546860

Công văn 36/LĐLĐ năm 2022 về phòng ngừa tình trạng hành hạ, xâm hại trẻ em trong đoàn viên, người lao động do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ban hành

546860
LawNet .vn

Công văn 36/LĐLĐ năm 2022 về phòng ngừa tình trạng hành hạ, xâm hại trẻ em trong đoàn viên, người lao động do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu: 36/LĐLĐ Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Người ký: Đặng Thị Phương Hoa
Ngày ban hành: 20/01/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 36/LĐLĐ
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội
Người ký: Đặng Thị Phương Hoa
Ngày ban hành: 20/01/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/LĐLĐ
V/v phòng ngừa tình trạng hành hạ, xâm hại trẻ em trong đoàn viên, người lao động

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2022

 

Kính gửi:

- Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã;
- Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở;
- Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động TP

Trong thời gian qua, tình trạng trẻ em bị hành hạ, xâm hại diễn ra ngày càng phổ biến, gây ra tâm lý hoang mang, bức xúc trong xã hội. Trước tình hình đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có văn bản số: 3554/TLĐ-NC ngày 18 tháng 01 năm 2022 về việc phòng ngừa tình trạng hành hạ, xâm hại trẻ em trong đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đề nghị Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố triển khai một số hoạt động cấp bách trong thời gian tới như sau:

- Đẩy mạnh tuyên truyền cho Đoàn viên, người lao động là cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình đề cao trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; tổ chức các lớp tuyên truyền nâng cao kiến thức, kĩ năng cần thiết để bảo vệ trẻ em.

- Vận động đoàn viên, đoàn viên, người lao động lên án mạnh mẽ, kịp thời phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em với các cơ quan, tổ chức như: chính quyền địa phương, công an, hội bảo vệ quyền trẻ em, tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em 111...

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức triển khai giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em, nhất là tại các địa bàn các khu công nghiệp, khu chế xuất có đông công nhân lao động, kiên quyết tố giác đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ hoặc không xử lý các vụ hành hạ, xâm hại trẻ em với tinh thần: “hãy lên tiếng và lên án, đừng lặng im trước những hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em”.

- Chỉ đạo các cấp công đoàn lồng ghép nội dung phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình, bạo lực học đường trong xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động công tác năm; tạo môi trường sống lành mạnh, an toàn cho trẻ em, góp phần giúp các em phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần, giúp cha mẹ các em yên tâm công tác, lao động sản xuất.

Đề nghị các đơn vị triển khai nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa tình trạng hành hạ, xâm hại trẻ em trong đoàn viên, người lao động và báo cáo kết quả về Liên đoàn Lao động thành phố (qua Ban Nữ công) để theo dõi, tổng hợp thông tin và kịp thời điều chỉnh công tác chỉ đạo cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Như trên (để T/hiện);
- BNC TLĐ (để b/c);
- Thường trực LĐLĐ TP (để b/c);
- Lưu: VT, NC.

TM. BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Đặng Thị Phương Hoa

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác