30718

Công văn số 339/NHNN-CSTT ngày 07/04/2004 của Ngân hàng Nhà nước về hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động của các ngân hàng thương mại

30718
LawNet .vn

Công văn số 339/NHNN-CSTT ngày 07/04/2004 của Ngân hàng Nhà nước về hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động của các ngân hàng thương mại

Số hiệu: 339/NHNN-CSTT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành: 07/04/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 339/NHNN-CSTT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành: 07/04/2004
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 339/NHNN-CSTT
Về hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động của các ngân hàng thương mại

Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2004

 

Kính trình: Thủ tướng Chính phủ

Theo yêu cầu tại công văn số 826/VPCP-KTTH ngày 24 tháng 2 năm 2004 của Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kính trình Thủ tướng Chính phủ về hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Báo Thanh niên số 40 ngày 9 tháng 2 năm 2004 như sau:

1. Trong những năm qua, hoạt động ngân hàng được đổi mới theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước; các ngân hàng thương mại được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh. Theo đó, cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng được mở rộng, tạo động lực cho phát triển các dịch vụ tín dụng và phi tín dụng đáp ứng nhu cầu của thị trường; các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân có Điều kiện tiếp cận vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng được nhiều hơn.

Trong hoạt động ngân hàng có các hình thức cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh lãi suất (phí), tỷ giá, chất lượng và diện tích của dịch vụ, công nghệ phong cách giao dịch... Qua theo dõi, thanh tra, kiểm tra hoạt động của ngân hàng thương mại cho thấy, sự cạnh trạnh trong hoạt động ngân ngày càng gia tăng, về cơ bản là lành mạnh và đúng pháp luật, phù hợp dần với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và mức độ phát triển của thị trường tài chính nước ta trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, trên thị trường tiền tệ, tín dụng ở thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, nếu không được ngăn chặn, chấn chỉnh sẽ tác động xấu đối với thị trường và kinh doanh của các ngân hàng, biểu hiện là: Một số ngân hàng thương mại làm dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh huy động vốn, cho vay, làm ảnh hưởng đến kế quả tài chính; “nới lỏng” Điều kiện cho vay để thu hút khách hàng, nhất là trong năm 1999 - 2001, nền kinh tế bị giảm phát, cung lớn hơn cầu vốn tín dụng. Nguyên nhân của hiện trượng này là:

- Năng lực quản trị kinh doanh và thẩm định Khoản vay, khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại còn nhiều hạn chế;

- Năng lực tài chính còn yếu, giữa nguồn vốn và sử dụng vốn còn mất cân đối về kỳ hạn, chịu sức ép tăng cường huy động vốn để mở rộng tín dụng góp phần thực hiện Mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức cao (cho vay các dự án lớn của Tổng Công ty 90,91). Do vậy, một số ngân hàng thương mại do năng lực cạnh tranh yếu, phải tăng lãi suất để huy động vốn, kéo theo mặt bằng lãi suất thị trường tăng lên;

- Mức độ phát triển của thị trường tài chính - tiền tệ ở nước ta còn ở mức thấp; cơ chế, chính sách đối với hoạt động ngân hàng còn những vấn đề bất cập; ngân hàng thương mại Nhà nước có những lợi thế về cạnh tranh được tạo bởi cơ chế so với các tổ chức tín dụng khác;

- Vai trò của Hiệp hội Ngân hàng trong việc tạo nên sự gắn kết kinh doanh để có mức giá chung (lãi suất, mức phí), nâng cao chất lượng dịch vụ của hội viên còn hạn chế.

2. Để chấn chỉnh các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh nói trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã và đang thực hiện các biện pháp:

- Trình Quốc hội, Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thông lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm tạo sân chơi và sự cạnh tranh lành mạnh, bình đứng giữa các ngân hàng thương mại;

- Ban hành Chỉ thị số 13/2000/NHNN14 ngày 19 tháng 12 năm 2000 về việc tăng cường chất lượng và an toàn tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và trong đó quy định: Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp, như khuyến mại bất hợp pháp, thông tin sai sự thật dưới mọi hình thức gây tổn hại lợi ích đối tổ chức tín dụng và khách hàng, thực hiện hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường tiền tệ, vàng, ngoại tệ và các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác; lãi suất cho vay và huy động của từng ngân hàng thương mại phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước được và tương ứng với mặt bằng chung; hoàn thiện quy định cho vay, công khai thủ tục, Điều kiện vay vốn; chấp hành nghiêm túc quy định về cho vay của pháp luật...;

- Đẩy nhanh việc cơ cấu lại các ngân hàng thương mại theo chủ trưởng của Chính phủ để nâng cao năng lực tài chính, quản trị kinh doanh;

- Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước để phát hiện, cảnh báo, chấn chỉnh và xử phạt hành chính nghiêm minh các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh;

- Tăng cường năng lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước để cung cấp thông tin về tín dụng, tài chính của doanh nghiệp cho các ngân hàng thương mại khi xem xét, cho vay nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro;

- Yêu cầu các ngân hàng thương mại rà soát, bổ sung cơ chế nghiệp vụ cho vay theo hướng chặt chẽ, an toàn, đề cao chất lượng tín dụng; đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ để khắc phục kịp thời các sai phạm và xử lý rủi ro;

- Phát huy vai trò của Hiệp hội Ngân hàng trong việc góp phần chống các hiện cạnh tranh không lành mạnh.

3. Về một số vấn đề cụ thể Bài báo nêu:

- Vấn đề cạnh tranh thị phần hoạt động của các ngân hàng thương mại: Theo cơ chế hiện hành, các ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần đều được kinh doanh đa năng, không bị giới hạn địa bàn đô thị hay nông thôn. Hiện tượng cạnh tranh để mở rộng thị phần là Điều bình thường, tránh được tình trạng “một mình một chợ”, phân tán rủi ro, các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ tiện ích của dịch vụ ngân hàng với mức lãi suất, phí hợp lý. Thực tế hiện nay, các ngân hàng thương mại chưa phủ kín địa bàn kinh doanh ở đô thị, chưa vươn tới nhiều vùng ở nông thôn; việc các ngân hàng thương mại đan xen địa bàn kinh doanh ở nông thôn và đô thị là Điều cần được khuyến khích.

- Tình trạng “rình rập” nhau trong hoạt động kinh doanh ngân hàng: Đây là cách nói thẳng thắn của đại diện Ngân hàng Thương mại xuất nhập khẩu Việt Nam, phản ánh mức độ cạnh tranh trên thị trường tiền tệ, tín dụng hiện nay. Thực tế mức độ phát triển thị trường tiền tệ ở nước ta còn ở mức hạn chế, có sự chênh lệch khá lớn giữa dô thị và nông thôn. ở địa bàn đô thị, mức độ cạnh tranh mạnh mẽ hơn nhất là huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, cho nên cá ngân hàng thương mại thường phải xem xét cách làm của các ngân hàng khác để đưa ra sản phẩm có tính cạnh tranh. Tuy nhiên, Điều cần ngăn chặn là sự cạnh tranh không lành mạnh như trình bày trên đây.

- Vấn đề nới lỏng Điều kiện để giành khách hàng vay vốn: Hiện tượng này là có thực, nhưng với Điều kiện thị trường hiện nay, cung - cầu vốn ở mức cân bằng, các ngân hàng thương mại quan tâm nâng cao chất lượng tín dụng, cho nên hiện tượng này ít xảy ra hơn so với thời gian trước đây. Ngân hàng Nhà nước thường xuyên theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời những hiện tượng này.

- Vấn đề cạnh tranh lãi suất và tỉ giá: Diễn biến thị trường và qua theo dõi cho thấy, các ngân hàng thương mại khi ấn định lãi suất, tỷ giá dựa trên cơ sở quy định của Ngân hàng Nhà nước, cung - cầu vốn, ngoại tệ trên thị trường và đảm bảo lợi ích kinh doanh. Tuy nhiên, có thời Điểm lãi suất huy động vốn quá cao so với lạm phát, người gửi tiền có lợi, trong khi ngân hàng thương mại và người vay vốn chịu rủi ro, chi phí vay vốn tăng; Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời phát hiện vf có biện pháp xử lý.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Trần Minh Tuấn

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác