25227

Công văn số 3526 TM/CSTNTN ngày 06/09/2002 của Bộ Thương mại về tình hình giá cả thị trường/08/2002

25227
LawNet .vn

Công văn số 3526 TM/CSTNTN ngày 06/09/2002 của Bộ Thương mại về tình hình giá cả thị trường/08/2002

Số hiệu: 3526 TM/CSTNTN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Lê Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 06/09/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3526 TM/CSTNTN
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại
Người ký: Lê Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 06/09/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3526 TM/CSTNTN

Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2002

 

TÌNH HÌNH GIÁ CẢ THỊ TRƯỜN THÁNG 8/2002

I/ TÌNH HÌNH CHUNG:

Trong tháng thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lũ diễn ra tại nhiều tỉnh, đặc biệt một số tỉnh ĐBSCL nước lũ đang trong chiều hướng tăng cao, tuy sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân tại các vùng lũ ít nhiều bị ảnh hưởng, song nhìn chung nhiều chỉ tiêu kinh tế tiếp tục tăng trưởng, lưu thông hàng hóa và giá cả thị trường không xảy ra biến động, thị trường tiêu thụ nông sản và lưu thông hàng hóa phục vụ khai giảng năm học mới có sự chuyển biến, giá một số mặt hàng nông sản liên quan đến thu nhập của người nông dân đã được cải thiện hơn, do giá thị trường thế giới tăng (gạo, hạt tiêu, hạt điều, cao su), song do nguồn cung giảm, việc chuẩn bị nguồn hàng để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Bên cạnh những mặt hàng sản xuất trong nước thị phần tiêu thụ tăng lên rõ rệt vẫn còn nhiều mặt hàng do khả năng cạnh tranh kém, tiêu thụ khó khăn, tồn kho vẫn ở mức cao (giấy viết, phân bón, kính xây dựng...) ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Xuất khẩu trong tháng tiếp tục tăng trưởng, ước kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2002 đạt 1,5 tỷ USD, tăng 1,6% so với tháng 7/2002, ước 8 tháng đầu năm đạt 10,3% tỷ USD, vẫn giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu tháng 8/2002 ước đạt 1,65 tỷ USD, giảm 3,5% so với tháng trước, ước 8 tháng đầu năm đạt 11,98 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2002 ước đạt 23.100 tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước, ước 8 tháng đầu năm 2002 đạt hơn 181.300 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2001.

Giá cả hàng hóa trên thị trường tương đối ổn định, một số mặt hàng quan trọng có sự tăng, giảm nhẹ: giá lương thực chiều hướng tăng tại một số tỉnh ĐBSCL, giá một số rau quả, thực phẩm tươi sống tăng tại một số địa bàn (thịt lợn, cá, tôm), giá một số nông sản liên quan đến xuất khẩu bắt đầu được cải thiện (hạt tiêu, hạt điều), riêng giá cà phê tiếp tục giảm, giá thép xây dựng tăng tại một số địa bàn, giá vàng chiều hướng tăng vào giữa tháng, trong khi giá đôla Mỹ giảm nhẹ.

Do giá một số nhóm hàng tiếp tục chiều hướng tăng và một số mặt hàng có mức giảm thấp, nên chỉ số giá tiêu dùng chung cả nước sau khi giảm trong tháng 7/2002 đến tháng 8/2002 đã bắt đầu tăng 0,1% (riêng khu vực nông thôn ổn định). Trong cơ cấu chỉ số giá tháng 8 có 7 nhóm hàng chỉ số giá tăng từ 0,1 - 0,4%, 3 nhóm giảm từ 0,1 - 0,6% (lương thực giảm 0,1%), riêng nhóm thực phẩm là ổn định, giá vàng giảm 0,2%, trong khi giá đô la Mỹ tăng 0,2%. Chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm tháng 8/2002 so với tháng 8/2001 tăng 4,3% (trong đó lương thực tăng 10,7%, thực phẩm tăng 9%).

Như vậy trong 8 tháng đầu năm 2002 chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,9% (trong đó lương thực giảm 0,9%, thực phẩm tăng 8,9%), giá vàng tăng 15,6%, giá đô la Mỹ tăng 1,6%. Đây là điều đáng mừng, vì trong bối cảnh thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lũ xảy ra tại nhiều nơi, hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn, do giá nông sản trên thị trường thế giới còn ở mức thấp, song nền kinh tế đã có dấu hiệu được cải thiện (8 tháng đầu năm: 2001 giảm 1,5%; 2002 giảm 0,9%). Thời gian tới khả năng giá lương thực và một số mặt hàng thực phẩm tươi sống sẽ tăng, đây là yếu tố hỗ trợ chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục chiều hướng tăng trong tháng tới, nhưng mức tăng không nhiều.

II/ GIÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU

1/ Giá lương thực:

Các tỉnh phía Bắc mặc dù mưa lớn trên diện rộng, sản xuất và lưu thông lương thực giữa các khu vực ít nhiều bị ảnh hưởng, song giá lương thực tương đối ổn định (trừ một vài tỉnh miền núi do ảnh hưởng mua lũ có thời điểm tăng từ 100 - 200 đ/kg), phổ biến ở mức: thóc tẻ từ 1.900 - 2.200 đ/kg, gạo tẻ từ 2.800 - 3.500 đ/kg.

Một số tỉnh miền Trung do hạn hán kéo dài, sản lượng lương thực giảm, nhưng nhờ có sự hỗ trợ nguồn lương thực từ các tỉnh ĐBSCL, nên giá lương thực một vài nơi chỉ tăng từ 50 - 100 đ/kg, phổ biến ở mức: lúa tẻ từ 1.700 - 1.900 đ/kg, gạo tẻ từ 3.200 - 3.500 đ/kg.

Các tỉnh ĐBSCL do nước đang trong chiều hướng tăng cao và diễn biến phức tạp, thu hoạch lúa Hè Thu một vài nơi bị ảnh hưởng, đến cuối tháng các tỉnh đã cơ bản thu hoạch xong, nguồn lương thực trên thị trường được tăng cường, tuy nhiên do nhu cầu xuất khẩu tăng, cùng với yếu tố mưa lũ diễn biến phức tạp đã xuất hiện tâm lý kìm giữ, hạn chế bán ra, đã tác động tới giá lương thực trên thị trường chiều hướng tăng ở một số nơi, mức tăng từ 50 - 100 đ/kg, phổ biến ở mức: lúa tẻ từ 1.600 - 1.700 đ/kg, gạo tẻ từ 2.700 - 3.200 đ/kg.

Trên thị trường châu Á do nguồn cung tăng, nên tuy nhu cầu nhập khẩu tăng từ một số nước, nhưng giá gạo trên thị trường không có biến động lớn, một số thị trường có mức tăng, giảm khác nhau: tại Thái Lan gạo 100% B từ 200 - 202 USD/T giảm còn 193 USD/T; 5% tấm từ 195 USD/T giảm xuống 190 USD/T; 25% tấm từ 176 - 178 USD/T giảm xuống 173 USD/T. Tại Việt Nam giá xuất khẩu gạo tăng từ 2 - 3 USD/T, gạo 5% tấm ở mức 189 - 190 USD/T; 25% tấm từ 170 - 171 USD/T. Xuất khẩu gạo tháng 8/2002 ước đạt 400.000 tấn, ước 8 tháng đầu năm 2002 đạt 2,27 triệu tấn gạo, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2001. Thời gian tới trước mối lo ngại hiện tượng Elnino có thể xảy ra, nhu cầu nhập khẩu gạo sẽ tăng ở một số nước, hỗ trợ giá lương thực khả năng tiếp tục nhích lên. Trong nước thời tiết diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các tỉnh ĐBSCL nước lũ khả năng tăng cao, nguồn cung thóc gạo sẽ giảm, trong khi nhu cầu xuất khẩu tăng, giá lương thực trên thị trường tiếp tục tăng. Để ổn định được thị trường lương thực, tránh những đột biến giá có thể xảy ra, vấn đề đặt ra là cần xác định lại sản lượng lương thực cả nước, trên cơ sở đó cân đối lại cung cầu lương thực, từ đó có kế hoạch điều hành xuất khẩu gạo ở mức hợp lý.

2/ Giá nông sản - thực phẩm: Trong tháng tuy nhu cầu tiêu thụ ở mức bình thường, nhưng do nguồn cung giảm (ảnh hưởng cua mưa lũ, một số sản phẩm cuối vụ thu hoạch), giá một số rau quả, thực phẩm tươi sống có xu hướng tăng trở lại.

- Giá thịt lợn tại các tỉnh phía Bắc tương đối ổn định ở mức: lợn hơi 11.000 - 12.500 đ/kg, thịt lợn mông sấn từ 22.000 - 25.000 đ/kg, riêng một số tỉnh phía Nam giá thịt lợn tăng trở lại từ 500 - 1.000 đ/kg trong 15 ngày đầu tháng, sau đó giảm vào những ngày cuối tháng, do lũ tăng cao, nông dân bán để chạy lũ, phổ biến ở mức: lợn hơi từ 15.500 - 16.000 đ/kg, thịt lợn mông sấn từ 27.000 đ - 30.000 đ/kg.

Do ảnh hưởng của mưa lũ, nông dân đẩy mạnh bán ra, trước mắt giá thịt lợn sẽ giảm tại một số địa bàn, khả năng tăng trở lại vào những tháng cuối năm, nhưng mức tăng thấp hơn những tháng đầu năm, vì theo Bộ NN và PTNT hiện nay tổng đàn lợn cả nước giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2001, trong đó các tỉnh ĐBSH giảm từ 3 - 5% các tỉnh phía Nam giảm từ 2 - 7%.

Giá một số mặt hàng thực phẩm khác: cá, tôm, trứng... tăng tại một số địa bàn, do ảnh hưởng của mưa lũ cùng với yếu tố giáp vụ thu hoạch và nhu cầu xuất khẩu tăng: tại một số tỉnh miền Trung và Nam Bộ giá tôm sú tăng từ 5 - 10%, tôm loại 200 con/kg từ 120.000 - 125.000 đ/kg tăng lên 130.000 - 140.000 đ/kg.

Giá một số loại rau quả tăng từ 10-30% (nhãn, na, táo...) do mưa lũ và dịp lễ Vu Lan nhu cầu tiêu thụ tăng, mặt khác cuối cụ thu hoạch.

- Giá nông sản một số loại: lạc, đậu xanh, vừng... khá ổn định, tuy nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết Trung thu tăng, một số mặt hàng nông sản liên quan đến xuất khẩu: hạt tiêu, hạt điều bắt đầu tăng, riêng giá cà phê tiếp tục giảm.

+ Giá cà phê tại các vùng sản xuất tiếp tục chiều hướng giảm từ 200 - 300 đ/kg, phổ biến ở mức 6.200 - 6.500 đ/kg (L1) và 5.300 - 5.700 đ/kg (L2)

Trên thị trường thế giới nguồn cung dư thừa vẫn là yếu tố tác động bất lợi tới giá cà phê duy trì ở mức thấp: tại Luân Đôn cà phê Robusta giao T9 từ 497 - 503 USD/T. Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục chiều hướng giảm, từ 430 - 455 USD/T giảm còn 410 - 430 USD/T. Ước xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2002 đạt 73,8% so với cùng kỳ năm 2001 ước xuất khẩu cà phê niên vụ 2001/2002 đạt khoảng 670.000 tấn, giảm 27% về lượng và 30% về giá trị so với niên vụ trước, giá xuất khẩu bình quân năm 2002 chỉ đạt khoảng 403 USD/T, giảm 20% so với năm 2001. Về dài hạn thị trường cà phê thế giới tiếp tục tình trạng thừa cung lớn, do sản lượng tăng cao, nhân tố này làm cho giá cà phê nguy cơ tiếp tục giảm.

+ Giá hạt tiêu tại các vùng sản xuất tập trung sau một thời gian giảm xuống mức thấp đã bắt đầu tăng dần trở lại, từ 17.000 - 17.500 đ/kg tăng lên 18.000 - 19.000 đ/kg, do nguồn cung giảm, mặt khác giá hạt tiêu thế giới tăng. Dự báo thời gian tới giá hạt tiêu trên thị trường thế giới tiếp tục tăng, nhưng mức tăng không cao, do nguồn cung tuy có giảm (ảnh hưởng của hạn hán), nhưng vẫn lớn hơn nhu cầu, giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 1.400 - 1.470 USD/T.

- Giá đường kính: Tuy nhu cầu tiêu thụ đường trong dịp Tết Trung thu tăng cao, nhưng do nguồn cung trên thị trường lớn, nhất là các doanh nghiệp sản xuất mía đường đẩy mạnh bán ra, chuẩn bị bước vào vụ sản xuất mới, giá đường kính giảm tại nhiều tỉnh, mức giảm từ 100 - 200 đ/kg, các tỉnh phổ biến ở mức: đường RE từ 6.000 - 6.800 đ/kg. Khả năng giá đường tiếp tục giảm khi bước vào vụ thu hoạch.

Trước thực trạng ngành mía đường nước ta có những bất lợi, do giá đường trong nước cao hơn giá đường thế giới, nhằm ổn định giá thu mua mía nguyên liệu, hạn chế cạnh tranh đẩy giá mía tăng cao, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm sản xuất trong nước với đường nhập ngoại, vừa qua Hiệp hội mía đường Việt Nam dự kiến giá mua mía nguyên liệu vụ 2002/2003 từ 20.000 - 220.000 đ/T (tại ruộng) và tối đa 260.000 đ/T (tại nhà máy).

Trên thị trường Thế giới nhu cầu mua thấp, trong khi nguồn cung tăng cao, hỗ trợ giá đường tiếp tục duy trì ở mức thấp: tại Luân Đôn đường giao tháng T10 dao động từ 177 - 182 USD/T. Theo Tổ chức đường thế giới, sản lượng đường vụ 2001/2002 đạt 135 triệu tấn (quy đường thô) và cao hơn nhu cầu tiêu thụ 2,3 triệu tấn, tồn kho đường thế giới vụ 2001/2002 sẽ đạt 64 triệu tấn, tăng 3,7% so với cuối vụ trước và đáp ứng hơn 48,2% tổng nhu cầu tiêu thụ đường thế giới, về dài hạn giá đường sẽ ở mức thấp.

3/ Giá vật tư:

- Giá phân bón u rê: Do mưa lũ diễn ra trên diện rộng, nhu cầu tiêu thụ phân bón chững lại, tuy giá phân bón trên thị trường thế giới tăng, nhưng do nguồn cung lớn, nên giá u rê khá ổn định ở mức 2.200 - 2.400 đ/kg.

Trên thị trường Thế giới do nhu cầu mua tăng đã hỗ trợ giá phân u rê chiều hướng tăng: Tại Trung Đông giá u rê giao tháng 8 và 9 đạt mức 116 - 117 USD/T. Dự đoán trong ngắn hạn giá u rê ít có khả năng tăng.

- Giá xăng dầu trên thị trường thế giới tiếp tục chiều hướng tăng, do tình hình ở Trung Đông căng thẳng, Mỹ đe doạ tấn công IRắc, nhu cầu nhập khẩu tại một số nước tăng: Tại Luân Đôn dầu thô giao tháng 10 từ 25,27 USD/thùng tăng lên trên 27 USD/thùng. Giá xăng dầu trong nước ổn định.

+ Giá gas: Do giá gas trên thị trường thế giới và chi phí vận tải tăng 13 - 15 USD/T, các doanh nghiệp kinh doanh gas phải điều chỉnh tăng giá bán từ 250 - 300 đ/kg, giá bán lẻ gas của Petrolimex là 97.000 đ/bình, Sài Gòn Petro 88.000 đ/bình. Khả năng giá gas sẽ còn tăng tại một số địa bàn.

- Giá vật liệu xây dựng: Đang mùa mưa lũ nhu cầu tiêu thụ vật liệu tuy có giảm hơn, nhưng giá một số vật liệu xây dựng do khai thác và nhập khẩu tăng đã tác động tới giá bán trên thị trường (cát, sỏi, thép xây dựng...).

+ Giá xi măng: Nguồn cung xi măng trên thị trường lớn, nhưng nhu cầu tiêu thụ giảm do đang mùa mưa lũ. Nhằm tăng thị phần tiêu thụ xi măng, vừa qua TCTy xi măng VN đã điều chỉnh giảm giá bán lẻ xi măng Bỉm Sơn và Bút Sơn từ 10.000 - 20.000 đ/T tại một số địa bàn phía Bắc. Giá xi măng PC 30 phổ biến ở mức 750 - 780 đ/kg (phía Bắc) và 870 - 940 đ/kg (phía Nam).

Trước dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng sẽ tăng cao vào những tháng cuối năm, nhằm ổn định thị trường xi măng, tránh những đột biến giá có thể xảy ra, TCTy xi măng đã giao chỉ tiêu sản xuất, dự trữ xi măng và kế hoạch nhập khẩu clinker cụ thể cho các doanh nghiệp thành viên, do vậy giá xi măng khả năng không có biến động lớn.

+ Giá thép xây dựng: Do giá phôi thép nhập khẩu tăng ở mức cao 224,5 USD/T (ấn Độ), đã tác động tới giá thép trên thị trường tiếp tục tăng tại một số địa bàn từ 100 - 200 đ/kg, các tỉnh ở mức từ 4.850 - 5.100 đ/kg (Lạng Sơn 5.300 đ/kg). Khả năng giá thép sẽ còn tăng, khi nhu cầu xây dựng tăng trở lại, nhưng mức tăng thấp hơn thời gian qua.

4/ Giá vàng và giá đô la Mỹ:

- Giá vàng trên thị trường thế giới dao động trong chiều hướng tăng: tại Luân Đôn từ 304 USD/Ounce tăng lên 312 USD/Ounce. Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới tăng từ 4.000 - 6.000 đ/chỉ. Cuối tháng phổ biến ở mức 578.000 - 585.000 đ/chỉ.

- Giá đô la Mỹ trên thị trường tự do trong tháng giảm nhẹ từ 20 - 30 đ/USD. Cuối tháng phổ biến ở mức 15.340 - 15.370 đ/USD.

Tỷ giá mua, bán của ngân hàng Ngoại thương điều chỉnh tăng, giá bán ra từ 15.328 đ/USD tăng lên 15.333 đ/USD (có thời điểm lên 15.338 đ/USD).

III/ DỰ KIẾN GIÁ THỜI GIAN TỚI:

Trong tháng 9 tuy nhiều địa phương vẫn còn bị ảnh hưởng của mưa lũ (đặc biệt các tỉnh ĐBSCL lũ khả năng tăng cao), song sức mua xã hội sẽ tăng cao hơn tháng qua (nhu cầu mua sắm tăng trong dịp Quốc Khánh 2/9; khai giảng năm học mới; rằm Trung thu...), thị trường lưu thông hàng hóa và giá cả tương đối ổn định.

- Giá lương thực: Các tỉnh phía Bắc nếu thời tiết không có biến động bất thường, sản xuất vụ mùa khả năng phát triển tốt, giá lương thực không có biến động.

Các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ khả năng giá lương thực sẽ nhích lên tại một số địa bàn, do thời gian qua hạn hán kéo dài, sản lượng lương thực bị ảnh hưởng. Các tỉnh ĐBSCL nước lũ khả năng tăng cao, ảnh hưởng lớn tới sản xuất vụ mùa và đời sống của người dân. Nguồn cung thóc, gạo hạn chế (nhất là với lúa Đông xuân), trong khu nhu cầu xuất khẩu gạo vẫn tăng, giá gạo trên thị trường thế giới tiếp tục vững, tình hình trên sẽ hỗ trợ giá lương thực trong nước chiều hướng nhích lên.

- Giá nông sản - thực phẩm: Giá một số mặt hàng thực phẩm tươi sống khả năng giảm nhẹ tại các vùng lũ, do nông dân đẩy mạnh bán ra chạy lũ. Giá một số loại rau, quả tăng do cuối vụ, mặt khác ảnh hưởng của mưa lũ. Giá đường kính tiếp tục giảm, do các doanh nghiệp đẩy mạnh bán ra chuẩn bị vụ thu hoạch mới. Giá nông sản liên quan đến xuất khẩu sẽ tăng nhẹ (hạt tiêu; hạt điều), do nguồn cung giảm, riêng giá cà phê tiếp tục duy trì ở mức thấp.

- Giá hàng công nghiệp tiêu dùng và giá vật tư tương đối ổn định, do nguồn cung dồi dào, riêng giá một số loại vật liệu xây dựng: cát, sỏi, thép xây dựng, tấm lợp tăng nhẹ tại một số địa bàn. Giá gas sẽ tăng tại một số nơi.

- Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Giá đô la Mỹ khả năng tăng nhẹ, do nhu cầu ngoại tệ để nhập vật tư, hàng hóa tăng trong những tháng cuối năm.

Khả năng chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2002 tiếp tục tăng, nhưng ở mức thấp.

 

 

TL/ BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
KT/VỤ TRƯỞNG VỤ CSTNTN
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Thị Kim Ngân

 

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CHỈ SỐ GIÁ VÀNG VÀ CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ KHU VỰC NÔNG THÔN CẢ NƯỚC

Tháng 7 năm 2002

 

MÃ SỐ

CHỈ SỐ THÁNG 8 NĂM 2002 SO VỚI (%)

Kỳ gốc năm 2000

Tháng 8 năm 2001

Tháng 12 năm 2001

Tháng 7 năm 2002

A

B

1

2

3

4

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

C

103,4

104,3

102,6

100,1

I. Lương thực - Thực phẩm

0

106,7

108,7

104,9

99,9

Trong đó: 1- Lương thực

01

103,9

110,1

98,5

99,9

 2- Thực phẩm

02

109,1

108,9

109,2

99,8

II. Đồ uống và thuốc lá

1

101,8

101,7

101,6

100,0

III. May mặc, mũ nón, giầy dép

2

101,5

101,2

100,3

100,2

IV. Nhà ở và vật liệu xây dựng

3

103,8

102,2

101,2

100,4

V. Thiết bị và đồ dùng gia đình

4

101,2

100,7

100,3

100,1

VI. Dược phẩm, y tế

5

102,5

100,8

100,6

99,7

VII. Phương tiện đi lại, bưu điện

6

92,9

96,3

100,0

100,3

VIII. Giáo dục

7

103,5

102,2

101,8

99,6

IX. Văn hóa, thể thao, giải trí

8

99,2

98,5

99,5

100,4

X. Đồ dùng và dịch vụ khác

9

103,3

101,2

100,4

100,5

 

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CHỈ SỐ GIÁ VÀNG VÀ CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ CẢ NƯỚC

Tháng 8 năm 2002

 

MÃ SỐ

CHỈ SỐ THÁNG 8 NĂM 2002 SO VỚI (%)

Kỳ gốc năm 2000

Tháng 8 năm 2001

Tháng 12 năm 2001

Tháng 7 năm 2002

A

B

1

2

3

4

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

C

104,3

104,3

102,9

100,1

I. Lương thực - Thực phẩm

0

107,4

108,7

105,3

100,0

Trong đó: 1- Lương thực

01

104,2

110,7

99,1

99,9

 2- Thực phẩm

02

109,5

109,0

108,9

100,0

II. Đồ uống và thuốc lá

1

102,9

101,9

101,7

100,2

III. May mặc, mũ nón, giầy dép

2

102,1

101,4

100,5

100,1

IV. Nhà ở và vật liệu xây dựng

3

104,3

101,9

101,1

100,2

V. Thiết bị và đồ dùng gia đình

4

101,9

100,6

100,6

100,1

VI. Dược phẩm, y tế

5

102,9

100,8

100,3

99,8

VII. Phương tiện đi lại, bưu điện

6

94,6

96,4

100,1

100,1

VIII. Giáo dục

7

108,1

103,8

99,4

99,4

IX. Văn hóa, thể thao, giải trí

8

100,3

99,9

99,1

100,4

X. Đồ dùng và dịch vụ khác

9

103,6

101,6

100,9

100,3

CHỈ SỐ VÀNG

V

119,4

120,6

115,6

99,8

CHỈ SỐ GIÁ ĐÔLA MỸ

U

107,8

102,8

101,6

100,2

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác