhằm tăng cường tính hiệu lực của quản lý Nhà nước;
+ Kinh tế: Nghiên cứu chính sách cơ chế quản lý và giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn TP.HCM, chuẩn bị điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới;
+ Giáo dục đào tạo: trường lớp giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục kỹ thuật nghiệp vụ và các trường THCN, Cao đẳng, Đại học trên địa bàn TP.HCM. Định hướng chọn ngành nghề và định hướng giá trị nghề nghiệp trong xã hội cho SVHS. Giải pháp thu hút, khuyến khích thanh niên vào học các nghề khó tuyển sinh;
+ Thể dục thể thao: nghiên cứu về thể dục thể thao cho mọi người, học sinh các cấp, thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp, nghiên cứu đánh giá thực trạng các hoạt động quản lý TDTT qua đó xây dựng các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa TDTT; cải cách quản lý nhà nước trong lĩnh vực TDTT.
Chương trình số 14: Nghiên cứu Cơ bản
* Mục tiêu:
Xây dựng và triển khai các đề tài nghiên cứu cơ bản có định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ cao, phục vụ phát triển bền vững và đào tạo nhân lực trình độ cao cho thành phố.
* Nội dung:
- Nghiên cứu các vấn đề về khoa học cơ bản (cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) ưu tiên có định hướng ứng dụng cho TP.HCM;
- Nghiên cứu cơ bản định hướng phát triển công nghệ sinh y học, tin sinh học, cơ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ sinh học nano.
- Nghiên cứu tổ chức ngân hàng gen đa cloning phục vụ cho các nghiên cứu tạo giống mới bằng kỹ thuật tái tổ hợp DNA.
B. CÁC QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN THAM GIA SƠ TUYỂN ĐỀ TÀI
I. Những quy định chung:
Điều 1.
1. Việc sơ tuyển đề tài, dự án KH&CN là quá trình xem xét đánh giá các hồ sơ tham gia sơ tuyển để lựa chọn tổ chức và cá nhân có số điểm đạt yêu cầu chuẩn bị đưa vào kế hoạch KH&CN hàng năm của thành phố.
2. Đề tài KH-CN phải đảm bảo có giá trị khoa học và công nghệ, có tính mới, tính sáng tạo, tính tiên tiến về công nghệ, tính cấp thiết, tính thực tiễn, tính khả thi và tính liên ngành.
3. Dự án KH&CN chủ yếu tập trung triển khai kết quả nghiên cứu của các chương trình khoa học và công nghệ ưu tiên, phục vụ phát triển các ngành kinh tế quan trọng, tạo ra quy trình công nghệ và sản phẩm mới có chất lượng và tính cạnh tranh cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
4. Đề tài cùng nội dung nghiên cứu (đã, đang hoặc chờ nhận kinh phí nghiên cứu thuộc ngân sách Nhà nước hoặc các nguồn vốn khác) không được đăng ký sơ tuyển.
5. Các đề tài đăng ký thuộc chương trình Vườn ươm Sáng tạo KH&CN trẻ có quy định bổ sung như sau:
- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Phát triển KH&CN trẻ.
- Độ tuổi của chủ nhiệm đề tài dưới 35 tuổi.
- Không chủ trì quá 02 đề tài đã được xét duyệt, nghiệm thu trong chương trình.
- Kinh phí thực hiện ≤ 80 triệu.
Điều 2.
1. Các đề tài, dự án KH&CN được ưu tiên:
- Giải quyết các vấn đề đặt hàng, các dự án lớn của thành phố.
- Các dự án sản xuất thử nghiệm trên cơ sở đề tài đã được nghiệm thu.
- Các đề tài có nhiều địa chỉ ứng dụng và có các nguồn kinh phí khác ngoài kinh phí từ ngân sách.
2. Các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án sản xuất thử nghiệm từ năm 2010 được chia thành 3 nhóm:
- Các đề tài nghiên cứu cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn được ngân sách đầu tư 100% kinh phí nghiên cứu.
- Các đề tài nghiên cứu triển khai sẽ theo cơ chế đồng đầu tư, tỷ lệ đầu tư từ ngân sách và cơ quan ứng dụng được hai bên thỏa thuận.
- Các dự án nghiên cứu lớn, tạo sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao, tạo sản phẩm mới. Ngân sách đầu tư kinh phí lớn, thu hồi từ chuyển giao công nghệ.
Điều 3.
1. Các tổ chức, cơ quan (dưới đây gọi là tổ chức) có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực khoa học và công nghệ của đề tài, dự án đều có quyền tham gia đăng ký chủ trì đề tài, dự án.
2. Mỗi tổ chức được đồng thời chủ trì nhiều đề tài, dự án phù hợp với lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức và phải đảm bảo có đủ số lượng cán bộ khoa học, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Mỗi đề tài, dự án chỉ có một cơ quan chủ trì thực hiện.
3. Cá nhân đăng ký tham gia thực hiện đề tài, dự án (làm chủ nhiệm) phải có chuyên môn cùng lĩnh vực khoa học và công nghệ mà mình đăng ký (được đào tạo hoặc làm việc ít nhất 3 năm trong lĩnh vực đó) hoặc liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ đó (kèm theo điều kiện đội ngũ cộng tác viên tham gia đề tài phải có chuyên môn phù hợp cùng lĩnh vực).
4. Mỗi cá nhân không đồng thời làm chủ nhiệm hoặc đồng chủ nhiệm quá 2 đề tài, hoặc 1 dự án cấp thành phố (cho đến khi nghiệm thu). Mỗi đề tài, dự án có tối đa 2 đồng chủ nhiệm.
5. Cá nhân đăng ký thực hiện đề tài, dự án bị trễ hạn quá 18 tháng chưa nghiệm thu, chưa quyết toán (không chứng minh được lý do chính đáng) sẽ không được đăng ký thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong 2 năm tiếp theo tính từ thời điểm nghiệm thu hoặc thanh lý và quyết toán kinh phí, hoặc bị xuất toán thu hồi lại kinh phí đã cấp.
6. Các tổ chức có 3 đề tài, dự án trễ hạn hoặc không quyết toán kinh phí trên 18 tháng trở lên thì không được đăng ký chủ trì đề tài, dự án trong 2 năm tiếp theo tính từ thời điểm nghiệm thu hoặc thanh lý và quyết toán kinh phí, hoặc bị xuất toán thu hồi lại kinh phí đã cấp.
II. Đăng ký tham gia sơ tuyển
Điều 4. Hồ sơ đăng ký tham gia sơ tuyển gồm những văn bản dưới đây:
1. Phiếu đăng ký đề tài, dự án KH&CN sơ tuyển năm 2011 (theo mẫu)
2. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký đề tài (theo mẫu)
3. Tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài (theo mẫu)
4. Danh mục phụ lục đính kèm (nếu có)
5. Riêng hồ sơ đăng ký dự án KH&CN cần kèm theo các văn bản, tài liệu liên quan các đề tài KH&CN đã được nghiệm thu.
Điều 5.
1. Cá nhân và tổ chức tham gia sơ tuyển đề tài cần gửi bộ hồ sơ (mỗi bộ gồm 01 bản gốc và 11 bản sao) gửi đến Phòng Quản lý Khoa học – Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, số 244 Điện Biên Phủ Quận 3 TP.HCM (trực tiếp hoặc qua bưu điện) trong thời hạn quy định.
2. Hồ sơ phải nộp đúng hạn, ngày nhận hồ sơ được tính là ngày ghi dấu của bưu điện (nếu nộp qua đường bưu điện) hoặc ngày nhận trực tiếp tại phòng Quản lý Khoa học.
Điều 6.
Trong khi chưa hết thời hạn nộp hồ sơ, cá nhân và tổ chức đăng ký tham gia sơ tuyển có quyền rút hồ sơ, thay đổi hồ sơ mới, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ đã gửi đến Phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM. Mọi bổ sung và sửa đổi phải được thực hiện trong thời hạn quy định.
III. Tổ chức hội đồng đánh giá hồ sơ
Điều 7. Thời hạn nhận hồ sơ
Hồ sơ sẽ được nhận kể từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 30 tháng 6 năm 2010
Điều 8.
1. Những hồ sơ thỏa mãn các điều kiện quy định tại điều 3, 4, 5 nêu trên được đưa vào xem xét đánh giá.
2. Chủ nhiệm đề tài và những người tham gia thực hiện đề tài nào thì không được tham gia chấm điểm đề tài đó.
3. Việc đánh giá hồ sơ được tiến hành bằng phương pháp chấm điểm theo điều 9 của quy định này.
Điều 9. Hội đồng sơ tuyển
1. Sở Khoa học và Công nghệ thành lập các Hội đồng sơ tuyển theo từng chuyên ngành.
2. Mỗi hội đồng có từ 7 đến 11 thành viên, gồm đại diện các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu lĩnh vực được giao đánh giá, đại diện các cơ sở đăng ký áp dụng kết quả nghiên cứu, các nhà kinh tế, các nhà quản lý, thành viên các Ban chủ nhiệm chương trình KH&CN của TP.HCM.
3. Hội đồng họp thảo luận, đánh giá bằng cách bỏ phiếu kín chấm điểm.
4. Nếu phiếu điểm có sự chênh lệch điểm từ 30% so với điểm trung bình của hội đồng thì phiếu điểm đó không có giá trị và bị loại bỏ.
IV. Mẫu chấm điểm của Hội đồng sơ tuyển
Điều 10. Mỗi hồ sơ của đề tài được Hội đồng sơ tuyển chấm điểm tối đa đối với từng nội dung đánh giá theo mẫu sau:
STT |
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ |
KHỐI |
KHỐI |
KHỐI |
1 |
Tính cấp thiết của đề tài, dự án (mức độ phù hợp và đáp ứng các nhiệm vụ mục tiêu trọng điểm được xác định, các nhu cầu cấp bách của thành phố) |
10 |
10 |
5 |
2 |
Tính mới và sáng tạo của cách tiếp cận nghiên cứu |
5 |
5 |
15 |
3 |
Mục tiêu, nội dung, phương pháp và sản phẩm nghiên cứu, bao gồm: |
35 |
40 |
45 |
3.1. Mục tiêu nghiên cứu (rõ ràng, khả thi, phù hợp với vấn đề cần giải quyết) |
5 |
10 |
5 |
|
3.2. Nội dung nghiên cứu (tính logic và phù hợp của các nội dung nghiên cứu để đạt mục tiêu nghiên cứu) |
15 |
15 |
20 |
|
3.3. Phương pháp nghiên cứu (đầy đủ, cập nhật và phù hợp để đạt mục tiêu nghiên cứu) |
10 |
10 |
10 |
|
3.4. Sản phẩm nghiên cứu (đầy đủ, hợp lý so với mục tiêu và nội dung nghiên cứu) |
5 |
5 |
10 |
|
4 |
Thời gian và kinh phí nghiên cứu |
5 |
5 |
5 |
5 |
Năng lực chuyên môn, khả năng tổ chức thực hiện đề tài, dự án của chủ nhiệm đề tài và cộng tác viên |
15 |
15 |
15 |
6 |
Năng lực và kinh nghiệm tổ chức thực hiện đề tài, dự án của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp |
10 |
10 |
10 |
7 |
Khả năng triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án |
20 |
15 |
5 |
|
Tổng |
100 |
100 |
100 |
V. Thông báo kết quả sơ tuyển
Điều 11.
Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM sẽ thông báo kết quả sơ tuyển đến từng cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài, thông báo kết quả lên mạng CityWeb của thành phố.
1. Đề tài đạt từ 70/100 điểm trở lên được trình UBNDTP phê duyệt kế hoạch nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng năm của thành phố, được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp.
2. Sau khi được UBNDTP phê duyệt kế hoạch nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng năm, chủ nhiệm đề tài phải bảo vệ đề cương nghiên cứu trước Hội đồng khoa học chuyên ngành.
3. Nếu cùng nội dung nhưng hội đồng sơ tuyển chọn từ hai cá nhân, tổ chức trở lên thì đề tài dạng này áp dụng xét duyệt đề cương khoa học theo phương án cùng thỏa thuận chọn chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì hoặc theo hình thức tuyển chọn.
4. Nếu đề tài đã được ghi vào kế hoạch nhưng chủ nhiệm đề tài chưa nộp đề cương xét duyệt trong năm kế hoạch thì năm sau phải sơ tuyển lại, không bảo lưu kết quả sơ tuyển của năm trước, trừ trường hợp có ý kiến của Ban Chủ nhiệm chương trình và Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ đề nghị bảo lưu vì tính cấp thiết và tính khoa học của đề tài.
Điều 12.
Mọi khiếu nại có liên quan đến việc sơ tuyển và kết quả sơ tuyển được thực hiện trong vòng 06 tháng kể từ ngày công bố kết quả sơ tuyển. Hồ sơ khiếu nại (nếu có) phải được lập thành văn bản và gửi cho phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM (trực tiếp hoặc qua bưu điện). Ngày nhận hồ sơ khiếu nại được tính là ngày nhận hồ sơ trực tiếp tại phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM hoặc ngày ghi dấu của bưu điện (nếu nộp qua đường bưu điện).
Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu rõ hơn về mục tiêu, nội dung và quy trình đăng ký sơ tuyển đề tài năm 2010 xin vui lòng liên hệ:
1. TS. Phan Thu Nga: Trưởng phòng Quản lý Khoa học
Điện thoại: 39325901
2. ThS. Đinh Minh Hiệp: Phó Trưởng phòng Quản lý Khoa học
Điện thoại: 39325883
3. ThS. Phạm Văn Xu: Phó Trưởng phòng Quản lý Khoa học
Điện thoại: 39325809
Website: www.dost.hochiminhcity.gov.vn
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ
(tham gia sơ tuyển
năm 2011)
1. Tên đề tài, dự án: (cần rõ ràng và ngắn gọn)
2. Tên và địa chỉ liên lạc của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm: (gồm học vị, chức danh khoa học và chức vụ nếu có, địa chỉ, điện thoại, E-mail để thuận tiện khi liên lạc)
3. Thuộc chương trình: (ghi rõ tên chương trình)
4. Cơ quan chủ trì: (tên cơ quan, địa chỉ, điện thoại)
5. Cơ quan và cán bộ phối hợp chính:
5.1. Cơ quan phối hợp chính (nêu rõ phối hợp giải quyết vấn đề cụ thể)
5.2. Cán bộ phối hợp chính
TT |
Họ và tên |
Chuyên ngành |
Cơ quan công tác |
Chữ ký xác nhận tham gia đề tài |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
……. |
|
|
|
6. Tên các đơn vị đặt hàng hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu: (kèm văn bản xác nhận)
7. Tính cấp thiết của đề tài, dự án: (nêu rõ lý do thực hiện đề tài, dự án; ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài, dự án)
8. Mục tiêu của đề tài, dự án:
9. Nội dung của đề tài, dự án:
10. Phương pháp tiến hành:
11. Sản phẩm của đề tài, dự án:
12. Phương thức phổ biến hoặc chuyển giao kết quả nghiên cứu – triển khai:
13. Thời gian thực hiện: (tối đa không quá 24 tháng, riêng các đề tài nghiên cứu giống cây, giống con và nghiên cứu liên quan đến cơ thể con người có thể lâu hơn nhưng không quá 36 tháng)
14. Kinh phí dự kiến: (tổng kinh phí, trong đó cụ thể nguồn ngân sách thành phố, nguồn khác nếu có)
Cơ quan chủ trì |
Cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề
tài |
Mẫu phiếu đăng ký (trình bày không quá 15 trang đánh vi tính, khổ giấy A4)
LÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN
1. Họ và tên: |
||||||||||
2. Năm sinh: 3. Nam/Nữ |
||||||||||
4. Chức danh khoa học: Năm được phong chức danh KH: Học vị: Năm đạt học vị: |
||||||||||
5. Chức danh nghiên cứu: Chức vụ (Nếu có) |
||||||||||
6. Địa chỉ nhà riêng: |
||||||||||
7. Điện thoại: Cơ quan: ; Nhà riêng: ; Di động: 8. Fax: E-mail: |
||||||||||
9. Cơ quan – nơi làm việc của cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài, Dự án: Tên người Lãnh đạo Cơ quan: Điện thoại người Lãnh đạo Cơ quan: Địa chỉ Cơ quan: |
||||||||||
10. Quá trình đào tạo |
||||||||||
Bậc đào tạo |
Nơi đào tạo |
Chuyên môn |
Năm tốt nghiệp |
|||||||
Đại học |
|
|
|
|||||||
Thạc sỹ |
|
|
|
|||||||
Tiến sỹ |
|
|
|
|||||||
Thực tập sinh khoa học |
|
|
|
|||||||
11. Quá trình công tác |
||||||||||
Thời gian (Từ năm … đến năm …) |
Vị trí công tác |
Cơ quan công tác |
Địa chỉ Cơ quan |
|||||||
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|||||||
12. Các công trình công bố chủ yếu (liệt kê tối đa 05 công trình tiêu biểu đã công bố liên quan đến đề tài, dự án tuyển chọn trong năm 5 năm gần nhất) |
||||||||||
TT |
Tên công trình (bài báo, công trình…) |
Là tác giả hoặc là đồng tác giả công trình |
Nơi công bố (tên tạp chí đã đăng công trình) |
Năm công bố |
||||||
1 |
|
|
|
|
||||||
2 |
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
||||||
13. Số lượng văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ đã được cấp (liên quan đến đề tài, dự án tuyển chọn – nếu có) |
||||||||||
TT |
Tên và nội dung văn bằng |
Năm cấp văn bằng |
||||||||
1 |
|
|
||||||||
2 |
|
|
||||||||
|
|
|
||||||||
14. Số công trình được áp dụng trong thực tiễn (liên quan đến đề tài, dự án tuyển chọn – nếu có) |
||||||||||
TT |
Tên công trình |
Hình thức, quy mô, địa chỉ áp dụng |
Thời gian (bắt đầu – kết thúc) |
|||||||
1 |
|
|
|
|||||||
2 |
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|||||||
15. Các đề tài, dự án, nhiệm vụ khác đã chủ trì hoặc tham gia (trong 5 năm gần đây thuộc lĩnh vưc nghiên cứu của đề tài, dự án tuyển chọn – nếu có) |
||||||||||
Tên đề tài, dự án, nhiệm vụ khác đã chủ trì |
Thời gian |
Thuộc Chương trình |
Tình trạng đề tài (đã nghiệm thu, chưa nghiệm thu) |
|||||||
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|||||||
Tên đề tài, dự án, nhiệm vụ khác đã tham gia |
Thời gian |
Thuộc Chương trình (nếu có) |
Tình trạng đề tài (đã nghiệm thu, chưa nghiệm thu) |
|||||||
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|||||||
16. Giải thưởng (về KH-CN, về chất lượng sản phẩm,… liên quan đến đề tài, dự án tuyển chọn – nếu có) |
||||||||||
TT |
Hình thức và nội dung giải thưởng |
Năm tặng thưởng |
||||||||
|
|
|
||||||||
|
|
|
||||||||
17. Thành tựu hoạt động KH-CN và sản xuất kinh doanh khác (liên quan đến đề tài, dự án tuyển chọn – nếu có) |
||||||||||
Đơn vị đồng ý và sẽ dành thời gian cần thiết để Ông, Bà…… chủ trì thực hiện đề tài, dự án |
……,ngày …… tháng …… năm 20… |
TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ
CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
1. Tên tổ chức (cơ quan):
2. Chức năng hoạt động:
3. Số cán bộ nghiên cứu hiện có liên quan đến đề tài, dự án tham gia sơ tuyển:
4. Kinh nghiệm và thành tựu nghiên cứu trong 5 năm gần nhất
5. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có liên quan đến đề tài, dự án tham gia sơ tuyển (nhà xưởng, trang thiết bị chủ yếu)
6. Khả năng huy động cộng tác viên khác cùng tham gia nghiên cứu
7. Khả năng thuê mướn cơ sở vật chất kỹ thuật (nếu phải thuê mướn)
|
Tp.Hồ Chí Minh, ngày……tháng……năm…… |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây