Công văn 402/BNN-TCLN phúc đáp Công văn 559/VPCP-KTN do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 402/BNN-TCLN phúc đáp Công văn 559/VPCP-KTN do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 402/BNN-TCLN | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hứa Đức Nhị |
Ngày ban hành: | 18/02/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 402/BNN-TCLN |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Hứa Đức Nhị |
Ngày ban hành: | 18/02/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 402/BNN-TCLN |
Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2011 |
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
Phúc đáp công văn số 559/VPCP-KTN ngày 26/1/2011 của Văn phòng Chính phủ về chủ trương liên kết với đại diện của các chủ rừng, các đầu mối lâm nghiệp để bảo tồn, phát triển rừng bền vững và thực hiện kinh doanh tín chỉ carbon trên thị trường quốc tế của công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Trường Thành thuộc Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:
1. Việc kinh doanh tín chỉ carbon rừng đã được hình thành trên thị trường carbon tự nhiên ở khu vực Châu Âu và Mỹ là cơ hội để các chủ rừng có thêm nguồn thu nhập từ việc bán tín chỉ carbon. Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong đó có đề cập đến kinh doanh tín chỉ carbon rừng. Việt Nam hiện nay có diện tích rừng lớn đặc biệt là diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng cần bảo vệ nên có nhiều lợi thế về mặt luật pháp và điều kiện tự nhiên để tham gia thị trường carbon quốc tế. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủng hộ chủ trương cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tín chỉ carbon rừng trên thị trường quốc tế.
2. Trong văn bản số 23/BC-BCA-A61 ngày 18/1/2011 của Bộ Công an không có Đề án cụ thể kèm theo về liên doanh, liên kết của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Trường Thành với đại diện các chủ rừng, các đầu mối lâm nghiệp để bảo tồn, phát triển rừng bền vững và thực hiện kinh doanh tín chỉ carbon trên thị trường quốc tế, do vậy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không có đủ thông tin để góp ý về mặt chuyên môn cũng như về chủ trương cụ thể liên quan đến trách nhiệm quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền của Bộ.
3. Việc kinh doanh tín chỉ carbon hiện nay chủ yếu thông qua thị trường carbon tự nguyện trên sàn giao dịch, giá cả dao động lớn, chi phí giao dịch cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro vì các doanh nghiệp của ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Việt Nam (trực tiếp là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hiện đang tham gia cùng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế triển khai thực hiện Dự án UN-REDD có nội dung cơ bản là giảm phát thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính thông qua việc bảo vệ rừng và chống suy thoái rừng trong đó có thị trường carbon. Do vậy, đề nghị Bộ Công An chỉ đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư và Phát triển Trường Thành xây dựng Đề án cụ thể theo quy định hiện hành, trong đó làm rõ việc liên kết với các chủ rừng để bảo tồn, phát triển rừng bền vững và kinh doanh tín chỉ carbon trên thị trường quốc tế trước mắt có thể thực hiện ở quy mô nhỏ tập trung vào một hoặc hai tỉnh vùng biên giới miền núi phía Bắc để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Văn phòng Chính phủ xem xét và tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây