250423

Công văn 3810/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL năm 2014 về kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành

250423
LawNet .vn

Công văn 3810/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL năm 2014 về kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu: 3810/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Hà Hùng Cường
Ngày ban hành: 08/09/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3810/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
Người ký: Hà Hùng Cường
Ngày ban hành: 08/09/2014
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3810/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL
V/v kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật

Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2014

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Luật Xử lý vi phạm hành chính đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013 (đối với các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014), tạo cơ sở pháp lý quan trọng thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cùng với việc thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 24/2012/QH13 về việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Ngày 19/7/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 phê duyệt Đề án “Xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương”.

Ngày 19 tháng 02 năm 2014, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã có văn bản số 22-CV/BCS gửi Ban Cán sự Đảng các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Công văn số 23-CV/BCS gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Ngày 15 tháng 5 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 717/QĐ-BTP về việc thành lập Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật trực thuộc Bộ Tư pháp để giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước.

Để việc quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật được thực hiện kịp thời, đồng bộ, thống nhất, toàn diện và có hiệu quả, Bộ Tư pháp đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, kiện toàn tổ chức, có kế hoạch bố trí, ưu tiên biên chế, tuyển dụng, sắp xếp cán bộ, công chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, cụ thể như sau:

1. Tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:

1.1. Bổ sung nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ cho Vụ Pháp chế; quan tâm, có kế hoạch bố trí, ưu tiên biên chế, tuyển dụng, điều chuyển, sắp xếp cán bộ, công chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật cho Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chủ động có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, giao bổ sung biên chế thực hiện nhiệm vụ này.

1.2. Liên quan đến công tác tổ chức, biên chế bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm pháp luật hành chính; tổ chức triển khai thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, căn cứ quy định tại Điều 28 về trách nhiệm của Bộ Nội vụ tại Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ và các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ, đề nghị Bộ Nội vụ quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí, bổ sung biên chế làm công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật tại các Bộ, ngành và địa phương.

2. Tại Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

2.1. Quan tâm bổ sung biên chế, đồng thời chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện việc sắp xếp, bố trí biên chế làm công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, bảo đảm thành lập Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật tại Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với ít nhất là 07 biên chế công chức; tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ với ít nhất là 05 biên chế công chức. Đối với những nơi chưa thành lập Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật thì Sở Tư pháp giao nhiệm vụ quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật cho phòng chuyên môn thích hợp thuộc Sở trên tinh thần bổ sung từ 03 đến 05 biên chế chuyên trách để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

2.2. Tại các Phòng Tư pháp, bảo đảm mỗi Phòng Tư pháp có ít nhất 01 biên chế chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2.3. Bảo đảm bố trí đủ biên chế công chức Tư pháp - Hộ tịch để giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác tư pháp, trong đó có quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.

2.4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động có văn bản gửi Bộ Nội vụ đề nghị xem xét, giải quyết về nhu cầu biên chế làm công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật tại địa phương mình.

Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm việc kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế làm công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh, kiến nghị với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp để hướng dẫn, xử lý, giải quyết kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- PTTgCP Nguyễn Xuân Phúc (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, TP trực thuộc TW (để biết);
- VPCP, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (để phối hợp);
- Sở Tư pháp các tỉnh, TP trực thuộc TW (để thực hiện);
- Lưu: VT, QLXLVPHC(2b).

BỘ TRƯỞNG




Hà Hùng Cường

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác