Công văn số 3238/LĐTBXH-BHLĐ ngày 26/09/2002 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về chế độ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm
Công văn số 3238/LĐTBXH-BHLĐ ngày 26/09/2002 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về chế độ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm
Số hiệu: | 3238/LĐTBXH-BHLĐ | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội | Người ký: | Vũ Như Văn |
Ngày ban hành: | 26/09/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3238/LĐTBXH-BHLĐ |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký: | Vũ Như Văn |
Ngày ban hành: | 26/09/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3238/LĐTBXH-BHLĐ
|
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2002 |
Kính gửi: Báo Lao động - Xã hội
Phúc đáp phiếu chuyển số 61/LĐXH ngày 30 tháng 8 năm 2002 của Quý cơ quan về việc ghi ở trích yếu, Vụ Bảo hộ lao động có ý kiến như sau:
Công việc “Đại vật lý” của cán bộ, công nhân viên xí nghiệp Địa chất - Trắc địa thuộc công ty Địa chất và khai thác khoáng sản đã được xếp loại chức danh nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm). Theo quy định pháp luật hiện hành, cán bộ, công nhân viên làm công việc “Địa vật lý” được hưởng các chế độ sau:
1- Được xem xét để hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Bộ Y tế;
2- Được xem xét dể hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo quy định tại Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 7 tháng 7 năm 1993 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội;
3- Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn 02 (hai) giờ trong ngày làm việc;
4- Mức nghỉ hàng năm: 16 ngày (là ngày làm việc người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương);
5- Được trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy cách và chất lượng theo tiêu chuẩn.
6- Được định kỳ khám sức khoẻ ít nhất 6 tháng 1 lần. Nếu bị mắt bệnh nghề nghiệp được điều trị theo chuyên khoa, ít nhất được khám sức khoẻ 6 tháng 1 lần và được lập hồ sơ sức khoẻ riêng biệt.
7- Được hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
* Trợ cấp ốm đau:
· 40 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
· 50 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 30 năm;
· 60 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên.
* Chị em được nghỉ việc 6 tháng trước và sau khi sinh con.
* Được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi nghỉ việc khi:
Nam đủ 55 tuổi, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm.
Có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời).
Đề nghị Báo Lao động - Xã hội quan tâm trả lời bạn đọc./.
|
T.L
BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây