Công văn 3392/SGDĐT-GDTH năm 2022 về hướng dẫn chuyên môn cấp Tiểu học năm học 2022-2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 3392/SGDĐT-GDTH năm 2022 về hướng dẫn chuyên môn cấp Tiểu học năm học 2022-2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 3392/SGDĐT-GDTH | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Nguyễn Bảo Quốc |
Ngày ban hành: | 19/09/2022 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3392/SGDĐT-GDTH |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Nguyễn Bảo Quốc |
Ngày ban hành: | 19/09/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
3392/SGDĐT-GDTH |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2022 |
Kính gửi: |
- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo
thành phố Thủ Đức và các quận, huyện; |
Căn cứ Quyết định số 2708/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2022 - 2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Công văn số 3159/SGDĐT-GDTH ngày 07/9/2022 về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh;
Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GDĐT) Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn chuyên môn cấp Tiểu học năm học 2022-2023, cụ thể như sau:
Phòng Giáo dục và Đào tạo (Phòng GDDT) thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo các trường tiểu học bám sát những nội dung chỉ đạo chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Kế hoạch công tác Giáo dục Tiểu học năm học 2022 - 2023 của Sở GDĐT trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục tại nhà trường.
Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018) đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 3. Hiệu trưởng tổ chức cho giáo viên tiếp tục nghiên cứu, thảo luận CTGDPT 2018 trong sinh hoạt chuyên môn định kì và đưa vào kế hoạch, nội dung học tập bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân; đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 và các lớp tiếp theo một cách chủ động, có kế hoạch.
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có chất lượng công văn 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện chương trình phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh từ năm học 2017-2018 và công văn số 3445/GDĐT-TH ngày 26/09/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
Tổ chuyên môn thực hiện xây dựng Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục từng khối lớp theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 7 tháng 6 năm 2021 về hướng dẫn xây dựng kế hoạch nhà trường cấp tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (CV 2345). Tùy thuộc điều kiện thực tế tại địa phương và đối tượng học sinh để linh hoạt điều chỉnh thời lượng, điều chỉnh, bổ sung nội dung dạy học cho phù hợp. Sau thời gian học tập kéo dài theo hình thức trực tuyến do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, trong trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng hướng dẫn các tổ chuyên môn điều chỉnh nội dung dạy học theo hưởng tinh giảm, đảm bảo đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng/yêu cầu cần đạt đối với từng môn học/hoạt động giáo dục.
Giáo viên lớp 1, lớp 2, lớp 3 thiết kế kế hoạch bài dạy theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 trong CV 2345 gồm: yêu cầu cần đạt (cần xác định rõ học sinh thực hiện được việc gì, vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống, có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì); đồ dùng dạy học cần chuẩn bị; hoạt động dạy học chủ yếu (tổ chức hoạt động dạy học linh hoạt, sáng tạo, đa dạng theo tính chất bài học, đặc điểm môn học, hoạt động giáo dục và phù hợp đối tượng học sinh) và điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). Thiết kế kế hoạch bài dạy khoa học, thể hiện tinh thần đổi mới, sáng tạo của giáo viên. Đối với các khối lớp 4, 5, khuyến khích giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 trong CV 2345, đặc biệt đối với những bài dạy có điều chỉnh nội dung dạy học ở lớp 5.
Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục nghiêm túc, linh hoạt và sáng tạo. Tiếp tục tổ chức dạy học các môn học lớp 4, 5 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 theo hướng tiếp cận CTGDPT 2018; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến, tạo điều kiện để học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới; tổ chức cho phụ huynh học sinh tiếp cận với lớp học, với nhà trường trong việc phối hợp giáo dục các em nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục,...
Giáo viên lớp 4, lớp 5 thực hiện công văn 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13 tháng 02 năm 2006 về Hướng dẫn Điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học và công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 1 tháng 9 năm 2011 về Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông; không kiểm tra, đánh giá vào các nội dung, các yêu cầu đã được giảm tải, các bài không dạy hoặc ở bài đọc thêm.
Xây dựng Kế hoạch giáo dục các môn học lớp 5 theo công văn số 405/BGDĐT-GDTH ngày 28/01/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào Phụ lục và các tài liệu đính kèm để thực hiện điều chỉnh các nội dung dạy học và thực hiện trong suốt năm học.
Lồng ghép Học thông qua Chơi trong tổ chức hoạt động dạy học các môn học/ hoạt động giáo dục.
Tổ chức chuyên đề các môn học ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3 theo CTGDPT 2018 để giáo viên hiểu sâu sắc chương trình, nắm được những điểm mới, nâng cao hiệu quả dạy và học các môn học trong nhà trường; có thể kết hợp chuyên đề Học thông qua Chơi. PGDĐT, Cán bộ quản lí các trường cần lập kế hoạch cụ thể về việc tăng cường dự giờ, thăm lớp, rà soát việc thực hiện nội dung các chuyên đề chuyên môn của nhà trường và giáo viên với tinh thần góp ý, không hướng đến việc kiểm tra, đánh giá, nhằm nắm vững tình hình thực tế, từ đó có những hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn phù hợp và kịp thời.
Khuyến khích giáo viên chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá đã được tập huấn; tránh bám sát sách giáo viên một cách máy móc, rập khuôn; cập nhật các nội dung giáo dục hiện đại, yếu tố thời sự; đặc biệt chú trọng kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức được lĩnh hội.
Khuyến khích giáo viên tổ chức tiết học ngoài nhà trường (các chủ đề/ bài học có nội dung phù hợp, đồng thời có kế hoạch tổ chức được hiệu trưởng đồng ý phê duyệt), thực hiện dạy học gắn kết giữa lí thuyết với thực hành; tăng cường các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của học sinh trong giờ dạy nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát triển năng lực, phẩm chất toàn diện, phù hợp điều kiện thực tiễn.
Tiếp tục thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” (PPBTNB) theo Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xây dựng, hoàn thiện các tiết dạy, bài dạy, chủ đề áp dụng PPBTNB; tổ chức các giờ học cho học sinh tự thiết kế, thực hành các thí nghiệm với các vật liệu đơn giản, dễ thực hiện, hướng tới việc thành lập các phòng hỗ trợ thí nghiệm tại trường, cụm trường.
Đổi mới thái độ, phong cách nhẹ nhàng, thân thiện trong công tác quản lí trường học nói chung và trong khi dự giờ thăm lớp nói riêng để giúp giáo viên mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Tinh giản các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh theo công văn số 1915/BGDĐT-GDTrH ngày 05/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tiếp tục phát huy và thực hiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lí hồ sơ giáo viên và kết quả giáo dục và học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, tạo điều kiện cho giáo viên tập trung vào hoạt động chuyên môn, có thời gian quan tâm đến học sinh.
Phòng GDĐT kiểm tra, rà soát việc sử dụng tài liệu tham khảo cho các môn học trong nhà trường theo Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 643/CT-BGDĐT ngày 10 tháng 6 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng, sách giáo khoa và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông và công văn số 2253/SGDĐT-VP ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 643/CT-BGDĐT, ngày 10/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT trong quá trình cung ứng SGK hỗ trợ phụ huynh học sinh. Từ đó, có định hướng việc lựa chọn, sử dụng tài liệu tham khảo, bổ trợ, phần mềm,... phù hợp, đáp ứng định hướng phát triển năng lực theo định hướng CTGDPT 2018 của Bộ GDĐT đã được Sở GDĐT thẩm định.
Phòng GDĐT, Hiệu trưởng các trường cần lập kế hoạch cụ thể về việc tăng cường dự giờ thăm lớp, rà soát việc thực hiện nội dung các chuyên đề chuyên môn của nhà trường và giáo viên với tinh thần nắm vững tình hình thực tế, góp ý, hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp và kịp thời, không nhằm kiểm tra, đánh giá giáo viên.
Phòng GDĐT chịu trách nhiệm chỉ đạo các trường thực hiện đúng chương trình, sử dụng tài liệu học tập hợp lí; thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo; có kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng giảng dạy để đảm bảo thực hiện hiệu quả các chương trình giáo dục.
II. HƯỚNG DẪN CÁC MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(Xem phụ lục 1 đến phụ lục 8 đính kèm)
III. DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
Tiếp tục triển khai cuốn chiếu mô hình trường học mới theo Công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2016 của BGDĐT và Công văn số 3459/BGDĐT-GDTrH ngày 08/8/2017 của BGDĐT; thực hiện lộ trình CT GDPT 2018.
Cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên (nhất là giáo viên mới ra trường) bằng các hình thức tập huấn trực tuyến, trực tiếp hoặc kết hợp.
Khi sử dụng tài liệu Hướng dẫn học, cho phép giáo viên không soạn bài mà chỉ cần chuẩn bị các hoạt động học cho học sinh, ghi nhật kí, điều chỉnh, bổ sung để tránh tình trạng giáo viên không nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
1. Phân công phụ trách cụm chuyên môn năm học 2022 - 2023
TT |
CỤM CHUYÊN MÔN |
CỤM TRƯỞNG |
CỤM PHÓ |
1 |
Cụm 1: Quận 1, 4, 7, 8, Huyện Nhà Bè, Cần Giờ |
Quận 8 |
Do cụm đề xuất |
2 |
Cụm 2: Quận 5, 6, 10, 11, Bình Tân, Huyện Bình Chánh |
Huyện Bình Chánh |
|
3 |
Cụm 3: Thành phố Thủ Đức, Quận 3, Bình Thạnh, Gò Vấp |
Thành phố Thủ Đức |
|
4 |
Cụm 4: Quận 12, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Huyện Hóc Môn, Củ Chi |
Phú Nhuận |
2. Chuyên đề cấp Thành phố năm học 2022-2023
2.1. Tiếng Việt:
+ Dạy học Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh (Sở GDĐT);
+ Học Tiếng Việt thông qua Chơi (Cụm 1 - Phòng GDĐT Quận 1);
+ Học Tiếng Việt thông qua Chơi (Cụm 2 - Phòng GDĐT Quận 5);
+ Học Tiếng Việt thông qua Chơi (Cụm 3 - Phòng GDĐT quận Bình Thạnh);
+ Học Tiếng Việt thông qua Chơi (Cụm 4 - Phòng GDĐT huyện Hóc Môn);
2.2. Toán:
+ Dạy học Toán lớp 3 theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh;
2.3. Chuyên đề hỗ trợ phương pháp, kĩ thuật dạy học: Lớp học đảo ngược;
2.4. Tiếng Anh:
+ Tiết học Tiếng Anh lớp 3 theo CTGDPT 2018;
+ Dạy và học Tiếng Anh lớp 3 CTGDPT 2018 theo phương pháp dạy học theo trạm;
+ Dạy và học Tiếng Anh lớp 3 CTGDPT 2018 theo phương pháp dạy học theo dự án;
+ Dạy và học Tiếng Anh lớp 3 CTGDPT 2018 với phần mềm hỗ trợ và giáo viên bản ngữ.
Các chuyên viên của Sở GDĐT phụ trách môn học/ hoạt động giáo dục sẽ trao đổi, phối hợp với Phòng GDĐT để tiến hành các chuyên đề trên.
Ngoài các chuyên đề cấp Thành phố, trong năm học. các cụm, các Phòng GDĐT tổ chức các chuyên đề khác theo nhu cầu, kế hoạch của cụm, của Phòng GDĐT (tối thiểu mỗi cụm, mỗi Phòng GDĐT sinh hoạt 1 lần/học kì). Khi tổ chức các chuyên đề của cụm, của Phòng GDĐT, các đơn vị cần thông tin về Sở GDĐT để được hỗ trợ về chuyên môn và cùng tham dự.
3. Sinh hoạt Tổ, Khối chuyên môn
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn (SHCM) theo công văn số 1315/BGDĐT-GDTH ngày 16 tháng 4 năm 2020 về Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn số 1338/GDĐT-TH ngày 13/5/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nội dung sinh hoạt chuyên môn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học từ năm học 2020-2021.
SHCM theo nghiên cứu bài học, tập trung trao đổi, tháo gỡ những khó khăn và thống nhất những nội dung chính liên quan tới việc dạy học từng môn học, nhất là các môn học ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3 theo chương trình, sách giáo khoa mới: quan điểm biên soạn, những điểm mới của sách; cấu trúc sách và cấu trúc bài học; cách thức tổ chức dạy học từng kiểu bài/ từng hoạt động, phương pháp, kĩ thuật đánh giá,...
SHCM thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học, góp ý xây dựng giúp giáo viên nâng cao năng lực giảng dạy, không nhằm mục đích đánh giá xếp loại giáo viên (trừ việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên).
Sắp xếp thời khóa biểu phù hợp để mỗi tổ, khối có được một buổi sinh hoạt chuyên môn, đặc biệt là lớp 1, 2 và lớp 3. Đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng Bộ môn, Cụm chuyên môn. Tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục.
4. Hoạt động giúp đỡ giáo viên mới
Lên kế hoạch, danh sách cụ thể giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ và giáo viên mới. Hoạt động giúp đỡ giáo viên mới cần có kế hoạch, biên bản làm việc cụ thể.
Các trường phân công giáo viên mới giảng dạy lớp 1, lớp 2 và lớp 3
Việc dự giờ, thăm lớp nhằm mục đích giúp đỡ, trao đổi, để nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên, không nhằm mục đích đánh giá, xếp loại tiết dạy (ngoại trừ trường hợp thực hiện đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên).
Giáo viên các khối trên cần tích cực dự giờ giáo viên lớp 1, lớp 2 và lớp 3 để nắm bắt chương trình và những điểm mới, chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình ở các năm tiếp theo.
Thực hiện đánh giá học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3 theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thông tư 27).
Tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới đánh giá học sinh lớp 4 và lớp 5 theo Thông tư số 3 0/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (sau đây gọi chung là Thông tư 22) đến tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên, phụ huynh học sinh toàn trường bằng nhiều hình thức. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở giáo viên, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và vai trò tự giác, tích cực của giáo viên khi thực hiện Thông tư.
Tăng cường việc đánh giá thường xuyên (lời nói, nhận xét tập vở, sản phẩm của học sinh; thông tin trao đổi với cha mẹ học sinh bằng các hình thức phù hợp,...) để có biện pháp giúp đỡ, động viên học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học. Lựa chọn hình thức lưu trữ minh chứng đánh giá thường xuyên phù hợp.
Kết quả đánh giá thường xuyên được tổng hợp từ đánh giá của giáo viên các môn học khác, từ bản thân học sinh được đánh giá và từ các học sinh khác trong tổ, trong lớp hoặc đánh giá của cha mẹ học sinh. Ngoài ra, kết quả phải được ghi nhận thông qua các tình huống dạy học trong thực tế, sử dụng các câu hỏi (có thể yêu cầu trả lời nói hoặc viết) đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn; sử dụng phương pháp quan sát (như bảng kiểm theo các tiêu chí đã xác định), quan sát học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề; đánh giá qua các sản phẩm thực hành của học sinh.
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được kết hợp cả đánh giá định kì và đánh giá thường xuyên. Giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá định kì về học tập một cách chính xác, công bằng, khách quan đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức độ Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành; ghi nhận và coi trọng quá trình tiến bộ của từng học sinh. Đối với các môn học có bài kiểm tra định kì, không dùng kết quả bài kiểm tra để đánh giá định kì về học tập mà cần căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng/yêu cầu cần đạt và quá trình tiến bộ hoặc giảm sút trong học tập của từng học sinh để đánh giá. Tuyệt đối không được dùng kết quả kiểm tra định kì để phiên về kết quả đánh giá thường xuyên.
Thực hiện đánh giá thường xuyên và định kì môn học theo quy định; khuyến khích giáo viên bổ sung câu hỏi, bài tập mức độ 3 (lớp 1, lớp 2, lớp 3) và mức độ 4 (lớp 4, lớp 5) trong các bài dạy để phát triển năng lực của học sinh; có kế hoạch triển lãm, giới thiệu sản phẩm học tập của học sinh.
Đặc biệt chú trọng việc xây dựng ma trận, thiết kế để kiểm tra định kì môn học theo quy định, theo định hướng tiếp cận phát triển năng lực học sinh. Xây dựng ma trận kiểm tra định kì cho cả năm học, từ đó xác định những kiến thức, kĩ năng/yêu cầu cần đạt để đánh giá ở mỗi kì kiểm tra. Chú trọng thiết kế câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng được học; hình thức câu hỏi đa dạng; tránh những câu hỏi, bài tập có đáp án không tường minh, về hình thức, bài kiểm tra định kì cần được thiết kế khoa học, tích hợp các nội dung kiểm tra, tránh rườm rà. Không đưa hướng dẫn chấm dành cho giáo viên vào bài kiểm tra.
7. Dạy học và đánh giá học sinh tại các trường hòa nhập và chuyên biệt
Các trường hòa nhập và chuyên biệt khi thực hiện đánh giá học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3 theo Thông tư 27; lớp 4 và lớp 5 theo Thông tư 22, những học sinh khuyết tật (có giấy xác nhận) nếu có khả năng học tập bình thường thì không phải làm Kế hoạch giáo dục cá nhân;
Việc đánh giá là vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không so sánh học sinh này với học sinh khác, khô na tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh. Đồng thời nhận thức được việc đánh giá thông qua một số biểu hiện năng lực, phẩm chất và nhận thức của từng học sinh.
Khuyến khích các cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho người khuyết tật thực hiện giảng dạy theo CTGDPT 2018 đối với lớp 1, 2 và lớp 3 với sách giáo khoa mới; Tổ khối xây dựng kế hoạch dạy học các môn học; Giáo viên thực hiện điều chỉnh kế hoạch bài dạy theo thực tế học sinh, đồng thời xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp đối tượng học sinh.
8. Dạy học các nội dung về Bác Hồ, văn hóa giao thông
Thực hiện Kế hoạch số 178/KH-BGDĐT ngày 16/3/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu triển khai giảng dạy các giáo trình, tài liệu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong chương trình chính khóa; sử dụng bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” lồng ghép trong giảng dạy các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động Đội.
Tiếp tục sử dụng các tài liệu giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học để thực hiện việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong trường tiểu học.
Các nội dung trên được vận dụng lồng ghép trong các môn học, giờ sinh hoạt chủ nhiệm và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng).
9. Dạy học lồng ghép nội dung quốc phòng và an ninh
Nội dung dạy học giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các bài trong các môn học. Các bài học cụ thể có thể vận dụng việc dạy học lồng ghép này được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Hướng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở”.
Giáo viên cần lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh một cách truyền cảm, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, tự nhiên, hợp lý, phù hợp với đặc điểm và trình độ của học sinh; chú trọng kết hợp các hình ảnh minh họa; tổ chức cho học sinh tham quan bảo tàng, nhà truyền thống, ... , nghe nhân chứng lịch sử kể chuyện và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, chơi các trò chơi dân gian.
10. Dạy học lồng ghép nội dung giáo dục môi trường
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19/10/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”, các trường học đưa nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các bài giảng, sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa. Lồng ghép giáo dục về bảo vệ môi trường trong các bài học và các hoạt động thực tiễn để dần tạo thói quen và có ý thức cho học sinh.
11. Hướng dẫn sử dụng hồ sơ sổ sách điện tử
Thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 4147/GDĐT-TH ngày 11/12/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn sử dụng hồ sơ sổ sách điện tử trong cơ sở giáo dục tiểu học.
Đảm bảo công tác lưu trữ, bảo mật theo đúng quy định.
SGDĐT đề nghị các PGDĐT chỉ đạo, hướng dẫn Hiệu trưởng các trường tiểu học triển khai trong Hội đồng nhà trường và phổ biến đến tất cả giáo viên các nội dung trên nhầm thực hiện thành công nhiệm vụ năm học 2022 - 2023./.
|
KT.
GIÁM ĐỐC |
HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN MÔN TIẾNG VIỆT
(Ban hành theo công văn số 3392/SGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Sở
Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Về hướng dẫn chuyên môn cấp tiểu học
năm học 2022 - 2023)
1. Hướng dẫn chung
Các Phòng GDĐT chỉ đạo nhà trường và giáo viên thực hiện nghiêm túc công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21 tháng 7 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Cụ thể:
1.1. Đổi mới cách dạy và cách học môn Tiếng Việt
1.1.1. Tăng cường hơn nữa việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập Tiếng Việt; dành nhiều thời gian cho các hoạt động thực hành, vận dụng, trình bày, thảo luận để rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nói, nghe và cảm thụ thẩm mĩ theo yêu cầu, mức độ với từng lớp học. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần giao nhiệm vụ học tập rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh; nêu cụ thể các yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành; chú trọng kiểm tra đánh giá, hỗ trợ, động viên học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
1.1.2. Xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học môn Tiếng Việt theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động học ở trong và ngoài lớp học.
1.1.3. Đối với dạy đọc, xác định rõ mục đích giúp học sinh biết cách đọc và tự đọc hiểu được văn bản: thông qua đó hình thành phẩm chất, nhân cách học sinh. Coi ngữ liệu là phương tiện và việc tìm hiểu ngữ liệu là cách thức để hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu văn bản. Bên cạnh việc giúp học sinh hiểu được nội dung và hình thức của văn bản, cần chú ý trang bị cho học sinh công cụ, cách thức để đọc hiểu các văn bản cùng thể loại hoặc loại hình với văn bản được học. Giáo viên có thể đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn để giúp học sinh đọc nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình để áp đặt hay thay thế cho những suy nghĩ của học sinh, tránh đọc chép và yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Gắn dạy đọc với các hoạt động dạy viết, nói, nghe, thực hành tiếng Việt và các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phù hợp với từng lớp học, cấp học.
Đối với dạy viết, chú trọng yêu cầu học sinh hình thành ý tưởng, biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo, có sức thuyết phục để qua đó rèn luyện tư duy và cách viết các kiểu văn bản. Tập trung vào yêu cầu hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tạo lập văn bản. Ở mỗi bước giáo viên có thể sử dụng, khai thác ngữ liệu minh họa một cách hợp lý, giúp học sinh hiểu được đặc điểm hình thức, ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của từng kiểu văn bản; từ đó, giúp học sinh hình thành kĩ năng viết của mình. Xây dựng và tăng cường sử dụng các bài tập dạy viết gần với các tình huống thực tiễn và gia đình để học sinh nhận thức được mối quan hệ giữa yêu cầu học viết trong nhà trường với nhu cầu tạo lập các sản phẩm viết trong đời sống.
1.2. Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Tiếng Việt
1.2.1. Việc đánh giá học sinh trong môn Tiếng Việt cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.
1.2.2. Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.
1.2.3. Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc, phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.
1.2.4. Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật.
1.3. Tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Việt
1.3.1. Các Phòng GDĐT xem xét, góp ý kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt của các nhà trường theo hướng dẫn tại Công văn 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá trong môn Tiếng Việt; tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong dạy học và kiểm tra, đánh giá.
1.3.2. Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn đối với môn Tiếng Việt dựa trên Nghiên cứu bài học. Tăng cường các hoạt động dự giờ để giáo viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm trong dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt thông qua hội nghị, hội thảo học tập, giao lưu giữa các nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn theo Chương hình Giáo dục phổ thông 2018.
2. Hướng dẫn cụ thể
2.1. Lớp 1, lớp 2 và lớp 3
Khuyến khích giáo viên linh hoạt điều chỉnh thời lượng tổ chức dạy học các chủ đề, chủ điểm, bài học, hoạt động học tập cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn địa phương.
Khuyến khích giáo viên điều chỉnh, thay mới một số ngữ liệu không phù hợp trong sách giáo khoa (nếu có); nếu lựa chọn sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa thì phải đảm bảo ngữ liệu có nguồn gốc rõ ràng, mang tính giáo dục cao, phù hợp với yêu cầu cần đạt và nội dung giảng dạy; sử dụng ngữ liệu mới trong các tiết thực hành, các bài tập mở rộng; đặc biệt là trong việc ra đề kiểm tra định kì cuối mỗi kì.
Khuyến khích giáo viên sáng tạo trong đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh; linh hoạt sử dụng đồ dùng dạy học truyền thống kết hợp với hiện đại; chú trọng dạy học phân hóa đối tượng, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện, năng động, tránh bám sát sách giáo khoa và sách giáo viên một cách máy móc dẫn đến gò bó, khô cứng trong các giờ dạy Tiếng Việt.
Thực hiện đánh giá thường xuyên và định kì môn Tiếng Việt lớp 1, lớp 2 và lớp 3 theo Thông tư 27; khuyến khích giáo viên bổ sung câu hỏi, bài tập mức độ 3 trong các bài dạy để phát triển năng lực tiếng Việt của học sinh; lựa chọn hình thức phù hợp để lưu giữ minh chứng đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt, đặc biệt đối với kĩ năng đọc, nói và nghe.
Xây dựng kế hoạch triển lãm, giới thiệu sản phẩm học tập môn Tiếng Việt của học sinh. Mỗi Phòng GDĐT chọn ít nhất 02 trường thí điểm mô hình Góc Tiếng Việt với hình thức linh hoạt: góc học tập tại lớp, mục trên trang thông tin của trường,... để triển lãm sản phẩm học tập môn Tiếng Việt của học sinh, khuyến khích học sinh yêu thích và sáng tạo trong học tập Tiếng Việt. Lựa chọn các sản phẩm sáng tạo để gửi đăng trên các tạp chí dành cho thiếu niên, nhi đồng. Thông tin 02 trường thí điểm mô hình Góc Tiếng Việt gửi về Sở GDĐT trước ngày 15/9/2022.
Đặc biệt chú trọng việc xây dựng ma trận, thiết kế đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt theo Thông tư 27, theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh. Xây dựng ma trận kiểm tra định kì cho cả năm học, lừ đó xác định những kiến thức, kĩ năng cần đánh giá ở mỗi kì kiểm tra. Chú trọng thiết kế câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng được học; hình thức câu hỏi đa dạng; tránh những câu hỏi, bài tập có đáp án không tường minh. Về hình thức, bài kiểm tra định kì cần được thiết kế khoa học, tích hợp các nội dung kiểm tra, tránh rườm rà. Không đưa hướng dẫn chấm dành cho giáo viên vào bài kiểm tra.
Chú trọng đổi mới các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động đọc sách, khuyến khích học sinh dành thời gian đọc sách, hướng tới hình thành và phát triển văn hóa đọc cho các em.
Tổ chức chuyên đề Tiếng Việt lớp 1, lớp 2 và lớp 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn theo CTGDPT 2018 giúp giáo viên hiểu sâu sắc chương trình, nắm được những điểm mới, nâng cao hiệu quả dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường.
Đánh giá học sinh lớp 1 thực hiện theo công văn số 3863/GDĐT-TH ngày 18 tháng 11 năm 2020 về hướng dẫn đánh học sinh tiểu học theo Thông tư 27/2020/TT- BGDĐT.
Đánh giá học sinh lớp 2 và lớp 3: Giáo viên xây dựng ma trận dựa vào các yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe và kiến thức tiếng Việt Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn quy định để làm căn cứ thiết kế để kiểm tra định kì môn Tiếng Việt lớp 2 và lớp 3. Xem hướng dẫn chi tiết tại mục 3.
2.2. Lớp 4 và lớp 5
Khuyến khích giáo viên điều chỉnh, thay mới một số ngữ liệu không phù hợp trong sách giáo khoa (nếu có); nếu lựa chọn sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa thì phải đảm bảo ngữ liệu có nguồn gốc rõ ràng, mang tính giáo dục cao, phù hợp với yêu cầu cần đạt và nội dung giảng dạy. Khuyến khích giáo viên sử dụng ngữ liệu mới trong các tiết thực hành, các bài tập mở rộng; đặc biệt là trong việc ra đề kiểm tra định kì cuối mỗi kì.
Khuyến khích giáo viên bổ sung câu hỏi, bài tập mức độ 3 và 4 trong các bài dạy đề phát triển năng lực tiếng Việt của học sinh; có kế hoạch triển lãm, giới thiệu sản phẩm học tập các phân môn Tiếng Việt của học sinh.
Tổ chức cho giáo viên các khối lớp 4, 5 dự giờ Tiếng Việt lớp 1, lớp 2 và lớp 3 để hiểu sâu sắc chương trình, nắm được những điểm mới, chuẩn bị cho việc áp dụng chương trình ở các lớp trên.
3. Hướng dẫn kiểm tra định kì môn Tiếng Việt lớp 2 và lớp 3
3.1. Khung ma trận đề kiểm tra định kì môn tiếng Việt - nội dung kiểm tra đọc hiểu tham khảo
Nội dung đánh giá |
Yêu cầu cần đạt |
Số câu |
Hình thức |
Mức |
Điểm |
||||
TN |
TL |
1 |
2 |
3 |
|||||
Đọc hiểu |
Văn bản văn học |
Đọc hiểu nội dung (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) |
|
|
|
|
|
|
|
Đọc hiểu hình thức (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) |
|
|
|
|
|
|
|
||
Liên hệ, so sánh, kết nối (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) |
|
|
|
|
|
|
|
||
Văn bản thông tin |
Đọc hiểu nội dung (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Đọc hiểu hình thức (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) |
|
|
|
|
|
|
|
||
Liên hệ, so sánh, kết nối (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) |
|
|
|
|
|
|
|
||
Kiến thức tiếng Việt |
Từ (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) |
|
|
|
|
|
|
|
||
Dấu câu (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) |
|
|
|
|
|
|
|
||
Biện pháp tu từ (nếu có) (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) |
|
|
|
|
|
|
|
||
…. (Căn cứ vào CTGDPT môn Ngữ văn) |
|
|
|
|
|
|
|
||
TỔNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý:
1. Thiết kế ma trận trước khi thiết kế đề kiểm tra, đánh giá định kì. Không làm ngược quy trình.
2. Do yêu cầu cần đạt về đọc hiểu nội dung; đọc hiểu hình thức; liên hệ, so sánh, kết nối đối với mỗi thể loại văn bản khác nhau nên tùy thuộc vào thể loại văn bản được chọn để sử dụng nội dung chi tiết trong ma trận để kiểm ma định kì đã thiết kế.
3. Nếu có điều kiện, có thể làm ma trận riêng cho văn bản truyện, văn bản thơ, văn bản miêu tả và văn bản thông tin.
3.2. Cấu trúc bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt lớp 2 và lớp 3 tham khảo
A. Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (khoảng 4 điểm)
- Đọc thành tiếng 01 đoạn/ văn bản (chọn văn bản theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn theo CTGDPT 2018), tránh sử dụng văn bản đã học. Gợi ý: Có thể chọn các đoạn văn bản có độ dài khoảng 60 - 65 tiếng (cuối học kì 1 - lớp 2), 65 - 70 tiếng (cuối học kì 2 - lớp 2), 70 - 75 tiếng (cuối học kì 1 - lớp 3), 75 - 80 tiếng (cuối học kì 2 - lớp 3) để kiểm tra đọc trong thời gian 01 phút.
- Trả lời 01 câu hôi đọc hiểu văn bản đã đọc.
2. Đọc hiểu (khoảng 6 điểm)
- Chọn văn bản để thiết kế câu hỏi, bài tập đọc hiểu theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn theo CTGDPT 2018 về độ dài, thể loại, nội dung,... Tránh sử dụng văn bản đã học.
- Câu hỏi đọc hiểu văn bản (khoảng 4 điểm), gồm:
+ 4 câu hỏi trắc nghiệm
+ 2 câu hỏi tự luận
- Câu hỏi kiến thức tiếng Việt (khoảng 2 điểm), gồm:
+ 2 câu hỏi trắc nghiệm
+ 1 câu hỏi tự luận
B. Bài kiểm tra viết (10 điểm)
1. Viết chính tả (khoảng 4 điểm)
- Viết 01 đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 45 - 50 chữ (cuối học kì 1 - lớp 2), 50 - 55 chữ (cuối học kì 2 - lớp 2), 60 - 65 chữ (cuối học kì 1 - lớp 3), 65 - 70 chữ (cuối học kì 2 - lớp 3) trong thời gian 15 phút.
- Tránh sử dụng văn bản đã học.
2. Viết đoạn văn, văn bản (khoảng 6 điểm)
- Viết đoạn văn, văn bản theo một trong các yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết đoạn văn, văn bản theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn đối với từng khối lớp.
- Tránh sử dụng các đề bài đã học.
* Việc đánh giá kết quả bài kiểm tra định kì của học sinh phải căn cứ vào biểu điểm và hướng dẫn chấm đã được thống nhất trong tổ, khối chuyên môn, Ban Giám hiệu phê duyệt. Kết quả bài kiểm tra định kì có tính chất củng cố kết quả đánh giá quá trình.
HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN MÔN TOÁN
(Ban hành theo công văn số 3392/SGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Sở
Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Về hướng dẫn chuyên môn cấp tiểu học
năm học 2022 - 2023)
1. Hướng dẫn dạy học môn Toán
1.1. Lớp 1, lớp 2 và lớp 3
Trên cơ sở mục tiêu và yêu cầu chung, giáo viên cần nghiên cứu kĩ yêu cầu cần đạt về nội dung cụ thể môn Toán lớp 1, lớp 2 và lớp 3 đã nêu rõ trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán theo CTGDPT 2018 để xây dựng Kế hoạch dạy học của tổ, khối chuyên môn.
Khuyến khích giáo viên điều chỉnh, thay mới một số ngữ liệu trong sách giáo khoa cho phù hợp với điều kiện thực tế; nếu lựa chọn sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa thì phải đảm bảo ngữ liệu phù hợp với mục tiêu và nội dung giảng dạy.
Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; chú trọng dạy học phân hóa đối tượng; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.
Đánh giá trong môn Toán cần vận dụng kết hợp nhiều hình thức, phương pháp đánh giá. Đánh giá thường xuyên cần đi liền với tiến trình hoạt động học tập của học sinh, tránh tình trạng tách rời giữa quá trình dạy học và quá trình đánh giá, bảo đảm mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của học sinh.
Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán; có thể sử dụng đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và đối tượng học sinh; tăng cường sử dụng công nghệ: thông tin, các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả. Giáo viên cần tổ chức cho học sinh hoạt động, thao tác với đồ dùng, chú trọng thực hành và tăng cường áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
1.2. Lớp 4 và lớp 5
Giáo viên phải không ngừng cải tiến phương pháp dạy để giúp học sinh ngày càng cải tiến phương pháp học.
Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, tăng cường các hoạt động một cách tích cực để học sinh tự tìm kiếm tri thức thông qua:
- Thao tác thực tế trên các mô hình, hình vẽ toán học (có thể thực hiện các thao tác khác sách giáo khoa);
- Xử lý các tình huống từ trong thực tiễn cuộc sống;
- Tự giải thích được các vấn đề từ các lí thuyết đã học;
- Thực hành, trao đổi, phối hợp, hợp tác trong nhóm.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng tự học sao cho hiệu quả, như cách đọc đề Toán, cách lấy thông tin, cách phân tích và hiểu thông tin từ một đề giải toán có lời văn, để từ đó học sinh có cơ hội tự trình bày bài giải theo suy nghĩ của bản thân, tránh làm một cách máy móc.
2. Hướng dẫn kiểm tra định kì môn Toán lớp 3
2.1. Khung ma trận đề kiểm tra định kì môn Toán
Mạch kiến thức |
Yêu cầu cần đạt |
Số câu |
Hình thức |
Mức |
Điểm |
|||
TN |
TL |
1 |
2 |
3 |
||||
Số và phép tính. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Hình học và đo lường |
|
|
|
|
|
|
|
|
Một số yếu tố thống kê và xác suất |
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoạt động thực hành và trải nghiệm |
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG ĐIỂM |
|
|
3 |
7 |
5 |
3 |
2 |
|
2.2. Cấu trúc bài kiểm tra định kì môn Toán lớp 3
- Nội dung kiểm tra định kì cần được xác định rõ ràng theo mạch kiến thức, kỹ năng môn học đến trong học kỳ I hoặc cả năm học. Căn cứ vào mạch kiến thức theo từng giai đoạn để xác định tỷ lệ phần trăm của các mạch kiến thức. Ví dụ: Giai đoạn cuối năm, mạch số và phép tính chiếm 70%, hình học đo lường chiếm 22%, một số yếu tố thống kê và xác suất chiếm 3%, hoạt động trải nghiệm chiếm 5%. Có thể linh hoạt lồng ghép các mạch kiến thức, chẳng hạn có thể lồng ghép một số yếu tố xác suất thống kê vào hình học đo lường để được 25%.
- Hình thức kiểm tra kết hợp hai hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận theo tỷ lệ 30% trắc nghiệm, 70% tự luận.
- Tỷ lệ giữa các mức độ: mức 1 khoảng 50%, mức 2 khoảng 30%, mức 3 khoảng 20%.
HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
(Ban hành theo công văn số 3392/SGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Sở
Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Về hướng dẫn chuyên môn cấp tiểu học
năm học 2022 - 2023)
1. Hướng dẫn dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
1.1. Chú trọng các quan điểm dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, lớp 2 và lớp 3
- Đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học và chương trình môn học.
- Chú trọng quan điểm dạy học tích hợp.
- Chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
- Đảm bảo tính thực tiễn và xoay quanh các mối quan hệ gần gũi, thân quen với học sinh tiểu học.
- Đảm bảo tính đa dạng, phù hợp với nhiều học sinh ở các vùng miền khác nhau.
- Chú trọng tính mở, linh hoạt cho người dạy và người học.
1.2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, lớp 2 và lớp 3
1.2.1. Phương pháp dạy học
- Định hướng chung về việc sử dụng phương pháp dạy học:
+ Tổ chức cho HS được quan sát.
+ Tổ chức cho HS được tương tác.
+ Tổ chức cho HS được trải nghiệm.
+ Lựa chọn và phối hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau theo hướng linh hoạt, phù hợp, sáng tạo.
- Các nhóm phương pháp dạy học phù hợp với việc bồi dưỡng phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, lớp 2 và lớp 3.
- Tùy từng phần và nội dung của bài học, khi được trình bày với những mục đích khác nhau, giáo viên có thể khai thác và lựa chọn sử dụng những phương pháp dạy học đặc trưng khác nhau.
1.2.2. Hình thức tổ chức dạy học
Cũng như các môn học khác, bài lên lớp được coi là hình thức tổ chức dạy học cơ bản của môn Tự nhiên và Xã hội nói chung và môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, lớp 2 và lớp 3 nói riêng. Bên cạnh hình thức tổ chức dạy học này, việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, lớp 2 và lớp 3 còn có các hình thức tổ chức dạy học khác: dạy học ngoài hiện trường, tham quan, Kết hợp sử dụng Tài liệu Giáo dục địa phương trong các buổi học tập ngoại khóa và sử dụng lồng ghép, tích hợp trong các môn học có liên quan đến lịch sử và địa lý địa phương cũng như kiến thức về văn hóa, thiên nhiên, môi trường sống...
2. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, lớp 2 và lớp 3
Một số đặc trưng của đánh giá phẩm chất, năng lực trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, lớp 2 và lớp 3:
- Quan tâm đánh giá phẩm chất của học sinh, chú trọng đến năng lực cá nhân, khuyến khích học sinh thể hiện cá tính và năng lực bản thân. Các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm của học sinh được đánh giá chủ yếu là bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét về hành vi, cách ứng xử, các biểu hiện về thái độ, tình cảm của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập của bài học.
- Đa dạng hóa các hình thức và công cụ đánh giá học sinh: Đánh giá qua lời nói, trả lời câu hỏi; Đánh giá qua phiếu bài tập, bài tự luận, trắc nghiệm…; Đánh giá các sản phẩm quan sát, thực hành của nhóm, cá nhân; Đánh giá qua việc quan sát HS tham gia các hoạt động; Đánh giá qua sự phản hồi của các lực lượng giáo dục...
- Kết hợp đánh giá quá trình làm việc cá nhân với đánh giá sự hợp tác và làm việc nhóm, tập thể của học sinh.
- Không chỉ quan tâm đến kết quả của hoạt động mà còn chú trọng đến quá trình tạo ra sản phẩm của hoạt động, coi trọng ý tưởng sáng tạo, tinh thần làm việc để tạo ra sản phẩm trong quá trình học tập. Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì sau từng chủ đề nhằm điều chỉnh quá trình dạy học.
- Trọng tâm đánh giá môn học nhấn mạnh đến đánh giá năng lực của người học.
- Khuyến khích tự đánh giá và đánh giá chéo của cá nhân và các nhóm học sinh ở những thời điểm khác nhau trong quá trình dạy học. Đặc biệt là đánh giá cuối hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên, xã hội và cuối hoạt động hình thành, phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
- Đánh giá năng lực khoa học trong môn Tự nhiên và Xã hội: Căn cứ vào những biểu hiện cụ thể của năng lực khoa học trong môn Tự nhiên và Xã hội, giáo viên có thể thiết kế các câu hỏi, các bài tập để đánh giá năng lực khoa học của học sinh.
- Năng lực nhận thức khoa học: Có thể đánh giá thông qua việc yêu cầu học sinh nêu, mô tả, trình bày được một số sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh; so sánh, lựa chọn và phân loại được các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội theo một số tiêu chí.
- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Có thể đánh giá thông qua việc học sinh đặt được câu hỏi, nêu thắc mắc về một số sự vật, hiện tượng; quan sát và tiến hành được các thao tác thực hành để nhận xét về đặc điểm của các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên và xã hội.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Có thể đánh giá thông qua việc học sinh giải thích, phân tích một số tình huống có liên quan đến bài học; nhận xét, đánh giá cách ứng xử của mọi người xung quanh; nêu và thực hiện được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống và chia sẻ với mọi người xung quanh cùng thực hiện.
HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN CÁC MÔN KHOA HỌC, LỊCH
SỬ - ĐỊA LÍ
(Ban hành theo công văn số 3392/SGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Sở
Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Về hướng dẫn chuyên môn cấp tiểu học
năm học 2022 - 2023)
1. Hướng dẫn dạy học các môn Khoa học, Lịch sử - Địa lí
1.1. Nguyên tắc
- Tiếp tục thực hiện việc giảng dạy theo đúng chuẩn kiến thức - kĩ năng của BGDĐT. Riêng trong buổi 2, giáo viên có thể dạy theo hình thức học ngoài trời, kết hợp dã ngoại (các loại bài có nội dung phù hợp) nhằm nâng cao năng lực học tập cho học sinh.
- Trong quá trình tổ chức dạy học, cán bộ quản lí và giáo viên cần lưu ý: Thời gian dư do giảm tải, giảm bớt bài, hoặc giảm bớt nội dung trong từng bài, giáo viên không đưa thêm nội dung khác vào dạy mà dùng để củng cố kiến thức và rèn kĩ năng đã học (trong bài đó hoặc bài trước) cho học sinh hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp. Nhà trường cần tổ chức để giáo viên thảo luận, thống nhất cách sử dụng thời gian dư cho hợp lí.
- Giáo viên cần động viên, khuyến khích học sinh tham gia thi các cuộc thi Đố em hoặc các cuộc thi có liên quan đến kiến thức tự nhiên và xã hội ...
1.2. Hình thức tổ chức dạy học
- Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tạo điều kiện để học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới thông qua việc tổ chức các hoạt động của giáo viên.
- Khuyến khích và động viên giáo viên soạn giảng và thực hiện giảng dạy với bảng tương tác. Vận dụng phối hợp bảng tương tác và phương pháp Bàn tay nặn bột như đã tập huấn và triển khai. Khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức tiết học (chú ý vận dụng phù hợp với đặc trưng bộ môn, tránh việc lạm dụng khi chưa cần thiết).
- Chú trọng vận dụng hình thức dạy học ngoài trời, hoạt động ngoại khóa gắn với nội dung kiến thức chương trình học, kết hợp sử dụng tài liệu Cùng em tìm hiểu lịch sử địa phương, địa lý địa phương trong các buổi học tập ngoại khóa và sử dụng lồng ghép, tích hợp trong các môn học có liên quan đến lịch sử và địa lí cũng như kiến thức về thiên nhiên, môi trường sống.
- Khuyến khích giáo viên có nhiều hình thức tổ chức cho phụ huynh học sinh tiếp cận với lớp học với nhà trường trong việc phối hợp giáo dục các em.
2. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn Khoa học, Lịch sử - Địa lí
2.1. Lưu ý chung
Kiểm tra định ki cuối học kì I và cuối năm. Học sinh làm 1 bài kiểm tra môn Khoa học, 1 bài kiểm tra cho môn Lịch sử - Địa lí, mỗi nội dung Lịch sử, Địa lí chiếm 50% số điểm và lượng kiến thức của bài kiểm tra.
2.2. Thời gian làm kiểm tra: 35 phút mỗi môn.
2.3. Hình thức đề kiểm tra
- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức: câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan và câu hỏi dạng tự luận. Thực hiện soạn đề theo ma trận có 4 mức độ.
- Số lượng câu hỏi không quá 10 câu cho mỗi bài kiểm tra.
2.4. Cấu trúc đề kiểm tra môn
2.4.1. Môn Khoa học
- Câu hỏi trắc nghiệm (6 điểm) khoảng 60% số lượng câu hỏi, có đủ các dạng bài tập (trắc nghiệm nhiều lựa chọn, chọn đúng hoặc sai, điền khuyết, viết tiếp vào chỗ trống, đối chiếu cặp đôi,...).
- Câu hỏi tự luận (4 điểm) khoảng 40% số lượng câu hỏi tùy theo đặc trưng bộ môn.
2.4.2. Môn Lịch sử - Địa lí
- Phần Lịch sử (5 điểm):
+ Câu hỏi trắc nghiệm khoảng 30% số lượng câu hỏi.
+ Câu hỏi tự luận khoảng 20% số lượng câu hỏi.
- Phần Địa lí (5 điểm):
+ Câu hỏi trắc nghiệm khoảng 30% số lượng câu hỏi.
+ Câu hỏi tự luận khoảng 20% số lượng câu hỏi.
- Câu hỏi trắc nghiệm gồm cả phần Lịch sử và Địa lí có đủ các dạng bài tập (trắc nghiệm nhiều lựa chọn, chọn đúng hoặc sai, điền khuyết, viết tiếp vào chỗ trống, đối chiếu cặp đôi,...).
- Ở mức 4 chỉ nên sử dụng 1 câu - hoặc nội dung Lịch sử hoặc nội dung Địa lí.
HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN CÁC MÔN TIN HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
(Ban hành theo công văn số 3392/SGDĐT-GDTH ngày 13 tháng 9 năm 2022 của Sở
Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Về hướng dẫn chuyên môn cấp tiểu học
năm học 2022 - 2023)
1. Hướng dẫn chung
Thực hiện dạy học môn Tin học và môn Công nghệ từ lớp 3 theo hình thức là các môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với thời lượng 35 tiết/năm học/môn. Hiệu trưởng có thể phân công giáo viên nhiều môn hoặc giáo viên chuyên, các giáo viên đã hoàn thành lớp bồi dưỡng kiến thức dạy học môn Công nghệ để dạy học môn Công nghệ ở lớp 3, CTGDPT 2018.
Môn Tin học và môn Công nghệ ở lớp 3 thực hiện tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá như hai môn học độc lập. theo CTGDPT môn Tin học và CTGDPT môn Công nghệ; thực hiện điều chỉnh mẫu học bạ và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 phù hợp với việc ghi nhận kết quả đánh giá hai môn học này theo hướng dẫn của BGDĐT. (Sẽ có hướng dẫn cụ thể sau).
Chú trọng đánh giá thường xuyên, kết hợp nhiều hình thức đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học môn Tin học và Công nghệ, bảo đảm an toàn cho học sinh trong quá trình học tập, thực hành.
2. Hướng dẫn cụ thể
2.1. Đối với lớp 1, 2: Không có môn Công nghệ
Khuyến khích tổ chức các hoạt động giáo dục làm quen với tin học, giúp học sinh có điều kiện tiếp xúc, làm quen với máy tính, tạo hứng thú học tập môn tin học. Thời lượng tổ chức từ 1 đến 2 tiết/tuần tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và nhu cầu của cha mẹ học sinh. Hoạt động giáo dục làm quen với tin học ở lớp 1, 2 là các hoạt động thực hiện ngoài các tiết học chính khoá của CTGDPT 2018, nhằm đáp ứng việc triển khai thực hiện Đề án Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2021- 2030 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ở giai đoạn này, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được khuyến khích thực hiện vì sự tiến bộ của học sinh, với nhiều phương pháp đánh giá. Kết quả đánh giá được dùng để tham khảo, không ảnh hưởng đến tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục cuối năm của học sinh.
2.2. Đối với lớp 3:
2.2.1. Môn Tin học:
2.2.1.1. Thực hiện dạy học bắt buộc theo CTGDPT 2018
Thực hiện dạy học bắt buộc theo CTGDPT 2018 với thời lượng 1 tiết/tuần theo hướng dẫn tại công văn số 1529/SGDĐT-GDTH ngày 16/5/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về tổ chức dạy học môn tiếng Anh và môn Tin học ở cấp tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tuyệt đối ưu tiên hệ thống phòng máy và giáo viên để thực hiện dạy tin học lớp 3 bắt buộc trước khi tổ chức cho các khối khác, chú ý việc sắp xếp thời khoá biểu học tập linh hoạt, tạo điều kiện khai thác tối đa công suất của các phòng máy tính trong nhà trường.
- Cuối mỗi học kì, học sinh thực hiện bài kiểm tra định ki với ba mức độ theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT. Bài kiểm tra định kì cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân. Bài kiểm tra bao gồm:
+ Các câu hỏi trắc nghiệm (tỷ lệ 50% sổ điểm)
+ Các câu hỏi tự luận hoặc bài tập thực hành trên máy (tỷ lệ 50% số điểm)
- Tỷ lệ khuyến nghị mức độ: Mức 1: 50%, mức 2: 30%, mức 3: 20%.
- Kết quả bài kiểm tra định kì được chọn như một trong những yếu tố dùng để tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục.
2.2.1.2. Triển khai dạy học tin học theo định hướng chuẩn quốc tế
Sau khi thực hiện xong tiết dạy tin học của CTGDPT 2018, nếu còn điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên, thời gian và có nhu cầu của cha mẹ học sinh, các trường có thể tiếp tục thực hiện chương trình tin học định hướng chuẩn quốc tế theo đề án 762 ở tiết thứ hai trở đi theo hướng dẫn tại công văn số 1529/SGDĐT-GDTH ngày 16/5/2022 của Sở GDĐT, sử dụng các chương trình, tài liệu đã được hướng dẫn theo đề án 762, trong quá trình thực hiện dạy học tin học theo định hướng chuẩn quốc tế, vẫn thực hiện các hoạt động đánh giá thường xuyên, ghi nhận kết quả nhằm theo dõi tiến bộ của học sinh. Kết quả dạy học ở mô hình này không tham gia vào kết quả đánh giá cuối năm của học sinh.
2.2.2. Môn Công nghệ:
Thực hiện dạy học bắt buộc theo CTGDPT 2018 với thời lượng 1 tiết/tuần.
- Cuối mỗi học kì, học sinh thực hiện bài kiểm tra định kì với ba mức độ theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT. Bài kiểm tra định kì cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân. Bài kiểm tra bao gồm:
+ Các câu hỏi trắc nghiệm (tỷ lệ 50% số điểm)
+ Các câu hỏi tự luận hoặc sản phẩm dự án (tỷ lệ 50% số điểm)
- Tỷ lệ khuyến nghị mức độ: Mức 1: 50%, mức 2: 30%, mức 3: 20%.
- Kết quả bài kiểm tra định kì được chọn như một trong những yếu tố dùng để tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục. Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá đinh kì về môn học, hoạt động giáo dục để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của từng học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
2.3. Đối với lớp 4, 5 năm học 2022-2023: Không có môn Công nghệ
- Tiếp tục thực hiện chương trình môn Tin học tự chọn với thời lượng 2 tiết/tuần theo các hướng dẫn chuyên môn trước đây, khuyến khích triển khai thực hiện Đề án Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2021-2030 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cuối mỗi học kì, học sinh có đăng kí tham gia học tập môn tin học thì thực hiện bài kiểm tra định kì với bốn mức độ theo hướng dẫn tại Thông tư 30 và Thông tư 22. Bài kiểm tra định kì cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân. Bài kiểm tra bao gồm:
+ Các câu hỏi trắc nghiệm (tỷ lệ 50% số điểm)
+ Các câu hỏi tự luận hoặc bài tập thực hành trên máy (tỷ lệ 50% số điểm)
- Tỷ lệ khuyến nghị mức độ: Mức 1: 40%, mức 2: 30%, mức 3: 20%, mức 4: 10%
- Kết quả bài kiểm tra định kì được chọn như một trong những yếu tố dùng để đánh giá kết quả học tập cuối năm của học sinh.
HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN CÁC MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC KHÁC
(Ban hành theo công văn số 3392/SGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Sở
Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Về hướng dẫn chuyên môn cấp tiểu học
năm học 2022 - 2023)
1. Hướng dẫn dạy học môn Đạo đức
1.1. Lớp 1, lớp 2 và lớp 3
Trên cơ sở những yêu cầu cần đạt, những nội dung dạy học cơ bản, giáo viên chủ động, sáng tạo trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; lồng ghép Học thông qua Chơi vào kế hoạch chuyên môn của tổ, khối.
Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lý tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình, tăng cường sử dụng các thông tin, tình huống, trường hợp thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống học sinh trong việc phân tích, đối chiếu, minh họa để các bài học vừa có sức hấp dẫn, vừa nhẹ nhàng, hiệu quả; coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học. Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường; tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho học sinh.
Chú trọng sử dụng các bài tập xử lý tình huống được xây dựng trên cơ sở gắn kiến thức của bài học với thực tiễn đời sống. Tăng cường các câu hỏi mở gắn với thực tiễn.
Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Đạo đức phải đảm bảo các yêu cầu: Kết hợp đánh giá thông qua các nhiệm vụ học với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập được tổ chức trên lớp học, hoạt động nhóm, tập thể và trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày.
1.2. Lớp 4 và lớp 5
Nghiên cứu Chương trình môn Giáo dục công dân theo CTGDPT 2018 (phần Đạo đức) và các văn bản chỉ đạo, chuẩn bị tốt nhất cho việc áp dụng chương trình ở các lớp trên.
Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức thông qua các sự kiện thời sự xảy ra trong nước, trên thế giới. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm; chú trọng sử dụng các bài tập xử lý tình huống được xây dựng trên cơ sở gắn kiến thức của bài học với thực tiễn đời sống. Tăng cường các câu hỏi mở gắn với thực tiễn.
2. Hướng dẫn dạy học môn Mĩ thuật
2.1. Lớp 1, lớp 2 và lớp 3
Khuyến khích giáo viên chú trọng việc tổ chức các hoạt động dạy học Mĩ thuật đa dạng, chú trọng dạy học phân hóa đối tượng, hướng đến việc tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, không sử dụng giờ học Mĩ thuật của học sinh để giảng dạy các môn khác. Sử dụng các sản phẩm Mĩ thuật của học sinh để trang trí lớp học, hành lang trường học hoặc làm đồ dùng dạy học cho các môn học khác nếu có chất lượng và nội dung phù hợp. Mỗi Phòng GDĐT chọn ít nhất 02 trường thí điểm mô hình Góc Mĩ thuật với hình thức linh hoạt: góc học tập tại lớp, khu vực sảnh, hành lang, mục trên, trạng thông tin của trường,... để triển lãm sản phẩm học tập môn Mĩ thuật của học sinh, khuyến khích học sinh say mê và sáng tạo trong học tập Mĩ thuật. Thông tin 02 trường thí điểm mô hình Góc Mĩ thuật gửi về Sở GDĐT trước ngày 15/9/2022.
Tổ chức chuyên đề Mĩ thuật lớp 1, lớp 2 và lớp 3 theo CTGDPT 2018 giúp giáo viên hiểu sâu sắc chương trình, nắm được những điểm mới, nâng cao hiệu quả dạy và học Mĩ thuật trong nhà trường.
2.2. Lớp 4 và lớp 5
Thực hiện điều chỉnh Kế hoạch giáo dục môn Mĩ thuật lớp 5 theo công văn số 405/BGDĐT-GDTH ngày 28/01/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dựa vào Phụ lục đính kèm công văn để xây dựng kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật lớp 5.
Trên cơ sở chương trình Mĩ thuật hiện hành (Ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo); Công văn số 2070/BGDĐT-GDTH ngày 12/5/2016 của Bộ GDĐT về việc triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới ở các trường tiểu học, “Tài liệu dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học” của BGDĐT, giáo viên chủ động thiết kế nội dung học tập bằng cách sắp xếp lại từ các bài học riêng lẻ thành từng bài học theo chủ đề, sao cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao nhất, góp phần tích cực phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
Tiếp tục thực hiện dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới ở các trường tiểu học theo Công văn số 2070/BGDĐT-GDTH ngày 12/5/2016 của Bộ GDĐT.
Khuyến khích giáo viên chú trọng việc tổ chức các hoạt động dạy học Mĩ thuật đa dạng, chú trọng dạy học phân hóa đối tượng, hướng đến việc tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, không sử dụng giờ học Mĩ thuật của học sinh để giảng dạy các môn khác, Sử dụng các sản phẩm Mĩ thuật của học sinh để trang trí lớp học, hành lang nường học hoặc làm đồ dùng dạy học cho các môn học khác nếu có chất lượng và nội dung phù hợp.
Tổ chức cho giáo viên các khối lớp 4, 5 dự giờ Mĩ thuật lớp 1, lớp 2 và lớp 3 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 để hiểu sâu sắc chương trình, nắm được những điểm mới, chuẩn bị cho việc áp dụng chương trình ở các lớp trên.
3. Hướng dẫn dạy học môn Âm nhạc/ Hát nhạc
3.1. Môn Âm nhạc lớp 1, lớp 2 và lớp 3
Thực hiện theo chương trình, sách giáo khoa lớp 1, 2 và lớp 3 do cơ sở giáo dục chọn từ năm học 2022 - 2023 và định hướng theo nội dung, yêu cầu đã được tập huấn dành cho hai đối tượng giáo viên dạy nhiều môn và giáo viên chuyên.
3.2. Môn Hát nhạc lớp 4 và lớp 5
Vận dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại đổi mới phương pháp dạy học môn Hát nhạc. Giáo viên tiếp tục rèn luyện, thực hành các kĩ thuật dạy học đã được tổ chức triển khai tập huấn từ các chuyên đề. Tổ chức dạy học nghiêm túc, đúng chương trình, không sử dụng giờ học Hát nhạc của học sinh để giảng dạy các môn khác. Khuyến khích giáo viên sử dụng nhạc cụ và tổ chức cho học sinh sử dụng nhạc cụ đơn giản trong giờ dạy.
Tiếp tục thực hiện hoạt động dưa âm nhạc dân tộc vào trường tiểu học dưới nhiều hình thức đa dạng, tạo thị hiếu ban đầu về âm nhạc dân tộc, phát huy năng khiếu của học sinh, khai thác sử dụng tốt các bài hát thiếu nhi trong chương trình Hát nhạc tiểu học vào các hoạt động sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, khuyến khích các trường tổ chức các hoạt động biểu diễn, liên hoan, giao lưu âm nhạc.
4. Hướng dẫn dạy học môn Giáo dục thể chất
4.1. Lớp 1, lớp 2 và lớp 3
Thực hiện theo chương trình, sách giáo khoa lớp 1, 2 và lớp 3 do cơ sở giáo dục chọn từ năm học 2022 - 2023 và định hướng theo nội dung, yêu cầu đã được tập huấn dành cho hai đối tượng giáo viên dạy nhiều môn và giáo viên chuyên.
Triển khai thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục thể chất cấp tiểu học theo chiến lược 6C tại 50 trường đã được tập huấn và mở rộng cho tất cả các cơ sở giáo dục thuộc địa bàn quản lí.
4.2. Lớp 4 và lớp 5
Linh động thực hiện hoạt động thể dục giữa giờ theo hướng dẫn tại văn bản số 4775/BGDĐT-HSSV ngày 16/9/2015 của BGDĐT về việc triển khai, tổ chức thực hiện bài tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và võ cổ truyền trong các trường phổ thông tùy theo điều kiện cụ thể; thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục thể chất cấp tiểu học, nâng cao năng lực quản lý lớp học của giáo viên; tiếp tục tổ chức các trò chơi dân gian, rèn luyện thân thể trong các dịp lễ hội; có kế hoạch đẩy mạnh công tác phổ cập bơi lội cho học sinh tiểu học, bảo đảm học sinh tiểu học hoàn thành chương trình phổ cập bơi. Sở sẽ tiến hành thành lập các đoàn kiểm tra để thúc đẩy việc phổ cập bơi tại các quận/huyện, cơ sở giáo dục.
5. Hướng dẫn dạy học môn Kĩ thuật lớp 4 và lớp 5
Thực hiện dạy học theo văn bản 1140/HD-GDĐT-TH ngày 10/4/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Chuyên đề môn Kĩ thuật lớp 4, 5 và văn bản số 7975/BGDĐT-GDTH của Bộ GDĐT ngày 10/9/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật Tiểu học để thực hiện việc giảng dạy có hiệu quả môn môn Kĩ thuật lớp 4, 5.
6. Hướng dẫn dạy học Hoạt động trải nghiệm lớp 1, lớp 2 và lớp 3
Căn cứ công văn số 3535/BGDĐT - GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 từ năm học 2020 - 2021;
Thực hiện theo công văn số 3446/GDĐT - TH ngày 26/9/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020-2021 theo bộ sách được cơ sở giáo dục lựa chọn.
7. Hướng dẫn tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 4 và lớp 5
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục được tổ chức theo các chủ đề giáo dục từng tháng với thời lượng 4 tiết/tháng. (Chương trình giáo dục cấp Tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Các đơn vị căn cứ vào điều kiện thực tế của trường để tổ chức các hoạt động phù hợp, lưu ý đặc biệt về sự an toàn của học sinh khi tham gia. Các đơn vị sử dụng các tài liệu tham khảo đã được thẩm định và thực hiện theo tiết hoạt động ngoài giờ trên lớp được bố trí trong thời khóa biểu.
HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA
PHƯƠNG
(Ban hành theo công văn số 3392/SGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Về
hướng dẫn chuyên môn cấp tiểu học năm học 2022 - 2023)
1. Lồng ghép nội dung giáo dục địa phương đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 3
1.1. Những vấn đề chung
Nội dung giáo dục địa phương gồm những vấn đề cơ bản về văn hóa, lịch sử truyền thống, địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị, xã hội, môi trường, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng văn hóa, kinh tế - xã hội của thành phố ngày càng phát triển; tài liệu giáo dục địa phương của thành phố Hồ Chí Minh chính thức tổ chức dạy học bắt đầu từ lớp 1, 2, 3 trong các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn thành phố.
Nội dung giáo dục địa phương bảo đảm cụ thể hóa được mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo yêu cầu cần đạt, được tích hợp trong hoạt động trải nghiệm và trong dạy học các môn học (Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Toán, Nghệ thuật,...), góp phần giáo dục các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh; bảo đảm thiết thực, phù hợp trình độ của học sinh, làm cơ sở đánh giá kết quả giáo dục học sinh.
Nội dung giáo dục địa phương Lớp 1,2, 3 của Thành phố Hồ Chí Minh được thiết kế theo hướng mở, linh hoạt để có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của các đơn vị khác nhau; phù hợp với khả năng của giáo viên, với các nhóm đối tượng học sinh khác nhau và thực tiễn dạy học ở nhà trường. Giáo viên sử dụng tư liệu chính xác, phù hợp; vận dụng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng tích hợp, phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; giúp học sinh có thêm cơ hội trải nghiệm và có thể vận dụng kiến thức đã học giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong học tập và đời sống, phù hợp với lứa tuổi.
Giáo viên linh hoạt sử dụng nội dung trong tài liệu để lồng ghép và tích hợp với hoạt động trải nghiệm (Sinh hoạt chào cờ, sinh hoạt lớp, các hoạt động giáo dục và ngoại khóa) và các môn học khác; có thể chủ động phân bố nội dung theo các mạch hoạt động của từng chủ đề.
1.2. Khung chương trình giảng dạy nội dung giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2, lớp 3
TT |
CHỦ ĐỀ |
YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
BÀI HỌC |
1 |
Quê hương em tươi đẹp |
- Nhận biết quê hương nơi em sống qua một số hình ảnh, địa danh, thắng cảnh nổi tiếng. - Thể hiện được tình cảm yêu quý, tự hào về quê hương. - Giới thiệu được cho bạn bè và người thân về quê hương. |
Lớp 1: Thành phố Hồ Chí Minh - Quê hương em tươi đẹp + Tìm hiểu tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện. + Khám phá sắc màu quê hương Thành phố Hồ Chí Minh. |
Lớp 2: Thành phố Hồ Chí Minh - những nét đặc trưng + Tìm hiểu một số khu công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh + Khám phá một số trung tâm thương mại và chợ lâu đời ở Thành phố Hồ Chí Minh + Khám phá một số hệ thống giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh |
|||
Lớp 3: Thành phố Hồ Chí Minh - Vùng đất, con người + Khám phá tên gọi, thời gian thành lập và một số địa danh lâu đời của Thành phố Hồ Chí Minh. + Tìm hiểu về vị trí, đặc điểm tự nhiên ở Thành phố Hồ Chí Minh. + Tìm hiểu về đặc điểm dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh. |
|||
2 |
Danh nhân lịch sử, văn hóa |
- Có khái niệm ban đầu về các danh nhân lịch sử, văn hóa. - Tỏ lòng tôn kính, biết ơn các nhân vật. - Giới thiệu thêm một số danh nhân lịch sử, văn hóa tại địa phương. |
Lớp 1: Nguyễn Hữu Cảnh - Người mở cõi đất phương Nam + Hình ảnh nhân vật + Thân thế nhân vật + Đóng góp tiêu biểu + Câu chuyện liên quan đến nhân vật: * Câu chuyện lúc sinh thời (khoảng 0.5-1 trang). * Câu chuyện về chiến công, tài đức (khoảng 0.5-1 trang). + Dấu ấn còn lưu, những việc nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã làm để ghi nhớ công ơn nhân vật. |
Lớp 2: Tả quân Lê Văn Duyệt + Chân dung nhân vật (hình ảnh). + Thân thể nhân vật: Quê quán, thân thế, gia đình. + Đóng góp tiêu biểu. + Câu chuyện về nhân vật. + Dấu ấn còn lưu, tình cảm của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với Tả quân Lê Văn Duyệt. |
|||
Lớp 3: Giáo sư Trần Văn Giàu - Một tài năng, một nhân cách lớn + Quê quán, thân thế + Đóng góp tiêu biểu + Câu chuyện về nhân vật + Công trình/ tác phẩm |
|||
3 |
Nghệ thuật/ làng nghề truyền thống |
- Cung cấp thông tin về các làng nghề/nghệ thuật truyền thống ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Có sự yêu mến đối với các làng nghề/nghệ thuật truyền thống ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề/nghệ thuật truyền thống. |
Lớp 1: Làng hoa Gò vấp + Khám phá làng hoa Gò vấp xưa và nay. + Tìm hiểu công viên làng hoa Gò Vấp. + Các sản phẩm chủ yếu. + Vẻ đẹp của sản phẩm. + Trải nghiệm và yêu mến sản phẩm. |
Lớp 2: Làng nghề làm lồng đèn ở Thành phố Hồ Chí Minh + Giới thiệu làng nghề. + Nguyên liệu làm lồng đèn. + Các sản phẩm chủ yếu: đèn ông sao, đèn cá chép,... + Vẻ đẹp của sản phẩm. + Trải nghiệm và yêu mến sản phẩm. |
|||
Lớp 3: Nghệ thuật sân khấu cải lương + Giới thiệu hình ảnh về nghệ thuật sân khấu cải lương. + Đặc điểm của nghệ thuật sân khấu cải lương. + Sự phát triển của nghệ thuật sân khấu cải lương tại Thành phố Hồ Chí Minh. |
|||
4 |
Đặc sản địa phương |
- Gọi tên, nhận biết được một số đặc sản ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Mô tả được những đặc điểm cơ bản của một số món ăn đặc sản. - Biết giới thiệu với người thân và bạn bè về các món ăn đặc sản ở Thành phố Hồ Chí Minh. |
Lớp 1: Các món ăn quen thuộc ở Thành phố Hồ Chí Minh + Hình ảnh. + Nguyên liệu để chế biến. + Hương vị đặc trưng. + Trải nghiệm và yêu mến. |
Lớp 2: Cơm tấm Sài Gòn + Hình ảnh đặc sản. + Nguyên liệu, cách chế biến. + Đặc trưng hương vị. + Trải nghiệm và yêu quý. |
|||
Lớp 3: Cà phê - Một nét văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh + Một số phong cách hàng quán cà phê ở thành phố Hồ Chí Minh. + Cách chế biến. + Hương vị đặc trưng, giá trị, ý nghĩa... + Trải nghiệm và yêu mến |
|||
5 |
Di tích lịch sử - văn hóa |
- Giúp học sinh có kiến thức sơ lược về các di tích lịch sử văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Biết được các hiện vật được trưng bày trong các di tích lịch sử - văn hóa. - Yêu quý, trân trọng và có ý thức bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa. |
Lớp 1: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh + Tìm hiểu Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. + Khám phá kiến trúc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. + Khám phá hiện vật trong Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. |
Lớp 2: Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi + Đặc điểm về cảnh quan, địa danh. + Hình ảnh, tư liệu,... + Ý nghĩa, giá trị văn hóa, lịch sử... + Trải nghiệm và yêu mến. |
|||
Lớp 3: Dinh Độc Lập + Đặc điểm về cảnh quan, địa danh. + Hình ảnh, tư liệu... + Ý nghĩa, giá trị về văn hóa, lịch sử,... + Trải nghiệm và yêu mến. |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây