Công văn số 3789 TCT/NV2 ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
Công văn số 3789 TCT/NV2 ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
Số hiệu: | 3789TCT/NV2 | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Nguyễn Thị Cúc |
Ngày ban hành: | 09/10/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3789TCT/NV2 |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Nguyễn Thị Cúc |
Ngày ban hành: | 09/10/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3789
TCT/NV2 |
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2002 |
Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 10592TC/TCT ngày 01/10/2002 về quản lý thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (thuế TNDN), trong đó đã đề cập về quản lý và thu thuế đối với cá nhân có thu nhập thường xuyên chịu thuế tại nhiều nơi.
Thực hiện công văn trên, Tổng cục Thuế lưu ý các Cục thuế một số điểm như sau:
1. Thời gian qua Tổng cục Thuế đã phối hợp với một số Bộ, ngành liên quan như Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban thể dục thể thao tiến hành khảo sát tình hình chi trả thu nhập cũng như việc quản lý thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động kinh doanh dịch vụ như: dịch vụ tư vấn theo hợp đồng dài hạn, dạy học, dạy nghề, luyện thi; biểu diễn văn hóa nghệ thuật tại hơn 20 doanh nghiệp ở hai thành phố lớn là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Qua khảo sát tại Phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng Hà Nội thì có 47 cơ sở mở lớp dạy học thêm, số học sinh từ 10 đến 120 người/lớp. Qua thống kê được biết số giáo viên giảng tại đây tổng cộng thu nhập hàng tháng lên đến hàng chục triệu đồng. Các cơ sở này đều được Sở Giáo dục - Đào tạo TP. Hà Nội cấp giấy phép hoạt động.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, sự phát triển các hình thức văn hóa văn nghệ như ca nhạc phòng trà, các chương trình biểu diễn ca nhạc thời trang đã phát sinh các khoản thu nhập của một số cá nhân lên tới hàng chục triệu đồng một tối biểu diễn nhưng chưa được quản lý thuế. Tuy vậy, có những nơi như Xưởng phim truyện Việt Nam, Cục điện ảnh Việt Nam đã chấp hành nghiêm chỉnh việc khấu trừ thuế thu nhập của các cá nhân có thu nhập từ đạo diễn, biên kịch để nộp vào NSNN. Nếu tổng hợp số thu nhập (cả từ tiền lương) trong năm thì có trường hợp chưa đến mức phải chịu thuế. Từ tình hình trên dẫn đến sự không bình đẳng về nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân.
Nguyên nhân của các hiện tượng trên là do:
- Việc cấp giấy phép tổ chức biểu diễn, giấy phép tổ chức dạy học, luyện thi do nhiều cơ quan khác nhau cấp giấy phép nên gây khó khăn cho công tác quản lý.
- Cơ quan thuế địa phương chưa quản lý được hết các tổ chức cá nhân chi trả thu nhập đặc biệt là các tụ điểm ca nhạc, các cá nhân thực hiện hoạt động tổ chức biểu diễn, các cá nhân tổ chức trung tâm luyện thi.
- Việc thực hiện quản lý thuế thu nhập cá nhân tiến hành thiếu đồng bộ.
- Công tác tuyên truyền về thuế thu nhập cá nhân chưa tốt.
2. Để triển khai tốt việc thu nộp thuế TNCN, đề nghị các Cục thuế:
- Gửi các văn bản hướng dẫn thuế TNCN và có công văn nhắc nhở các cơ quan chi trả thu nhập và cá nhân có thu nhập cao thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Pháp luật. Đối với các Cục thuế có số thu lớn, có thể tổ chức cuộc họp mời đại diện của Sở, Ban, Ngành, dưới sự chủ trì của UBND tỉnh, thành phố và cuộc họp mời các đối tượng nộp thuế và cơ quan chi trả thu nhập để đánh giá tình hình thực hiện Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ở địa phương trong 10 năm qua và phổ biến nghĩa vụ kê khai, khấu trừ thuế. Vừa qua, Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai việc phổ biến về Pháp lệnh về thuế TNCN đối với các cơ quan chi trả thu nhập, các cá nhân như nghệ sĩ, giáo viên, người mẫu thời trang... kết quả là mọi tổ chức và cá nhân đều ủng hộ việc nộp thuế thu nhập.
- Tăng cường kiểm tra thu nhập của các đối tượng làm việc tại các doanh nghiệp, đối chiếu thu nhập giữa hợp đồng lao động đã ký kết với số thực nhận. Đối với người nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt Nam, ngoài việc kê khai thu nhập nhận tại Việt Nam còn phải xuất trình chứng từ thu nhập nhận được ở nước ngoài, để phát hiện ra các trường hợp kê khai chưa đúng, đủ thu nhập chịu thuế.
- Tổ chức kiểm tra theo chuyên đề về thu thuế thu nhập cá nhân trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, y tế, giáo dục ở các đơn vị sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn kinh phí Ngân sách cấp... Lưu ý việc hướng dẫn cơ quan chi trả thu nhập khấu trừ 10% thuế thu nhập thì yêu cầu cơ quan chi trả; đồng thời với việc chi trả thu nhập là cấp biên lại thuế cho cá nhân.
Ví dụ: Anh X làm ở hãng phim truyện Việt Nam có khoản thu nhập 2 triệu từ hãng phim trẻ, khi chi trả thu nhập thì hãng phim trẻ ngoài việc trả tiền là 1,8 triệu đồng, đồng thời cấp biên lai thuế là 0,2 triệu đồng để cuối năm anh X quyết toán thuế với hãng phim truyện.
Đề nghị Cục thuế các tỉnh, thành phố khác triển khai cụ thể, báo cáo kinh nghiệm cũng như biện pháp đang áp dụng và gửi về Tổng cục Thuế trước ngày 31/12/2002.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được biết, thực hiện./.
|
KT.TỔNG
CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây