Công văn 350/CHHVN-ATANHH về khuyến cáo biện pháp phòng tránh cướp biển do Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
Công văn 350/CHHVN-ATANHH về khuyến cáo biện pháp phòng tránh cướp biển do Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 350/CHHVN-ATANHH | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục Hàng hải Việt Nam | Người ký: | Đỗ Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 24/02/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 350/CHHVN-ATANHH |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục Hàng hải Việt Nam |
Người ký: | Đỗ Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 24/02/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 350/CHHVN-ATANHH |
Hà
Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2011 |
Kính gửi: |
- Chi cục Hàng hải tại thành phố Hải Phòng |
Theo khuyến cáo của Trung tâm báo cáo cướp biển thuộc Cục hàng hải quốc tế (International Maritime Bureau (IMB) - Piracy Reporting Center), những vùng biển sau đây luôn tiềm ẩn nguy cơ cướp biển:
Khu vực biển Đông Nam Á và Ấn Độ Dương
Bangladesh: Đây là khu vực được đánh giá có nguy cơ cao. Cướp biển thường tấn công những tàu đang chuẩn bị thả neo. Hầu hết các cuộc tấn công được báo cáo tại khu neo đậu Chittagong và những vùng lân cận.
Indonesia: Khu vực quần đảo Anambas/ Natuna/ Mangkai/ Subi Besar. Cướp biển thường được trang bị súng, dao hoặc dao phay và tấn công tàu vào ban đêm. Tuy nhiên tàu hoạt động ở các khu vực khác cũng nên thận trọng vì có thể có những cuộc tấn công khác mà không được báo cáo lại. Khi bị phát hiện, cướp biển thường cố gắng chống cự.
Eo biển Malacca: Mặc dù số lượng các cuộc tấn công của cướp biển đã giảm đi rất nhiều do sự kiểm tra gắt gao của lực lượng tuần tra của chính quyền ven biển từ tháng 7 năm 2005, những tàu có hành trình đi qua eo biển này vẫn nên duy trì chế độ kiểm tra chặt chẽ để tránh nguy cơ cướp biển. Hiện nay, không hề có bất cứ thông tin chỉ dẫn nào về hoạt động tuần tra tại khu vực này.
Malaysia: Khu vực ngoài khơi Tioman/ Pulau Aur/ Biển Nam Trung Hoa. Mặc dù gần đây không có báo cáo về cuộc tấn công nào nhưng những tàu hành trình qua khu vực này vẫn nên cảnh giác do đã có những báo cáo trong thời gian trước về việc cướp biển được trang bị dao và súng tấn công tàu vào buổi tối. Một số tàu kéo và sà lan cũng đã bị tấn công trong khu vực này.
Eo biển Singapore: Tàu thuyền qua khu vực này được khuyến cáo nên duy trì chế độ kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đề phòng cướp biển. Cướp biển thường tấn công tàu trong khi hành trình hoặc neo đậu tại khu vực phía Đông OPL.
Khu
vực Châu Phi và Biển Hồng Hải
Khu vực Châu Phi
* Lagos và sông Bonny (Nigeria): Cướp biển thường tấn công và bắt cóc tàu, thuỷ thủ dọc theo bờ biển, bờ sông, khu vực neo đậu và những vùng lân cận. Một số thuyền viên đã bị thương sau những cuộc tấn công. Nhìn chung, khu vực hải phận của Nigeria vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, do đó các tàu hành trình qua đây luôn phải đề cao cảnh giác.
* Conakry (Guinea): Khu vực này cướp biển được trang bị vũ khí tự động và thường rất hung dữ trong những cuộc tấn công. Trong một số cuộc tấn công, cướp biển thường mang trang phục quân đội.
* Douala Outer Anchorage (Cameroon): Hai cuộc tấn công và bắt giữ thuyền viên đã được báo cáo tại khu vực Douala .
Vịnh Aden/ Biển Hồng Hải: Bất chấp sự gia tăng của tàu chiến trong khu vực, cướp biển Somali vẫn tổ chức những cuộc tấn công tàu tại phía Bắc bờ biển của Somali, trong khu vực Vịnh Aden và phía Nam của Biển Hồng Hải trong khu vực Bab El Mandeb TSS. Cướp biển sử dụng vũ khí tự động và súng bắn tên lửa (RPG) để tấn công và cướp tàu. Khi đã tấn công và cướp tàu thành công, cướp biển sẽ đưa tàu về bờ biển Somali, sau đó yêu cầu một khoản tiền chuộc để thả tàu và thuỷ thủ đoàn. Tất cả tàu thuyền đi qua khu vực này được khuyến cáo cần phải bổ sung các biện pháp phòng ngừa và duy trì theo dõi radar 24giờ, sử dụng mọi phương tiện sẵn có để tăng cường khả năng phòng chống cướp biển. Thuỷ thủ trực ca phải quan sát và phát hiện những thuyền nhỏ khả nghi hoạt động quanh tàu. Những phát hiện và thông báo sớm sẽ giúp cho Thuyền trưởng có quyết định tăng tốc và nhanh chóng điều khiển tàu tránh khỏi cướp biển đồng thời ra thông báo yêu cầu trợ giúp từ những cơ quan chức năng và báo cáo về Trung tâm thông báo cướp biển IBM để hỗ trợ.
Từ ngày 01 tháng 02 năm 2009, Trung tâm An ninh hàng hải khu vực Sừng Châu Phi (Maritime Security Centre Horn Of Africa - MSCHOA) đã thiết lập Hành lang quá cảnh Quốc tế(International Recommended Transit Corridor - IRTC). Lực lượng Hải quân và Không quân sẽ có những chiến lược triển khai trong khu vực để có những hỗ trợ và bảo vệ tốt nhất cho các tàu hàng. Thuyền trưởng sử dụng IRTC không được ỷ lại vào những giao ước này mà nên duy trì chế độ kiểm tra giám sát 24 giờ để có thể có những cảnh báo sớm nhất về những mỗi đe doạ tấn công tàu. Một số tàu đã bị hải tặc tấn công và bắt giữ trong khu vực hành lang này.
Thuyền trưởng và Chủ tàu nên có đăng ký chi tiết trên trang thông tin điện tử của MSCHOA để nhận được những thông tin chi tiết liên quan tới việc hỗ trợ, bảo vệ an ninh cho tàu khi đi qua khu vực Vịnh Aden. Các tàu đi qua khu vực này với sự hỗ trợ của IRTC nên đi theo nhóm và giữ vận tốc ở 10, 12, 14, 16 và 18 kts.
Thuyền trưởng nên duy trì thông tin trên kênh CH 16, CH 8 và CH 72 để có những thông tin tư vấn hàng hải từ những tàu chiến trong khu vực, đồng thời có thể nhận được thông tin liên lạc từ tàu hàng khác. Thuyền trưởng nên kiểm tra thông tin từ Trung tâm thông báo cướp biển của IMB và những cảnh báo qua hệ thống Inmarsat C EGC Safety Net. Tất cả những hành động tấn công và phát hiện được hoạt động khả nghi cần phải báo cáo về IMB PRC.
Somalia: Cướp biển Somali vẫn đang hoạt động mạnh và thường xuyên tấn công tàu ở khu vực phía Bắc, phía Đông và phía Nam bờ biển Somali. Những cuộc tấn công này đang ngày càng mở rộng ra khu vực ngoài khơi của Kenya, Tanzania, Seychelles, Madagascar, Kênh đào Mozambique và khu vực Biển Ấn Độ Dương, Biển Ả Rập, Biển Oman và ngoài khơi bờ biển phía Tây Ấn Độ , phía Tây của Maldives. Cướp biển Somali được trang bị vũ khí tự động và súng bắn tên lửa để tấn công tàu. Cướp biển sử dụng tàu mẹ để thực hiện các vụ tấn công ở khoảng cách rất xa bờ.
Thời gian gần đây, cướp biển Somali mở rộng hoạt động ra khu vực xa bờ và tấn công tàu thuyền ở khu vực cách bờ biển Somali 1000 hải lý (về phía Tây và phía Nam của Biển Ấn Độ Dương. Những cuộc tấn công gần đây cho thấy cướp biển tấn công những tàu trong khu vực gần bờ biển của Tanzanian, Kenya, Somalia, Yemen và Oman.
Các Thuyền trưởng được khuyến cáo về những cuộc tấn công thường diễn ra ở tại những khu vực có toạ độ khoảng 720E về phía Đông, 220S về phía Nam và 21.50N về phía Bắc. Thuyền trưởng và thủ thủ đoàn nên báo cáo bất cứ cuộc tấn công hay phát hiện những thuyền nhỏ khả nghi tới IMB PRC. Khi tàu hoạt động trong những khu vực nói trên, trên tàu phải duy trì chế độ kiểm tra, kiểm soát gắt gao 24 giờ với màn hình radar để có thể có những phát hiện sớm, cho phép thuyền trưởng có đủ thời gian để tăng tốc và gửi yêu cầu trợ giúp tới lực lượng có chức trách trong khu vực.
Khu vực Trung Mỹ, Nam Mỹ và vùng biển
Caribbean
Brazil: Những cuộc tấn công trong khu vực Vila do Conde đang tăng lên. Hầu hết các cuộc tấn công này đều xảy ra tại khu vực tàu neo đậu.
Tại khu vực Santos, mặc dù báo cáo về số lượng các cuộc tấn công có giảm nhưng các tàu hành hải qua khu vực này vẫn nên duy trì sự cảnh giác tốt.
Peru: Hầu hết các cuộc tấn công xảy ra tại khu neo đậu Callao mặc dù lực lượng an ninh vẫn duy trì hoạt động.
Venezuela: Phần lớn các cuộc tấn công xảy ra tại khu neo đậu Puerto La Cruz.
Haiti: Tại khu vực Cảng Au Prince, số lượng các cuộc tấn công đã gia tăng, đặc biệt tại khu vực tàu neo đậu.
Các vùng biển khác trên thế giới
Vùng biển Ả Rập/ Ngoài khơi Oman: Phát hiện và nhận được những cuộc gọi từ tàu nhỏ khả nghi. Trong một số trường hợp, tàu bị truy đuổi không rõ lý do. Một số tàu đã báo cáo về những cuộc tấn công tại khu vực ngoài khơi Oman và biển Ả Rập. Những tên cướp biển được cho là cướp biển Somali đang mở rộng phạm vi hoạt động.
Ấn Độ Dương/ Ngoài khơi Seychelles/ Ngoài khơi Madagascar/ Ngoài khơi khu vực phía Tây Maldives/ Ngoài khơi Mozambique: Có khả năng cướp biển Somali đang tấn công và cướp những tàu hoạt động trong khu vực này. Cướp biển cũng sử dụng những tàu cá và tàu hàng mà chúng bắt được để dùng làm phương tiện thực hiện những cuộc tấn công/ hoặc sử dụng tàu mẹ để tiến xa khỏi bờ biển Somali để tấn công và bắt giữ những tàu đi ngang qua khu vực này. Những chiếc thuyền nhỏ xuất phát từ thuyền mẹ và tấn công các tàu hàng. Cướp biển được trang bị vũ khí tự động và RPG.
Báo cáo những cuộc tấn công của cướp biển và cướp có vũ trang từ bất cứ khu vực nào trên toàn thế giới: Các tàu được khuyến cáo duy trì chế độ kiểm tra, kiểm soát, trực ca nghiêm túc để tránh cướp biển, đồng thời báo cáo khi phát hiện được tàu khả nghi và báo cáo tất cả những cuộc tấn công (thành công và không thành công) về Trung tâm thông báo cướp biển IMB tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Tel: +60 3 2078 5763 Fax: + 60 3 2078 5769, Telex: MA 34199 IMBPCI,
E-mail: imbkl@icc-ccs.org / piracy@icc-ccs.org
UKMTO: Tel: +971 50 552 3215, Fax: +971 4 306 5710,
Email: UKMTO@eim.ae
MSCHOA: Tel: +44 (0) 1923 958545, Fax: +44 (0) 1923 958520,
Email: postmaster@mschoa.org
Đường dây nóng An ninh hàng hải IMB
Cục Hàng hải Quốc tế (International Maritime Bureau - IMB) đã thiết lập một đường dây nóng dành cho thuỷ thủ, công nhân cảng, đại lý tàu biển, nhân viên xưởng đóng tàu, người môi giới, nhân viên bốc dỡ và tất cả những bên liên quan để thông báo bất cứ thông tin nào mà họ phát hiện hay nghe được liên quan tới tội phạm hàng hải và thông tin an ninh hàng hải, trong đó có liên quan đến cướp biển và các hành động trái pháp luật khác. Tất cả những thông tin trên đểu được xử lý nghiêm ngặt và chuyển cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý. Đường dây nóng này nhằm mục đích giảm thiểu tới mức tối đa những nguy cơ đồng thời bảo vệ sinh mạng thuyền viên và hàng hoá.
Đường dây nóng này có thể liên lạc 24 giờ vào tất cả các ngày:
Tel: + 60 3 2031 0014, Fax: +60 3 2078 5769, Telex: MA 34199
E-mail: imbsecurity@icc-ccs.org
Lưu ý: Thông tin mà bạn cung cấp có thể bảo vệ sinh mạng của thuỷ thủ đoàn. Tất cả những thông tin này sẽ được xử lý nghiêm túc.
Chủ tàu, Công ty quản lý tàu có tàu đi qua những khu vực nói trên cần lưu ý:
1. Nghiên cứu Thông tư số 1334 (MSC.1/Circ 1334) ngày 23/06/2009 của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) về "Hướng dẫn đối với Chủ tàu, Công ty quản lý tàu, Thuyền trưởng và thuỷ thủ đoàn các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn cướp biển, cướp có vũ trang" để phổ biến cho Thuyền trưởng và thuỷ thủ đoàn những biện pháp phòng ngừa và đối phó với cướp biển", Thông tư số 1390 (MSC.1/Cir 1390) ngày 09/12/2010 về "Hướng dẫn đối với Cán bộ an ninh của công ty về những chuẩn bị của công ty và thuyền viên khi tàu bị cướp biển tấn công trong khu vực phía Tây Ấn Độ Dương và khu vực Vịnh Aden, và các văn bản có liên quan của IMO. Nội dung các văn bản này có tại:
http://www.imo.org/OurWork/Security/docs/Pages/Piracy.aspx
2. Nên mua bảo hiểm cướp biển (Piracy Insurance) đối với những tàu hoạt động ở vùng biển có nguy cơ cướp biển cao để giảm thiểu gánh nặng tài chính cho mình trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
3. Khi phát hiện có dấu hiệu của hải tặc tấn công, cần kích hoạt hệ thống báo động an ninh và liên lạc với các tổ chức quốc tế để có sự phối hợp kịp thời.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các chủ tàu báo cáo kịp thời Cục Hàng hải Việt Nam.
Nơi nhận: |
KT. CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây