Công văn 3207/SNN-TTBVTV năm 2021 về tập trung tiêu úng, tăng cường chăm sóc cây rau, màu đã trồng và tiếp tục gieo trồng mở rộng diện tích cây vụ Đông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 3207/SNN-TTBVTV năm 2021 về tập trung tiêu úng, tăng cường chăm sóc cây rau, màu đã trồng và tiếp tục gieo trồng mở rộng diện tích cây vụ Đông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: | 3207/SNN-TTBVTV | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Chu Phú Mỹ |
Ngày ban hành: | 12/10/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3207/SNN-TTBVTV |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Chu Phú Mỹ |
Ngày ban hành: | 12/10/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 3207/SNN-TTBVTV |
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2021 |
Kính gửi: |
- UBND các huyện, quận và thị xã Sơn Tây; |
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 7, từ ngày 09/10/2021 đến nay trên địa bàn thành phố xảy ra mưa trên diện rộng, kéo dài, nhiều khu vực có lượng mưa từ 80-100mm khiến một số diện tích lúa Mùa chưa thu hoạch bị đổ ngã (Hoài Đức 1,5 ha; Gia Lâm: 18 ha), một số diện tích cây rau màu vụ Đông mới trồng bị ngập sâu (Phú Xuyên 84,6 ha; Thường Tín: 1,2ha; Gia lâm: 2,53ha...). Hiện các diện tích lúa ngã đổ đã được người dân nông dân khẩn trương dựng, cột thành từng bó để giảm thiệt hại; diện tích ngập đang được khơi thông dòng chảy, tiêu úng nhanh chóng để tránh ảnh hưởng đến cây trồng.
Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, giảm thiểu tối đa các thiệt hại cho sản xuất trồng trọt vụ Đông, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị:
1. Đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã chỉ đạo:
1.1. Tiếp tục theo dõi diễn biến mưa bão, dông lốc và tình hình ngập úng để có biện pháp chống úng kịp thời đảm bảo không để các diện tích rau màu bị ngập gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
1.2. Kiểm tra đồng ruộng, kịp thời thông báo, hướng dẫn người dân khẩn trương dựng lúa, cột thành từng bó để tránh bị đổ, ngã do mưa, dông lốc. Nhanh chóng khơi thông dòng chảy, thoát nước cho diện tích rau, màu bị ngập; Sử dụng vật liệu nhẹ (nilon, màng phủ...) che chắn cho rau, tránh dập nát. Chú ý tiêu úng khẩn trương cho các vườn cây ăn quả, nhất là các vườn bưởi, ổi, đu đủ... đang nuôi quả.
1.3. Các trận mưa lớn làm cho nước trên ruộng nhiều vì vậy ngay sau khi tạnh mưa, kịp thời cày tạo rãnh thoát nước (rãnh rộng 20-30cm, các rãnh cách nhau 1,5 m) để rút nước nhanh trên mặt ruộng, tiến hành làm đất tiếp tục gieo trồng các cây vụ Đông còn thời vụ như rau, khoai tây, ngô nếp, ngô sinh khối...
1.4. Sau mưa bão, tiến hành vệ sinh đồng ruộng và vườn cây ăn quả; Tăng cường chăm sóc, bón bổ sung phân bón NPK tổng hợp cho rau, màu để cây phục hồi, tăng trưởng tốt.
2. Giao các đơn vị trực thuộc Sở căn cứ chức năng nhiệm vụ chủ động phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện tốt công tác phòng chống thiệt hại do mưa bão và hướng dẫn người dân chăm sóc, bảo vệ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Giao Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chỉ đạo các Trạm Trồng trọt và BVTV cấp huyện; cán bộ kỹ thuật phối hợp chặt chẽ với địa phương bám sát đồng ruộng, hướng dẫn người dân các biện pháp kỹ thuật ứng phó với mưa bão, tăng cường chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và tiếp tục mở rộng gieo trồng cây vụ Đông; Nắm vững tiến độ và thường xuyên báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đề nghị các địa phương quan tâm tổ chức thực hiện./.
|
GIÁM ĐỐC |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây