Công văn 3709/TCT-QLN năm 2018 về cưỡng chế nợ thuế do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 3709/TCT-QLN năm 2018 về cưỡng chế nợ thuế do Tổng cục Thuế ban hành
Số hiệu: | 3709/TCT-QLN | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế | Người ký: | Đỗ Thị Hồng Minh |
Ngày ban hành: | 28/09/2018 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3709/TCT-QLN |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế |
Người ký: | Đỗ Thị Hồng Minh |
Ngày ban hành: | 28/09/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3709/TCT-QLN |
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2018 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Cà Mau
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1053/CT-QLN ngày 26/6/2018 của Cục Thuế tỉnh Cà Mau về việc cưỡng chế nợ thuế đối với Công ty cổ phần phát triển đô thị dầu khí (Công ty). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 100 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định về cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ như sau:
“1. Việc cưỡng chế thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác (sau đây gọi là bên thứ ba) đang nắm giữ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
b) Cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế.
2. Nguyên tắc thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế từ bên thứ ba được quy định như sau:
a) Bên thứ ba có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thì có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ, tiền phạt thay cho đối tượng bị cưỡng chế;
b) Trường hợp tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang nắm giữ là đối tượng của các giao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản thì việc thu tiền, tài sản khác từ bên thứ ba được thực hiện theo quy định của pháp luật;
…”
Khoản 3 Điều 47 Luật thi hành án dân sự số 12/VBHN-VPQH ngày 11/12/2014 quy định về thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án như sau:
“3. Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm sau khi trừ án phí của bản án, quyết định đó, chi phí cưỡng chế và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này.
Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp không phải là người được thi hành án thì người nhận cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán các khoản theo quy định tại Điều này.”
Căn cứ các quy định nêu trên: Cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang nắm giữ khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 - Điều 100 - Luật Quản lý thuế. Nguyên tắc thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế từ bên thứ ba được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 - Điều 100 - Luật Quản lý thuế. Trường hợp Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Bạc Liêu tiến hành phát mại tài sản của Công ty cổ phần phát triển đô thị dầu khí thế chấp tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank - là bên thứ ba giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế) thì thứ tự thanh toán được thực hiện theo quy định tại Điều 47 - Luật thi hành án dân sự nêu trên.
Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế tỉnh Cà Mau tiếp tục phối hợp với cơ quan thi hành án, thực hiện áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với Công ty cổ phần phát triển đô thị dầu khí theo đúng quy định của Luật quản lý thuế để thu hồi nợ thuế của Công ty vào ngân sách nhà nước.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Cà Mau biết và thực hiện./.
Nơi nhận: |
TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây