Công văn số 34/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động
Công văn số 34/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động
Số hiệu: | 34/LĐTBXH-BHXH | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội | Người ký: | Phạm Đỗ Nhật Tân |
Ngày ban hành: | 04/01/2006 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 34/LĐTBXH-BHXH |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký: | Phạm Đỗ Nhật Tân |
Ngày ban hành: | 04/01/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/LĐTBXH-BHXH |
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2006 |
Kính gửi: |
Công ty Cổ phần in số 7 |
Trả lời công văn số 126/CV-In ngày 22/11/2005 của quý Công ty về việc trả trợ cấp thôi việc và thủ tục hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
I) VỀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC:
Theo hướng dẫn tại Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì:
a) Các trường hợp nghỉ việc sau đây, người lao động được trợ cấp thôi việc:
- Chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật theo Điều 36 của Bộ luật lao động;
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật theo Điều 37 của Bộ luật lao động;
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật theo các điểm a, c, d, đ khoản 1 Điều 38 và điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ luật lao động;
- Người lao động không trở lại làm việc khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo khoản 1 Điều 41 của Bộ luật lao động.
b) Các trường hợp nghỉ việc sau đây, người lao động không được trả trợ cấp thôi việc:
- Người lao động bị sa thải theo điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 của Bộ luật lao động;
- Người lao động đơn phương chấm hợp đồng lao động mà vi phạm về lý do chấm dứt hoặc vi phạm về thời hạn báo trước theo quy định của pháp luật;
- Người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 145 của Bộ luật lao động;
- Người lao động nghỉ việc theo khoản 1 Điều 17 và Điều 31 của Bộ luật lao động do đã được hưởng trợ cấp mất việc làm.
Đề nghị Công ty căn cứ điều kiện cụ thể của từng người khi nghỉ việc, như: tuổi, năm công tác, mức suy giảm khả năng lao động… và đối chiếu những quy định trên để xem xét và quyết định việc trợ cấp hoặc không phải trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động.
II) VỀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ KHI BẢO LƯU THỜI GIAN ĐÓNG BHXH:
Theo quy định tại Điểm 6, mục II Thông tư số 07/2003/TT-BHXH ngày 12/3/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi để hưởng chế độ hưu trí theo Điều 25, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Điều lệ bảo hiểm xã hội mà có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được lựa chọn 1 trong 2 phương thức.
1) Nghỉ chờ đến khi đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thì người lao động có đơn tự nguyện chờ giải quyết chế độ hưu trí, đơn vị lập hồ sơ như người nghỉ hưu trí gửi đến cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý, theo dõi và giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng khi đủ tuổi đời.
2) Ngưòi lao động không có nguyện vọng nghỉ chờ để giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng thì cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trong sổ bảo hiểm xã hội thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quản lý để nếu người lao động tiếp tục làm việc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tiếp tục đóng, hoặc sau 6 tháng không tiếp tục làm việc mà có đơn tự nguyện, thì cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú giải quyết trợ cấp 1 lần.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để quý Công ty được biết và thực hiện theo quy định của Nhà nước./.
Nơi nhận: |
TL/ BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây