Công văn 358/LĐTBXH-BVCSTE hướng dẫn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2011 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Công văn 358/LĐTBXH-BVCSTE hướng dẫn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2011 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 358/LĐTBXH-BVCSTE | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội | Người ký: | Doãn Mậu Diệp |
Ngày ban hành: | 10/02/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 358/LĐTBXH-BVCSTE |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký: | Doãn Mậu Diệp |
Ngày ban hành: | 10/02/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 358/LĐTBXH-BVCSTE |
Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2011 |
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trong bối cảnh kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của các địa phương, năm 2010 công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cơ bản đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện cũng còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, đó là tình trạng bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ em; tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại diễn ra phức tạp; nhân lực, nguồn lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn hạn chế. Một số chỉ tiêu về bảo vệ trẻ em giai đoạn 2001 -2010 chưa đạt kết quả theo mong muốn. Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em chưa phát triển.
Trước tình hình đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2011 với những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
- 60% xã phường đạt tiêu chuẩn Xã phường phù hợp với trẻ em;
- 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc thường xuyên để có cơ hội hòa nhập cộng đồng;
- Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 6%;
2. Nhiệm vụ chủ yếu
2.1. Tiếp tục triển khai xây dựng xã, phường đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em, xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện với trẻ em; thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em.
2.2. Xây dựng và triển khai Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2011-2020 của địa phương.
2.3. Xây dựng và triển khai Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015. Triển khai Hệ thống bảo vệ trẻ em với các nội dung chủ yếu là: (1) Hình thành Ban chỉ đạo ở cấp tỉnh, huyện; Ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã và Nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em ở cả 3 cấp. (2) Xây dựng đội ngũ cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên, nhóm trẻ em nòng cốt. (3) Xây dựng Trung tâm công tác xã hội trẻ em ở cấp tỉnh và văn phòng tư vấn ở cấp huyện, đem tư vấn ở cộng đồng, trường học, bệnh viện. (4) Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ: phòng ngừa can thiệp và trợ giúp phục hồi hòa nhập cộng đồng.
2.4. Tiếp tục xây dựng kế hoạch để thực hiện Chỉ thị số 1408/CT-TTg, ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về "Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em"; Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg, ngày 04/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020"; Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
2.5. Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; xây dựng và thực hiện chương trình sữa học đường; mổ tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh. Xây dựng các mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng, mô hình phòng ngừa và trợ giúp trẻ em lang thang; mô hình giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề để hòa nhập cộng đồng cho trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em từ trường giáo dưỡng trở về; mô hình "ngôi nhà an toàn" phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em và phòng chống đuối nước trẻ em; mô hình chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS.
2.6. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động xã hội bảo vệ, chăm sóc trẻ em với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế và trẻ em. Biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phê phán, lên án các hành vi xâm hại, ngược đãi, bạo lực, bóc lột và sao nhãng đối với trẻ em.
2.7. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của địa phương tổ chức các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em và các ngày Lễ, Tết cổ truyền dân tộc. Xây dựng các công trình dành cho trẻ em và tổ chức các hoạt động thiết thực cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em sống trong các gia đình nghèo, trên các địa bàn khó khăn; khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động thực hiện quyền tham gia của trẻ em, hoạt động của các nhóm trẻ, các diễn đàn trẻ em.
2.8. Tiếp tục kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; ưu tiên đội ngũ cán bộ cấp cơ sở và mạng lưới cộng tác viên thôn bản, xã phường.
2.9. Tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn triển khai công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai các chương trình, kế hoạch. Phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, giám sát việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế và việc khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi không phải trả tiền.
3. Nguồn lực
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố bố trí kinh phí chi đảm bảo xã hội từ ngân sách đã cân đối cho các địa phương năm 2011, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương kinh phí huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các chính sách, chương trình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây