Công văn số 3546/TCT-PCCS của Tổng cục Thuế về việc thuế suất thuế giá trị gia tăng nhân hạt điều
Công văn số 3546/TCT-PCCS của Tổng cục Thuế về việc thuế suất thuế giá trị gia tăng nhân hạt điều
Số hiệu: | 3546/TCT-PCCS | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế | Người ký: | Phạm Duy Khương |
Ngày ban hành: | 20/09/2006 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3546/TCT-PCCS |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế |
Người ký: | Phạm Duy Khương |
Ngày ban hành: | 20/09/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3546/TCT-PCCS |
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2006 |
Kính gửi: Hiệp hội hạt Điều Việt Nam
Tổng cục Thuế nhận được kiến nghị của một số Cục thuế và đơn vị về việc thuế suất thuế giá trị gia tăng nhân hạt Điều; Tổng cục Thuế xin trao đổi như sau:
1. Tại Điểm g Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định hàng hóa chịu thuế GTGT 5% trong đó có: "sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi; thủy sản, hải sản đánh bắt chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế làm sạch, ướp đông, phơi sấy khô, bóc vỏ ở khâu kinh doanh thượng mại".
2. Cục thuế địa phương và các đơn vị sản xuất chế biến hạt Điều có vướng mắc về việc xác định mức thuế suất thuế GTGT của hạt Điều và xác định ngành nghề kinh doanh của loại hình này. Theo như báo cáo của các đơn vị và Cục thuế, để thực hiện hoạt động sản xuất chế biến nhân hạt Điều phải qua nhiều khâu sản xuất chế biến: Khâu 1: phơi khô (mua hạt Điều còn tươi đem về phơi khô); Khâu 2: sàng lọc, nhằm bỏ các hạt Điều non, hạt Điều không đạt tiêu chuẩn; Khâu 3: hấp (chao dầu); Khâu 4: cắt tách vỏ hạt Điều để lấy hạt Điều nhân còn vỏ lụa; Khâu 5: Bóc vỏ lụa; Khâu 6: phân loại nhân Điều; Khâu 7: tiệt trung và đóng thùng. Bộ Công nghiệp và Tổng cục Thống kê xác nhận hoạt động của doanh nghiệp sản xuất chế biến hạt Điều được xếp vào ngành sản xuất chế biến nông sản.
Cục thuế phản ánh một nghịch lý hiện nay là: với hoạt động sản xuất chế biến nhân hạt Điều như trên nếu coi đó là hoạt động sơ chế (được hiểu chỉ để bảo quản đóng gói) áp dụng mức thuế suất tại Điểm g Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP với mức thuế suất thuế GTGT 5% thì hoạt động kinh doanh này không thể được coi là ngành sản xuất chế biến nông sản như xác nhận của Bộ Công nghiệp và Tổng cục Thống kê để xem xét về ngành nghề ưu đãi đầu tư như đối với các cơ sở được công nhận là "cơ sở sản xuất" quy định phần D Thông tư số 18/2002/TT-BTC và phần E Thông tư số 128 của Bộ Tài chính mà phải đưa vào loại hình kinh doanh thương mại.
Ngược lại công nhận là ngành sản xuất chế biến nhân hạt Điều để được hưởng ưu đãi đầu tư theo tại phần D Thông tư số 18/2002/TT-BTC và phần E Thông tư số 128/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính thì hoạt động bán hạt Điều phải áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.
3. Căn cứ tình hình thực tế và các quy định hiện hành, theo Tổng cục Thuế để đảm bảo thực hiện thu thuế GTGT và xác định ngành nghề kinh doanh được thống nhất, Tổng cục Thuế đề nghị:
- Hoạt động sản xuất chế biến
nhân hạt Điều được xếp vào ngành sản xuất, chế biến nông sản. Do đó các Công ty
sản xuất chế biến nhân hạt Điều đáp ứng đủ Điều kiện được hưởng ưu đãi TNDN quy
định tại phần D Thông tư số 18/2002/TT-BTC và tại Mục
- Về thuế GTGT: sản phẩm nhân hạt Điều được chế biến qua 7 khâu từ phơi khô, sàng lọc, hấp, cắt tách vỏ, bỏ vỏ lụa… tiệt trung, đóng thùng không thể coi là sơ chế mà xác định là đã sản xuất chế biến, áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%. Các trường hợp trước thời Điểm này nếu các doanh nghiệp chế biến hạt Điều đã kê khai thuế GTGT 5% thì không Điều chỉnh lại.
Tổng cục Thuế đề nghị Hiệp hội hạt Điều Việt Nam lấy ý kiến rộng rãi các thành viên của Hiệp hội và gửi ý kiến chính thức cho Tổng cục Thuế để có cơ sở hướng dẫn Cục thuế thống nhất thực hiện. Ý kiến đóng góp xin gửi về Tổng cục Thuế (123- Lò Đúc-Hai Bà Trưng- Hà Nội) trước ngày 05/10/2006./.
Nơi nhận: |
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây