Công văn 4095/SYT-NVY về tăng cường phòng, chống dịch cúm A/H1N1 do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 4095/SYT-NVY về tăng cường phòng, chống dịch cúm A/H1N1 do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 4095/SYT-NVY | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Lê Trường Giang |
Ngày ban hành: | 27/07/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 4095/SYT-NVY |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Lê Trường Giang |
Ngày ban hành: | 27/07/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4095/SYT-NVY |
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 07 năm 2009 |
Kính gửi: |
- Ủy ban nhân dân 24 Quận/Huyện; |
Từ ngày 16/7/2009 một số ổ dịch cúm A H1N1 đã xảy ra trong trường học với số trường hợp lây nhiễm cao. Kết quả khảo sát dịch tễ ban đầu cho thấy phần lớn số trường hợp nhiễm bệnh là các học sinh nội trú, bị lây trong khu vực phòng ngũ, do tiếp xúc gần với người bị nhiễm cúm A H1N1, trong một không gian kín, hẹp trong thời gian tương đối dài.
Để chủ động phòng ngừa sự xâm nhập và bùng phát dịch cúm A H1N1 và các dịch bệnh lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp khác (cúm mùa, tay chân miệng, sởi, rubella …), Sở Y tế đề nghị các Sở ngành, đoàn thể chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc có các yếu tố nguy cơ trên (trường học, nhất là trường có nội trú, bán trú; ký túc xá, các trung tâm giáo dục lao động, các khu nhà nghỉ công nhân, doanh trại quân đội, công an …) khẩn trương triển khai thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:
1. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục cho học sinh, cán bộ nhân viên, công nhân, các đoàn viên, hội viên có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện các biện pháp dự phòng bảo vệ bản thân không bị lây nhiễm và tham gia thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho tập thể chung quanh mình. Các nội dung truyền thông cụ thể:
- Bệnh cúm A H1N1 cũng như nhiều bệnh lây truyền trực tiếp khác như cúm thường, tay chân miệng, sởi, rubella … lây nhiễm cho người khác khi hít phải chất tiết của người bệnh có mang mầm bệnh, chủ yếu là qua bàn tay đã tiếp xúc với mầm bệnh đang bám dính vào các vật dụng chung quanh. Do đó, cần hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh và thường xuyên rửa sạch bàn tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn …
- Bản thân khi có dấu hiệu bệnh cúm như sốt, ho … phải báo ngay cho cán bộ y tế để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, đồng thời phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho tập thể như giữ khoảng cách với người khác (> 1m), mang khẩu trang, che miệng mũi khi ho …
2. Thường xuyên thực hiện tổng vệ sinh môi trường sinh hoạt chung của tập thể, nhất là khu vực có nhiều yếu tố nguy cơ cùng lúc (tập trung đông người, trong một không gian kín, thời gian tiếp xúc lâu … như phòng ngủ, phòng học, phòng sản xuất …). Chú ý lau chùi sạch sàn nhà, mặt bằng, ghế, tay nắm cửa và các nơi, các vật dụng thường xuyên tiếp xúc, bằng nước Javel hoặc nước cloramine B. Thực hiện thông thoáng tối đa (mở cửa sổ …) đối với các khu vực tập thể có không gian kín; tận dụng ánh sáng và ánh nắng mặt trời để góp phần thanh khiết môi trường.
3. Khi phát hiện người có dấu hiệu bệnh phải cách ly ngay với tập thể đang sống và sinh hoạt chung để hạn chế sự lây nhiễm cho tập thể và báo cáo cho cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ.
4. Khi có nhiều trường hợp có dấu hiệu bệnh xảy ra phải thông báo ngay cho Trung tâm Y tế dự phòng địa phương và Trung tâm Y tế dự phòng thành phố (điện thoại: 39236122) và phối hợp với các cơ quan y tế thực hiện các biện pháp bao vây dập dịch, không để dịch lây lan.
Nhận được công văn này, đề nghị Thủ trưởng các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện. Nếu có khó khăn, liên hệ Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế để được hỗ trợ.
Trân trọng kính chào.
Nơi nhận: |
KT.
GIÁM ĐỐC |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây