Công văn 3911/TCT-KK năm 2014 về chứng từ thanh toán qua ngân hàng do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 3911/TCT-KK năm 2014 về chứng từ thanh toán qua ngân hàng do Tổng cục Thuế ban hành
Số hiệu: | 3911/TCT-KK | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế | Người ký: | Trần Văn Phu |
Ngày ban hành: | 10/09/2014 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3911/TCT-KK |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế |
Người ký: | Trần Văn Phu |
Ngày ban hành: | 10/09/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3911/TCT-KK |
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2014 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Gia Lai
Trả lời công văn số 814/CT-THNVDT ngày 10/4/2014 của Cục Thuế tỉnh Gia Lai về việc vướng mắc về chứng từ thanh toán của hợp đồng xuất khẩu, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ hướng dẫn về điều kiện khấu trừ thuế đầu vào tại Khoản 3(c) Điều 15 và Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT.
Căn cứ hướng dẫn về khai bổ sung hồ sơ khai thuế tại Khoản 5(c) Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.
Căn cứ hướng dẫn về xử phạt đối với khai sai dẫn đến tăng số tiền thuế được hoàn tại Điều 12 Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp người nộp thuế đã được hoàn thuế đối với các hợp đồng xuất khẩu có quy định thanh toán theo phương thức chậm trả nhưng quá thời hạn phải thanh toán theo hợp đồng, cơ sở kinh doanh mới có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì:
- Ngay sau ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán qua ngân hàng quy định tại hợp đồng mà người nộp thuế không có chứng từ chứng minh về việc đã thanh toán qua ngân hàng thì người nộp thuế phải khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo hướng nộp số thuế bị thu hồi hoàn (tương ứng với giá trị hàng hóa không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng) vào Quỹ hoàn thuế GTGT và tính tiền chậm nộp kể từ ngày cơ quan Kho bạc Nhà nước ký xác nhận trên Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN đến ngày người nộp thuế kê khai nộp vào ngân sách nhà nước. Sau khi người nộp thuế đã nộp lại số thuế GTGT được hoàn tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, cơ sở kinh doanh mới có được chứng từ chứng minh việc thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh được khai bổ sung theo quy định của Luật Quản lý thuế.
- Trường hợp người nộp thuế không kê khai giảm số thuế được hoàn do không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa xuất khẩu ngay sau khi kết thúc thời hạn phải thanh toán qua ngân hàng quy định tại hợp đồng đã dẫn tới làm tăng số thuế được hoàn trong giai đoạn: từ ngày nhận được tiền hoàn thuế đến ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán qua ngân hàng và từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán qua ngân hàng đến trước ngày được thanh toán qua ngân hàng. Do vậy, người nộp thuế bị xử phạt vi phạm đối với khai sai dẫn đến tăng số tiền thuế được hoàn hướng dẫn tại Khoản 1 (a, b, c) Điều 12 Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên nhưng không bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nộp đủ số tiền thuế nợ, số tiền thuế thiếu, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước) do sau giai đoạn vi phạm vẫn có đủ chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo quy định.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế tỉnh Gia Lai được biết./.
Nơi nhận: |
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây