125200

Công văn 3619/BGDĐT-NGCBQLGD về hướng dẫn đánh giá hiệu trưởng trường mầm non theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

125200
LawNet .vn

Công văn 3619/BGDĐT-NGCBQLGD về hướng dẫn đánh giá hiệu trưởng trường mầm non theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu: 3619/BGDĐT-NGCBQLGD Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Thị Nghĩa
Ngày ban hành: 02/06/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3619/BGDĐT-NGCBQLGD
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký: Nguyễn Thị Nghĩa
Ngày ban hành: 02/06/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3619/BGDĐT-NGCBQLGD
V/v Hướng dẫn đánh giá hiệu trưởng trường mầm non theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2011

 

Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo

Ngày 14 tháng 4 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non. Để triển khai đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường mầm non theo Chuẩn, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể một số nội dung sau:

I. CÁCH ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN

1. Các bước đánh giá, xếp loại

Bước 1. Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại

1.1. Đối chiếu với Chuẩn hiệu trưởng, mỗi hiệu trưởng tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá (theo Phụ lục 1, Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT). Ở từng tiêu chuẩn, hiệu trưởng chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí đã được quy định tại Chương II Chuẩn hiệu trưởng, ghi rõ minh chứng vào phiếu đánh giá.

1.2. Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt được theo từng tiêu chí, hiệu trưởng tự xếp loại theo 1 trong 4 mức: chưa đạt chuẩn - loại kém hoặc đạt chuẩn: loại trung bình, loại khá hoặc loại xuất sắc).

1.3. Hiệu trưởng tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và nêu hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

Bước 2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng

2.1. Đại diện cấp ủy Đảng hoặc Ban chấp hành Công đoàn nhà trường chọn từ cấp ủy Đảng hoặc Ban chấp hành Công đoàn một người chủ trì (điều hành) buổi đánh giá (cuộc họp) bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp. Người được chọn chủ trì sẽ tổ chức các hoạt động còn lại của bước 2.

2.2. Giới thiệu Hiệu trưởng báo cáo kết quả tự đánh giá trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

2.3. Điều hành để cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu (gọi chung là nhân viên) của nhà trường đóng góp ý kiến, tham gia đánh giá hiệu trưởng và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu giáo viên, cán bộ, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng (theo Phụ lục 2, Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT).

2.4. Kiểm số lượng phiếu đánh giá, niêm phong và lập biên bản kiểm số lượng phiếu, bàn giao cho Ban chấp hành Công đoàn.

Để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường góp ý và tham gia đánh giá hiệu trưởng một cách tích cực, chủ động, khách quan, có hiệu quả, nhà trường cần lưu ý:

- Sắp xếp và có thông báo lịch họp trước ít nhất một tuần để đảm bảo mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của trường đều có điều kiện dự họp, tối thiểu phải có 2/3 số người được tham gia họp góp ý và tham gia đánh giá;

- Trong cuộc họp cần quán triệt kĩ mục đích, yêu cầu việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn, hướng dẫn chi tiết cách ghi Phiếu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng;

- Tổ chức cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thảo luận, góp ý về tất cả các mặt hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà trường của hiệu trưởng trong năm học; động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi để mỗi thành viên tham gia đánh giá một cách trung thực, khách quan đối với hiệu trưởng;

- Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường tiến hành kiểm tra, đối chiếu các minh chứng với từng tiêu chí đánh giá hiệu trưởng, việc xác định mức độ đạt được ở từng tiêu chí của hiệu trưởng cần dựa trên cơ sở là các minh chứng và nguồn minh chứng cụ thể, xác thực.

2.5. Tổ chức cuộc họp để các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn và Ban chấp hành Đoàn TNCS HCM nhà trường, với sự chứng kiến của hiệu trưởng, tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; phân tích các ý kiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho hiệu trưởng theo Phiếu tổng hợp kết quả giáo viên, cán bộ, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng (theo Phụ lục 3, Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT).

Khi tổng hợp kết quả đánh giá hiệu trưởng và các góp ý của tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường cần lưu ý phân tích cụ thể, kĩ lưỡng các thông tin sau đây:

- Các phiếu của giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường đánh giá hiệu trưởng thuộc loại kém;

 - Những ý kiến nhận xét trái chiều; những ý kiến chưa thống nhất giữa tự nhận xét, đánh giá của hiệu trưởng và của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về hiệu trưởng.

Trên cơ sở đó, các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn TNCS HCM nhà trường phân tích, nhận xét và góp ý cho hiệu trưởng, ghi phiếu theo Phụ lục 3.

Nếu hiệu trưởng không đồng tình với kết quả đánh giá, xếp loại của tập thể thì được trình bày ý kiến của bản thân trong một văn bản riêng gửi cho Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp.

Bước 3. Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng

3.1. Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý hiệu trưởng xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng, kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường (được thể hiện trong các mẫu phiếu của Phụ lục 1, 2, 3 kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT) và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng.

Trường hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của hiệu trưởng với đánh giá của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hoặc đánh giá của cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn TNCS HCM nhà trường, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng có thể trao đổi với các đối tượng nêu trên, tham khảo thêm thông tin từ các nguồn khác (cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường; tập thể lãnh đạo, chuyên viên của cơ quan quản lý trực tiếp...) trước khi quyết định. Kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn được ghi vào Phiếu Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp đánh giá, xếp loại hiệu trưởng (theo Phụ lục 4, Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT).

3.2. Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng và tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường; lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản.

Trong quá trình đánh giá xếp loại, hiệu trưởng có quyền trình bày ý kiến của mình, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng.

2. Minh chứng và nguồn minh chứng trong đánh giá, xếp loại hiệu trưởng

Để đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, quá trình đánh giá, xếp loại phải dựa vào các mức phân định để đánh giá từng tiêu chí (tham khảo trong Phụ lục 1 đính kèm công văn này). Người đánh giá hiệu trưởng cần xem xét các minh chứng để kiểm tra, xác nhận hay điều chỉnh mức tự đánh giá của hiệu trưởng.

Để có nguồn minh chứng xác thực, cần nghiên cứu kĩ các nội dung nguồn minh chứng (tham khảo trong Phụ lục 1 đính kèm công văn này).

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hằng năm, vào cuối năm học, hiệu trưởng trường mầm non tự đánh giá theo Phụ lục 1, kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BGD ĐT. Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá được lưu giữ trong hồ sơ của hiệu trưởng, được sao gửi cho cơ quan quản lý trực tiếp và là căn cứ để hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phấn đấu và công tác trong năm học sau.

2. Theo chu kì bổ nhiệm cán bộ (5 năm) hoặc do yêu cầu khác của công tác quản lý (tăng lương, đề bạt, quy hoạch cán bộ...), Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo Trưởng phòng giáo dục và đào tạo tổ chức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, đảm bảo đủ các bước theo quy định tại Điều 9 trong Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT.

Kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường mầm non được sử dụng làm tư liệu cho việc:

- Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và bồi dưỡng của hiệu trưởng;

- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển hiệu trưởng và đề nghị xem xét, xử lý đối với những hiệu trưởng chưa đạt Chuẩn;

- Xét khen thưởng, kỉ luật, thực hiện chế độ chính sách đối với hiệu trưởng.

3. Phòng giáo dục và đào tạo tổng hợp theo Phụ lục 2 (kèm theo công văn này) và gửi báo cáo đánh giá xếp loại hiệu trưởng trường mầm non về Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở giáo dục và đào tạo trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.

4. Sở giáo dục và đào tạo tổng hợp theo Phụ lục 3 (kèm theo công văn này) và gửi báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường mầm non về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) trước ngày 30 tháng 7 hằng năm.

5. Các bộ, ngành quản lý các trường mầm non tổng hợp kết quả xếp loại hiệu trưởng trường mầm non của bộ, ngành theo Phụ lục 4 (kèm theo công văn này) và gửi báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) trước ngày 30 tháng 7 hằng năm.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có những vấn đề chưa rõ hoặc còn vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) để được hướng dẫn./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Vụ GDMN (để p.h chỉ đạo);
- Lưu VP, NGCBQLCSGD
.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Thị Nghĩa

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác