118703

Công văn 339/BNN-TCLN xử lý việc nuôi gấu nhốt lấy mật tại Quảng Ninh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

118703
LawNet .vn

Công văn 339/BNN-TCLN xử lý việc nuôi gấu nhốt lấy mật tại Quảng Ninh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 339/BNN-TCLN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Hứa Đức Nhị
Ngày ban hành: 10/02/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 339/BNN-TCLN
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Hứa Đức Nhị
Ngày ban hành: 10/02/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 339/BNN-TCLN
V/v: xử lý việc nuôi gấu nhốt lấy mật tại Quảng Ninh

Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2011

 

Kính gửi: Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được văn bản số 1168/UBKHCNMT12 ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường của Quốc hội về việc xử lý việc nuôi gấu nhốt lấy mật tại Quảng Ninh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo như sau:

Năm 2005, trước tình trạng nuôi nhốt gấu trái phép tăng nhanh trên diện rộng trong phạm vi toàn quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức tổng kiểm tra, lập hồ sơ quản lý, gắn chíp điện tử gấu nuôi trong cả nước. Kết quả kiểm kê tại thời điểm Quý I/2006, cả nước có 4.349 cá thể gấu được nuôi tại các trang trại, hộ gia đình. Để tiếp tục quản lý chặt chẽ số gấu đã nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi. Cùng với các biện pháp quản lý tích cực, công tác quản lý gấu nuôi được kiểm soát ngày càng chặt chẽ hơn, các hành vi săn bắt, mua bán gấu trái phép từ tự nhiên đã cơ bản được ngăn chặn, đến cuối năm 2009, tổng số gấu nuôi trên toàn quốc còn 3.567 cá thể; ước tính đến cuối năm 2010 giảm xuống còn khoảng dưới 3000 cá thể (số liệu chính xác đang được kiểm kê).

Mặc dù vậy, tình trạng nuôi gấu với chuồng trại không đảm bảo các điều kiện về an toàn và vệ sinh môi trường, trích hút mật gấu và buôn bán trái phép các sản phẩm, dẫn xuất từ gấu, di chuyển gấu nuôi đến các địa điểm du lịch vẫn xảy ra lén lút ở một số địa phương, đặc biệt là khu vực Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Riêng ở Thành phố Hạ Long hiện có 317 cá thể gấu nuôi, tập trung tại 5 trại lớn với 297 cá thể.

Để chấn chỉnh tình hình phức tạp phát sinh trong quản lý gấu nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn, kiên quyết xử lý hành vi vi phạm; không để việc nuôi và trích hút mật gấu ảnh hưởng tới môi trường văn hóa ở khu du lịch và hình ảnh của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo tồn thiên nhiên.

Ngày 02/10/2009, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức kiểm tra Trại gấu Việt Thái, xã Đại Yên, Thành phố Hạ Long đã phát hiện và bắt quả tang trại này đang tổ chức hút mật gấu bán cho du khách người Hàn Quốc; ngày 29/9/2010 Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã Quyết định phạt 50 triệu đồng và tịch thu 01 cá thể gấu để chuyển giao cho trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Tháng 9/2010, Cục Kiểm lâm đã phối hợp với Cục Cảnh sát Môi trường (Bộ Công an), chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan tỉnh Quảng Ninh kiểm tra các trại gấu nuôi trên địa bàn tỉnh, kết quả đã thu 05 cá thể gấu giao cho Trung tâm cứu hộ gấu, Vườn Quốc gia Tam Đảo để quản lý, nuôi dưỡng và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành của pháp luật.

Nhìn chung, tình hình quản lý và bảo vệ gấu của Việt Nam có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, được Ban thư ký CITES quốc tế và nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao, đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn quần thể gấu hoang dã trong nước và khu vực. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy hình ảnh đăng tải trên mạng youtube.com và đĩa hình về trích, hút mật gấu ở Quảng Ninh là những hình ảnh được quay trước đây.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan Trung ương và UBND tỉnh Quảng Ninh theo dõi, chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý gấu nuôi nhốt, đặc biệt với những chủ nuôi gấu, các công ty du lịch lữ hành, trong việc du khách nước ngoài mua, bán các sản phẩm từ gấu là vi phạm pháp luật Việt Nam và Công ước CITES; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các chủ nuôi nhốt gấu, kiên quyết xử lý những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý gấu nuôi nhốt.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- UBND tỉnh Quảng Ninh;
- Tổng cục Lâm nghiệp;
- Lưu: VT, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hứa Đức Nhị

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác