Công văn 3462/NHNN-TCKT năm 2022 hướng dẫn hạch toán hỗ trợ lãi suất từ Ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Công văn 3462/NHNN-TCKT năm 2022 hướng dẫn hạch toán hỗ trợ lãi suất từ Ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 3462/NHNN-TCKT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Người ký: | Nguyễn Hồng Vân |
Ngày ban hành: | 25/05/2022 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3462/NHNN-TCKT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Người ký: | Nguyễn Hồng Vân |
Ngày ban hành: | 25/05/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3462/NHNN-TCKT |
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2022 |
Kính gửi: Tổ chức tín dụng
Căn cứ Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là Nghị định số 31);
Căn cứ Thông tư số 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là Thông tư số 03);
Căn cứ Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng (TCTD) ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các Quyết định, Thông tư sửa đổi, bổ sung Hệ thống tài khoản kế toán các TCTD;
Để thống nhất quy trình xử lý và hạch toán hỗ trợ lãi suất; tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập báo cáo, quyết toán và kiểm tra, kiểm toán đối với các khoản cho vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn các tổ chức tín dụng là Ngân hàng thương mại (Ngân hàng) thuộc đối tượng áp dụng tại Nghị định số 31 về hạch toán hỗ trợ lãi suất (HTLS) như sau:
1. Ngân hàng triển khai việc tính lãi cho vay HTLS đối với các khoản vay được HTLS theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 31 và hạch toán lãi cho vay HTLS đối với các khoản vay được HTLS theo hướng dẫn tại Công văn này.
2. Ngân hàng thực hiện việc thu lãi HTLS từ khách hàng, hoàn trả số tiền lãi HTLS cho khách hàng, nhận lãi HTLS từ Ngân sách Nhà nước, thu hồi lãi HTLS và hoàn trả Ngân sách Nhà nước, nộp Ngân sách Nhà nước số tiền HTLS đã nhận vượt hạn mức được cấp trường hợp không được tiếp tục HTLS, thanh quyết toán lãi HTLS,... đảm bảo tuân thủ chính xác, minh bạch, đầy đủ trình tự, thủ tục, thời gian và chứng từ, tài liệu liên quan đến việc HTLS theo quy định tại Nghị định số 31, hướng dẫn tại Thông tư số 03 và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Ngân hàng phải có quy định (hướng dẫn) nội bộ về hạch toán HTLS để thực hiện thống nhất trong hệ thống. Ngân hàng chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ về số liệu kế toán, chứng từ, mẫu biểu, tài liệu liên quan đến việc thực hiện HTLS và tổ chức lập, lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán về các khoản cho vay thuộc đối tượng HTLS theo đúng quy định.
4. Đối với các Ngân hàng có hệ thống phần mềm theo dõi riêng được các chỉ tiêu cụ thể về số tiền dự thu lãi HTLS, số tiền giảm trừ lãi HTLS, v.v..., Ngân hàng được phép tính toán, theo dõi, có đối chiếu, kiểm tra số liệu các chỉ tiêu nêu trên theo Mục II và Mục III Công văn này trên các phần mềm quản lý thích hợp riêng (không phải mở tài khoản chi tiết) để ghi chép, tổng hợp và báo cáo chính xác, kịp thời, đầy đủ và tin cậy số liệu, chứng từ, mẫu biểu, tài liệu liên quan đến việc HTLS theo quy định tại Nghị định số 31, hướng dẫn tại Thông tư số 03 và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan. Trong trường hợp này, Ngân hàng phải có hệ thống quản lý, quy trình nghiệp vụ và hướng dẫn, quán triệt đầy đủ tới các cán bộ thực hiện.
1. Tùy theo đặc thù ứng dụng công nghệ và quản lý, Ngân hàng mở tài khoản tổng hợp cấp 4, cấp 5 hoặc tài khoản chi tiết thích hợp thuộc loại 2 - Hoạt động tín dụng và 02 tài khoản chi tiết thuộc tài khoản 3941 - “Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam” để hạch toán theo dõi riêng số tiền lãi không bao gồm lãi HTLS của khoản vay có HTLS (chi tiết: Lãi phải thu từ cho vay có HTLS) và số tiền lãi đã thực hiện HTLS cho khách hàng nhưng còn phải thu hồi theo yêu cầu của Ngân hàng và/hoặc cấp có thẩm quyền (chi tiết: Lãi đã HTLS còn phải thu hồi).
2. Ngân hàng mở 03 tài khoản chi tiết thuộc tài khoản 3539 - “Các khoản chờ Ngân sách Nhà nước thanh toán” để hạch toán theo dõi riêng số lãi tiền vay được HTLS đã thực hiện giảm trừ/hoàn trả cho khách hàng vay (chi tiết: Phải thu về HTLS đã thực hiện); số lãi tiền vay được HTLS chờ giảm trừ/hoàn trả cho khách hàng vay (chi tiết: Phải thu về HTLS chưa thực hiện); và hoàn trả số tiền lãi đã thực hiện HTLS cho khách hàng phải thu hồi về cho Ngân sách Nhà nước hoặc nộp Ngân sách Nhà nước số tiền HTLS đã nhận vượt hạn mức được cấp (chi tiết: Số tiền HTLS nộp NSNN chờ quyết toán).
3. Khi nhận được tiền để HTLS từ Ngân sách Nhà nước, Ngân hàng hạch toán vào tài khoản 4599 - “Các khoản chờ thanh toán khác” (chi tiết: Nhận tiền để HTLS).
4. Ngân hàng mở 03 tài khoản chi tiết của tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam để theo dõi, hạch toán các nghiệp vụ gồm:
+ 01 tài khoản chi tiết của tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi phải thu từ cho vay có HTLS) để theo dõi, hạch toán số tiền lãi phải thu từ khoản cho vay có HTLS.
+ 01 tài khoản chi tiết của tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi HTLS phải thu chưa thực hiện) để theo dõi, hạch toán số lãi phải thu được HTLS chưa thực hiện từ các khoản cho vay HTLS.
+ 01 tài khoản chi tiết của tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi đã HTLS còn phải thu hồi) để hạch toán, quản lý số lãi tiền vay đã thực hiện HTLS còn phải thu hồi.
1. Hạch toán lãi cho vay phải thu của khách hàng
a) Tại thời điểm tính và hạch toán lãi cho vay phải thu, căn cứ vào kết quả tính lãi phải thu, kế toán lập chứng từ, hạch toán:
↑ Nợ TK 3941 - Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam: |
Số lãi phải thu của khách hàng (không bao gồm số lãi giảm trừ HTLS) |
↑ Nợ TK 3539 - Các khoản chờ NSNN
thanh toán: |
Số tiền lãi được HTLS chờ giảm trừ cho khách hàng |
Có TK 702 - Thu lãi cho vay: |
Tổng số tiền lãi phải thu của khách hàng |
b) Khi khách hàng thanh toán đầy đủ, đúng hạn số dư nợ gốc và/hoặc số tiền lãi phải thu cho Ngân hàng, không là khoản vay được gia hạn nợ, nhưng khoản vay của khách hàng không được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật hiện hành, kế toán hạch toán:
↑ Nợ TK 702 - Thu lãi cho vay: |
Tổng số tiền lãi phải thu của khách hàng |
Hoặc Nợ TK 809 - Chi phí khác cho hoạt động tín dụng: |
Tổng số tiền lãi phải thu của khách hàng |
Có TK 3941 - Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam: |
Số lãi phải thu của khách hàng (không bao gồm số lãi giảm trừ HTLS) |
↓ Có TK 3539 - Các khoản chờ NSNN
thanh toán: |
Số tiền lãi được HTLS chờ giảm trừ cho khách hàng |
Đồng thời, mở sổ kế toán (ngoại bảng) ghi:
- Nợ tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi HTLS phải thu chưa thực hiện) để theo dõi số lãi tiền vay phải thu khách hàng chưa thực hiện HTLS tương ứng với số dư tài khoản 3539 nêu trên;
- Nợ tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi phải thu từ cho vay có HTLS) để theo dõi số lãi phải thu từ cho vay có HTLS tương ứng với số dư tài khoản 3941 nêu trên.
c) Trường hợp khoản vay có dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả:
Tại ngày khoản vay có dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả, kế toán lập chứng từ tất toán số tiền lãi được HTLS giảm trừ cho khách hàng kỳ chậm trả:
+ Trường hợp số tiền lãi được HTLS chờ giảm trừ cho khách hàng đang theo dõi trên tài khoản 3539 - Các khoản chờ NSNN thanh toán (chi tiết: Phải thu về HTLS chưa thực hiện), kế toán hạch toán:
↑ Nợ TK 3941 - Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam: |
Số tiền lãi được HTLS chờ giảm trừ cho khách hàng không được HTLS |
↓ Có TK 3539 -
Các khoản chờ NSNN thanh toán: |
+ Trường hợp số tiền lãi được HTLS chờ giảm trừ cho khách hàng đang theo dõi sổ kế toán (ngoại bảng), kế toán hạch toán Có tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi HTLS phải thu chưa thực hiện); đồng thời, hạch toán Nợ tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi phải thu từ cho vay có HTLS).
d) Khi khách hàng trả hết số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả, khoản vay được tiếp tục HTLS đối với các kỳ hạn trả nợ tiếp theo, kế toán căn cứ vào chứng từ tính lãi phải thu, hạch toán tương tự như Điểm (1.a) Mục III Công văn này.
2. Hạch toán khi thu lãi cho vay
2.1. Trường hợp giảm trừ trực tiếp số lãi tiền vay phải trả của khách hàng bằng với số lãi tiền vay được HTLS
a) Thu lãi theo phương pháp kế toán dồn tích:
- Trường hợp số tiền lãi được HTLS chờ giảm trừ cho khách hàng đang theo dõi trên tài khoản 3539 - Các khoản chờ NSNN thanh toán (chi tiết: Phải thu về HTLS chưa thực hiện), kế toán lập chứng từ và hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng) |
Số tiền lãi khách hàng thanh toán (số đã giảm trừ HTLS) |
Có TK 3941 - Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam |
Đồng thời, thực hiện giảm trừ số lãi tiền vay được HTLS cho khách hàng vay, kế toán lập chứng từ và hạch toán:
Nợ TK 3539 - Các khoản chờ NSNN
thanh toán |
Số tiền lãi đã thực hiện giảm trừ HTLS |
Có TK 3539 - Các khoản chờ NSNN
thanh toán |
- Trường hợp số tiền lãi được HTLS chờ giảm trừ cho khách hàng đang theo dõi sổ kế toán (ngoại bảng), kế toán lập chứng từ và hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng): |
Số tiền lãi khách hàng thanh toán (số đã giảm trừ HTLS) |
Nợ TK 3539 - Các khoản chờ NSNN
thanh toán: |
Số tiền lãi khách hàng được HTLS |
Có TK 702 - Thu lãi cho vay: |
Tổng số tiền lãi thu được |
Đồng thời, ghi Có tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi HTLS phải thu chưa thực hiện) đối với số tiền lãi đã thực hiện giảm trừ HTLS cho khách hàng và ghi có tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi phải thu từ cho vay có HTLS).
b) Trường hợp thu lãi theo phương pháp kế toán tiền mặt: Kế toán lập chứng từ và hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng): |
Số tiền lãi khách hàng thanh toán (số đã giảm trừ HTLS) |
Nợ TK 3539 - Các khoản chờ NSNN
thanh toán: |
Số tiền lãi khách hàng được HTLS |
Có TK 702 - Thu lãi cho vay: |
Tổng số tiền lãi thu được |
2.2. Trường hợp thực hiện thu của khách hàng toàn bộ lãi tiền vay trong kỳ và hoàn trả khách hàng số tiền lãi vay được HTLS trong cùng ngày thu lãi
a) Thu lãi theo phương pháp kế toán dồn tích:
- Trường hợp số tiền lãi được HTLS chờ giảm trừ cho khách hàng đang theo dõi trên tài khoản 3539 - Các khoản chờ NSNN thanh toán (chi tiết: Phải thu về HTLS chưa thực hiện), kế toán lập chứng từ và hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng): |
Tổng số tiền lãi phải thu của khách hàng |
Có TK 3941 - Lãi phải thu từ cho
vay bằng đồng Việt Nam: |
Số lãi phải thu của khách hàng (không bao gồm số lãi giảm trừ HTLS) |
Có TK 3539 - Các khoản chờ NSNN
thanh toán: |
Số tiền lãi được HTLS chờ giảm trừ cho khách hàng |
Đồng thời, thực hiện hoàn trả ngay số lãi tiền vay được HTLS cho khách hàng vay trong cùng ngày thu lãi, kế toán lập chứng từ và hạch toán:
Nợ TK 3539 - Các khoản chờ NSNN
thanh toán |
Số tiền lãi thực hiện giảm trừ HTLS |
Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng) |
- Trường hợp số tiền lãi được HTLS chờ giảm trừ cho khách hàng đang theo dõi sổ kế toán (ngoại bảng), kế toán lập chứng từ và hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng) |
Tổng số tiền lãi phải thu của khách hàng |
Có TK 702 - Thu lãi cho vay |
|
Khi hoàn trả số lãi tiền vay được HTLS cho khách hàng vay trong cùng ngày thu lãi, kế toán lập chứng từ và hạch toán: |
|
Nợ TK 3539 - Các khoản chờ NSNN
thanh toán |
Số tiền lãi thực hiện giảm trừ HTLS |
Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng) |
Đồng thời, ghi Có tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi HTLS phải thu chưa thực hiện) đối với số tiền lãi đã thực hiện giảm trừ HTLS cho khách hàng; và ghi Có tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi phải thu từ cho vay có HTLS).
b) Trường hợp thu lãi theo phương pháp kế toán tiền mặt: Kế toán lập chứng từ và hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng) |
Tổng số tiền lãi thu được |
Có TK 702 - Thu lãi cho vay |
Đồng thời, thực hiện hoàn trả ngay số lãi tiền vay được HTLS cho khách hàng vay trong cùng ngày thu lãi, kế toán lập chứng từ và hạch toán:
Nợ TK 3539 - Các khoản chờ NSNN thanh
toán |
Số tiền lãi thực hiện giảm trừ HTLS |
Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng) |
3. Hạch toán tiền HTLS nhận được từ Ngân sách Nhà nước
Khi Ngân hàng nhận được số tiền HTLS từ Ngân sách Nhà nước, kế toán lập chứng từ, hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền gửi,…)
Có TK 4599 - Các khoản chờ thanh toán khác
(chi tiết: Nhận tiền để HTLS)
4. Hạch toán thu hồi số tiền đã HTLS không đúng quy định
Trong quá trình HTLS, trường hợp phát hiện các khoản lãi đã thực hiện HTLS khách hàng chưa đúng quy định tại Nghị định số 31 và Thông tư số 03, Ngân hàng xử lý như sau:
a) Ngân hàng chuyển toàn bộ số tiền lãi HTLS cho khách hàng thành một khoản lãi phải thu khách hàng:
- Trường hợp số tiền lãi đã thực hiện HTLS cho khách hàng đang theo dõi trên tài khoản 3539 - Các khoản chờ NSNN thanh toán (chi tiết: Phải thu về HTLS đã thực hiện), kế toán lập chứng từ và hạch toán:
Nợ TK 3941 - Lãi
phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam |
Số tiền lãi đã thực hiện HTLS phải thu hồi |
Có TK 3539 - Các khoản chờ NSNN
thanh toán |
- Trường hợp số tiền lãi được HTLS chưa thực hiện giảm trừ cho khách hàng, Ngân hàng đã tính, hạch toán và đang theo dõi trên tài khoản 3539 - Các khoản chờ NSNN thanh toán (chi tiết: Phải thu về HTLS chưa thực hiện) và Tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi HTLS phải thu chưa thực hiện) trên sổ kế toán (ngoại bảng):
+ Đối với phần lãi dự thu HTLS chưa thực hiện giảm trừ/thanh toán cho khách hàng đang theo dõi trên tài khoản 3539 - Các khoản chờ NSNN thanh toán (chi tiết: Phải thu về HTLS chưa thực hiện) của kỳ này, kế toán lập chứng từ, hạch toán:
Nợ TK 3941 - Lãi
phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam |
Số tiền lãi dự thu chưa thực hiện HTLS |
Có TK 3539 - Các khoản chờ NSNN
thanh toán |
+ Đối với phần lãi dự thu HTLS chưa thực hiện giảm trừ/thanh toán cho khách hàng và đang theo dõi sổ kế toán (ngoại bảng), kế toán tất toán để theo dõi thành lãi phải thu từ cho vay có HTLS để Ngân hàng tiếp tục thu, bút toán ghi: Có tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi HTLS phải thu chưa thực hiện); đồng thời ghi Nợ tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi phải thu từ cho vay có HTLS) số tiền tương ứng.
- Khi tài khoản tiền gửi của khách hàng có số dư đủ để trích thu hồi ngay số tiền lãi đã HTLS không đúng quy định hoặc khách hàng nộp đủ tiền mặt tương ứng với số lãi tiền vay đã thực hiện HTLS không đúng quy định trước đó hoặc Ngân hàng thu hồi được một phần số tiền lãi đã HTLS không đúng quy định từ khách hàng, kế toán lập chứng từ và hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng, ...)
Có TK 3941 - Lãi phải thu từ cho vay
bằng đồng Việt Nam
(chi tiết: Lãi đã HTLS còn phải
thu hồi)
+ Nếu Ngân hàng nộp ngay số tiền lãi đã HTLS không đúng quy định đã thu hồi được về Ngân sách Nhà nước thì Ngân hàng hạch toán kế toán theo hướng dẫn tại Điểm (5) Mục III Công văn này.
+ Nếu Ngân hàng chưa nộp ngay số tiền lãi đã HTLS không đúng quy định đã thu hồi được về Ngân sách Nhà nước thì Ngân hàng có trách nhiệm báo cáo để giảm trừ vào số tiền Ngân sách Nhà nước thanh toán HTLS theo quy định tại Nghị định số 31.
- Đối với phần tiền lãi đã HTLS còn chưa thu hồi được:
+ Nếu trong quá trình theo dõi, quản lý, Ngân hàng đánh giá không thu được theo quy định của pháp luật hiện hành, kế toán lập chứng từ và hạch toán:
Nợ TK 809 - Chi phí khác cho hoạt động tín dụng (nếu khác kỳ kế toán)
Hoặc Nợ TK 702 - Thu lãi cho vay (nếu cùng kỳ kế toán)
Có TK TK 3941 - Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam
(chi tiết: Lãi đã HTLS còn phải thu hồi)
Đồng thời mở sổ kế toán (ngoại bảng) ghi Nợ tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi đã HTLS còn phải thu hồi) theo dõi số lãi tiền vay đã thực hiện HTLS còn phải thu hồi.
+ Khi Ngân hàng thu hồi được số lãi tiền vay đã thực hiện HTLS đang theo dõi trên tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi đã HTLS còn phải thu hồi), kế toán lập chứng từ và hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng, ...)
Có TK 702 - Thu lãi cho vay
Đồng thời ghi Có tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi đã HTLS còn phải thu hồi).
Sau khi thu hồi được, Ngân hàng thực hiện nộp hoàn trả Ngân sách Nhà nước thì hạch toán kế toán theo hướng dẫn tại Điểm (5) Mục III Công văn này hoặc báo cáo để giảm trừ vào số tiền Ngân sách Nhà nước thanh toán HTLS theo quy định tại Nghị định số 31.
Trường hợp Ngân hàng hoàn trả ngay số tiền đã HTLS không đúng quy định cho Ngân sách Nhà nước hoặc nộp Ngân sách Nhà nước số tiền HTLS đã nhận vượt hạn mức được cấp, kế toán lập chứng từ và hạch toán:
Nợ TK 3539 - Các khoản chờ NSNN thanh
toán
(chi tiết: Số tiền
HTLS nộp NSNN chờ quyết toán)
Có TK thích hợp (tiền gửi,...)
6. Hạch toán khi quyết toán HTLS:
Căn cứ kết quả thẩm định HTLS hàng năm của Bộ Tài chính thông báo số tiền Ngân sách Nhà nước còn phải thanh toán cho Ngân hàng hoặc thu hồi, sau khi kiểm tra khớp đúng, chính xác với số liệu đã hạch toán, theo dõi, quản lý về HTLS tại Ngân hàng, kế toán lập chứng từ và hạch toán tất toán số dư TK 4599 - Các khoản chờ thanh toán khác (chi tiết: Nhận tiền để HTLS) và TK 3539- Các khoản chờ NSNN thanh toán (chi tiết: Số tiền HTLS nộp NSNN chờ quyết toán):
- Trường hợp Ngân sách Nhà nước còn phải thanh toán phần HTLS còn lại cho Ngân hàng: Kế toán lập chứng từ và hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền gửi,...): |
Số tiền HTLS được nhận sau quyết toán HTLS |
Nợ TK 4599 - Các khoản chờ thanh
toán khác: |
Tổng số tiền HTLS đã nhận được từ NSNN |
Có TK 3539 - Các khoản chờ NSNN
thanh toán |
Số tiền đã nộp về NSNN |
Có TK 3539 - Các khoản chờ NSNN
thanh toán: |
Tổng số tiền lãi HTLS đã thực hiện - (trừ) Số tiền lãi đã thực hiện HTLS phải thu hồi |
- Trường hợp Ngân sách Nhà nước thu hồi phần HTLS đã chuyển thừa cho Ngân hàng: Kế toán lập chứng từ và hạch toán:
Nợ TK 4599 - Các khoản chờ thanh
toán khác: |
Tổng số tiền HTLS đã nhận được từ NSNN |
Có TK 3539 - Các khoản chờ NSNN
thanh toán |
Số tiền đã nộp về NSNN |
Có TK 3539 -
Các khoản chờ NSNN thanh toán: |
Tổng số tiền lãi HTLS đã thực hiện - (trừ) Số tiền lãi đã thực hiện HTLS phải thu hồi |
Có TK thích hợp (tiền gửi,...): |
Số tiền HTLS phải nộp Ngân sách Nhà nước sau quyết toán HTLS |
- Đối với số tiền lãi đã thực hiện HTLS còn phải thu hồi khách hàng còn theo dõi, quản lý trên tài khoản 3941 - Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi đã HTLS cần phải thu hồi) hoặc trên tài khoản 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (chi tiết: Lãi đã HTLS còn phải thu hồi), Ngân hàng tiếp tục theo dõi, đôn đốc, thu hồi số tiền lãi này.
- Trường hợp Ngân hàng và/hoặc cơ quan thanh tra, kiểm tra (NHNN, Thanh tra Chính phủ, ...) phát hiện thêm khoản phải thu hồi từ số tiền lãi đã thực hiện HTLS sau thời điểm đã được phê duyệt quyết toán HTLS cả chương trình, thì Ngân hàng có trách nhiệm thu hồi ngay để hoàn trả Nhà nước.
Trên đây là hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hạch toán HTLS từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gửi các Ngân hàng nghiên cứu, tổ chức thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các Ngân hàng phản ánh về NHNN (Vụ Tài chính - Kế toán) để được hướng dẫn, xử lý kịp thời./.
|
TL.THỐNG
ĐỐC |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây