Công văn số 3777/TM-XTTM ngày 20/08/2003 của Bộ Thương mại về việc điều chỉnh bổ sung nội dung chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia
Công văn số 3777/TM-XTTM ngày 20/08/2003 của Bộ Thương mại về việc điều chỉnh bổ sung nội dung chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia
Số hiệu: | 3777/TM-XTTM | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại | Người ký: | Lương Văn Tự |
Ngày ban hành: | 20/08/2003 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3777/TM-XTTM |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại |
Người ký: | Lương Văn Tự |
Ngày ban hành: | 20/08/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
THƯƠNG MẠI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3777/TM-XTTM |
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2003 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Theo quyết định số 57/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý phê duyệt nội dung chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia trong đó có Hội chợ Thương mại Việt Nam tại Campuchia và Tuần lễ Thương mại Việt Nam tại Lào. Đồng thời tại công văn số 643/CP-KTTH ngày 16 tháng 5 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thương mại bổ sung việc tham dự Hội chợ Hàng Công nghiệp ấn Độ vào chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia.
Do tình hình thực tiễn Bộ Thương mại thấy cần điều chỉnh và bổ sung nội dung của các chương trình trên như sau:
I. HỘI CHỢ HÀNG CÔNG NGHIỆP ẤN ĐỘ TẠI KOLKATA - ẤN ĐỘ
1. Chương trình:
- Thời gian: 19/2 - 31/12/2003
- Địa điểm: Thành phố Kolkata, ấn Độ
2. Kiến nghị:
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc triển khai kết quả chuyến thăm ấn Độ của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Bộ Thương mại đã tích cực triển khai và thăm dò khả năng tham dự của các doanh nghiệp, Bộ Thương mại nhận thấy: do thị trường ấn Độ còn là một thị trường mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vùng Tây Belgal chưa phải là điểm hấp dẫn để giao dịch thương mại nên việc vận động các doanh nghiệp rất khó khăn. Để tổ chức tốt Hội chợ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thương mại xin đề xuất như sau:
Về Quy mô:
- Dự kiến 15 gian hàng cho 15 doanh nghiệp và Khu Triển lãm Chính trị và Xúc tiến thương mại quốc gia (54m2).
- Tổ chức 2 buồi toạ đàm giữa các doanh nghiệp Việt Nam và ấn Độ tại New Delhi và Mumbai.
Về hỗ trợ tài chính:
Đề nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính cấp kinh phí tổ chức Hội chợ và Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia theo nguyên tắc:
- Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức hội chợ, gian hàng, hội thảo, toạ đàm, vận chuyển, các cán Bộ của Bộ tham gia đoàn.
- Hỗ trợ 50% các chi phí: chi phí vận chuyển, vé máy bay; phía visa, phí ăn ở và lệ phí sân bay cho 01 người/01 doanh nghiệp theo Thông tư số 86/2002/TT-BTC ngày 27 tháng 9 năm 2002 của Bộ Tài chính.
II. KIẾN NGHỊ ĐIỀU CHỈNH QUY MÔ HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TẠI CAMPUCHIA:
1. Chương trình: (đã được phê duyệt tại Mục 2.14 Danh Mục 2 Quyết định số 57/2003/QĐ-TTg ngày 17/4/2003):
- Thời gian: 8/11 - 12/11/2003
- Địa điểm: Trung tâm Văn hoá Quốc gia Campuchia
- Số doanh nghiệp được hỗ trợ: 60 doanh nghiệp.
2. Kiến nghị:
Thị trường Campuchia là một trong mười thị trường xuất khẩu tăng trưởng lớn nhất trong sáu tháng đầu năm 2003, xuất khẩu sang Campuchia tăng 64,4% so với 6 tháng cùng kỳ năm ngoái. Do đó đây là một trong các thị trường trọng điểm mà Việt Nam có lợi thế về quan hệ, cơ cấu ngành sản xuất và địa lý.
Hơn nữa, sau sự kiện bầu cử Quốc hội của Campuchia 27/7/2003 và việc thành lập Chính phủ, tổ chức Hội chợ Thương Mại Việt Nam tại Campuchia vào tháng 11/2003 là thời điểm thích hợp để tăng cường hơn nữa hoạt động xúc tiến xuất khẩu và thắt chặt quan hệ giao lưu kinh tế, thương mại, chính trị giữa hai nước.
Do tính chất của Hội chợ Thương mại lần này, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia và Thương vụ Việt Nam tại Campuchia đề xuất với Bộ Thương mại trình Thủ tướng về việc tưng số lượng gian hàng và doanh nghiệp được hỗ trợ tham gia Hội chợ lên 100 doanh nghiệp.
III. TUẦN LỄ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TẠI LÀO
1. Chương trình: (đã được phê duyệt tại Mục 2.10 Danh Mục 2 Quyết định số 57/2003/QĐ-TTg ngày 17/4/2003):
- Thời gian: 27/11 - 3/12/2003
- Địa điểm: Nhà Văn hoá Hữu nghị Lào
- Số doanh nghiệp được hỗ trợ: 60 doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sau khi ủng hộ và chấp nhận, cũng cần căn nhắc đặt bộ phận đầu mối ACT (Home Coordinaton Unit và Lead Coordinaton Unit) của Việt Nam ở đâu. Theo đề xuất hiện tại, các cơ quan này ở mỗi nước có thể là Cơ quan AFTA Quốc gia (Nâtionl AFTA Unit). Ở Việt Nam cơ quan này hiện do Bộ Tài chính đảm nhiệm. Tuy nhiên, Bộ phận điều phối AFTA đặt ở Bộ Tài chính của ta chỉ phụ trách vấn đề thuế, các vấn đề khác nhu phi thuế, quy tắc xuất xứ, đầu tư, dịch vụ, v.v... do các Bộ/Ngành liên quan phụ trách. Trong khi đó, bộ phận đầu mối ACT có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến hợp tác kinh tế. Về vấn đề này, có thể có 2 phương án như sau:
- Cơ quan đầu mối ACT sẽ đặt ở một cơ quan được Chính phủ phân công làm đầu mối về hội nhập kinh tế quốc tế hoặc cụ thể hơn là cơ quan đầu mối về hợp tác kinh tế ASEAN. Phương án này có ưu điểm là chỉ có một đầu mối, tiện cho việc liên hệ giữa các cơ quan đầu mối của các nước và của các doanh nghiệp. Cơ quan này sẽ đóng vai trò tiếp nhận các vấn đề, giao dịch với các đầu mối của các nước và xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách. Những vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách của các Bộ/Ngành khác sẽ được chuyển đến các Bộ/Ngành có xử lý, sau đó chuyển về cơ quan đầu mối.
- Trong mỗi lĩnh vực sẽ có một cơ quan đầu mối do Bộ/Ngành phụ trách lĩnh vực đó đảm nhận. Phương án này có nhược điểm là làm cho việc giao dịch và liên hệ của các doanh nghiệp và giữa các đầu mối của các nước với nhau rất phức tạp do có nhiều đầu mối khác nhau.
Bộ Thương mại đề nghị các Bộ/Ngành cho ý kiến thêm về nội dung cụ thể của cơ chế ACT cũng như về việc đặt cơ quan này ở đâu.
c. Cơ quan theo dõi thực hiện ASEAN (ASEAN Compliance Minitoring Body ACMB)
Bộ Thương mại thấy rằng, việc thiết lập cơ chế này chỉ mang tính hình thức, danh nghĩa và là thừa. Trong Cơ chế DSM hiện hành của ASEAN đã có một cơ chế tương tự quy định rằng: nếu sau khi đã tiến hành tham vấn nhưng không đi đến giải pháp, một bên có liên quan đến vấn đề tranh chấp có thể đưa vấn đề lên SEOM; SEOM có thể lập Ban hội thẩm hoặc trực tiếp xem xét giải quyết vấn đề để đi đến giải pháp ổn thoả (Điều 4.1 và 4.3, Nghị định thư về Cơ chế giải quyết tranh chấp năm 1996). Như vậy có thể thấy, với những nhiệm vụ, thành phần và cách làm việc như được đề xuất, ACMB sẽ trùng lặp với chính SEOM. Để đạt được mục tiêu như đề ra với việc đề xuất thành lập ACMB, nên chăng ASEAN chỉ cần đề ra thêm những nhiệm vụ cụ thể hơn cho SEOM như đề ra cho ACMB, SEOM hiện nay cũng gồm đại diện là quan chức cấp Vụ; trong khi xem xét vấn đề, SEOM cũng có thể đề nghị đại diện của các nước có liên quan không tham gia; và SEOM cũng có thể đưa ra những kết luận khách quan không mang tính ràng buộc; SEOM cũng có thể được triệu tập họp khi có vấn đề cần giải quyết. Với đặc điểm của ACMB là chưa ra kết luận không mang tính ràng buộc sẽ làm cho ACMB sẽ trở nên vô nghĩa trên thực tế vì việc có tuân thủ hay không phụ thuộc hoàn toàn váo ý chí của từng nước thành viên, những kết luận không mang tính ràng buộc và không có chế tài xử lý sẽ không có ý nghĩa bắt nước vi phạm phải sửa chữa hoặc tuân thủ.
c. Củng cố Cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN
Với mong muốn nâng cao hiệu quả của Cơ chế DSM hiện hành và phí chính trị hoá việc giải quyết tranh chấp, SEOM đề xuất củng cố Cơ chế hiện hành theo mô hình của WTO và tập trung vào đề xuất tăng cường thêm các quy định về Ban hội thẩm. Tuy nhiên, sau khi xem xét lại Cơ chế DSM hiện hành, Bộ Thương mại thấy rằng Cơ chế hiện hành cũng đã có các quy định cụ thể (Phụ lục 2 - Quy trình làm việc của Ban hội thẩm - Nghị định thư về Cơ chế giải quyết tranh chấp) về quy trình thiết lập, thành phần và tiêu chuẩn của thành viên và quy trình làm việc Ban hội thẩm, được sao chép gần giống với quy định của WTO. Do vậy, không nhất thiết phải đưa thêm các đề xuất này, nên chăng chỉ cần nhấn mạnh việc áp dụng các quy định này một cách có hiệu quả.
Tóm lại, qua những phần tích nói trên, Bộ Thương mại thấy rằng:
- Về nguyên tắc có thể ủng hộ và chấp nhận bổ sung các cơ chế mới để tăng cường hiệu quả của Cơ chế giải quyết tranh chấp hiện hành.
- Có thể ủng hộ việc thiết lập Ban Pháp chế tại Ban Thư ký ASEAN và Cơ chế tham vấn giải quyết các vấn đề thương mại và đầu tư ASEAN (ACT). Tuy nhiên, cần xem xét lại việc thành lập ACMB về việc đề ra thêm các quy định về Ban hội thẩm vì các cơ chế này đã có trong Cơ chế DSM hiện tại. Nếu chỉ vì mục đích tuyên bố hình thức với cộng đồng doanh nghiệp và thế giới bên ngoài để cho thấy ASEAN quyết tâm thực hiện hội nhập thì cũng không phản đối.
Trên đây là một số quan điểm của Bộ Thương mại về những dự kiến sửa đổi, bổ sung Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý Bộ trước ngày 25 tháng 8 năm 2003 để Bộ Thương mại tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo trước Hội nghị AEM - 35 ngày 2 - 4/9/2003 tại Phnom Penh, Campuchia.
|
K/T BỘ TRƯỞNG BỘ
THƯƠNG MẠI |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây