405423

Công văn 314/BNV-CCHC năm 2019 hướng dẫn tự đánh giá, chấm điểm để xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh do Bộ Nội vụ ban hành

405423
LawNet .vn

Công văn 314/BNV-CCHC năm 2019 hướng dẫn tự đánh giá, chấm điểm để xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu: 314/BNV-CCHC Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Nguyễn Trọng Thừa
Ngày ban hành: 21/01/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 314/BNV-CCHC
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
Người ký: Nguyễn Trọng Thừa
Ngày ban hành: 21/01/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 314/BNV-CCHC
V/v hướng dẫn tự đánh giá, chấm điểm để xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2019

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Quyết định số 2636/QĐ-BNV ngày 10/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” (gọi tắt là Quyết định số 2636/QĐ-BNV), Bộ Nội vụ hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh) về việc tự đánh giá, chấm điểm để xác định Chỉ số cải cách hành chính (gọi tắt là Chỉ số CCHC) cấp tỉnh hàng năm như sau:

1. Về tự đánh giá, chấm điểm các tiêu chí (TC), tiêu chí thành phần (TCTP)

- Căn cứ vào kết quả cải cách hành chính thực tế đạt được, các tỉnh tiến hành tự đánh giá, chấm điểm cho từng TC, TCTP trên cơ sở xem xét, đối chiếu với các tiêu chuẩn hoặc yêu cầu và cách chấm điểm tương ứng với từng TC, TCTP nêu tại Phụ lục 1 (gửi kèm theo).

- Khi các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nêu tại Phụ lục 1 được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng một văn bản khác thì được áp dụng theo quy định tại các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

- Báo cáo tự đánh giá, chấm điểm TC, TCTP Chỉ số CCHC của tỉnh phải do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, gồm các nội dung sau:

+ Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá, chấm điểm TC, TCTP Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh theo mẫu tại Phụ lục 2;

+ Giải trình các nội dung tự đánh giá, chấm điểm đối với các TC, TCTP không có tài liệu kiểm chứng hoặc tài liệu kiểm chứng không có đầy đủ thông tin kiểm chứng theo yêu cầu;

+ Những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị (nếu có).

2. Về nhập dữ liệu kết quả tự đánh giá, chấm điểm vào phần mềm

Trên cơ sở báo cáo đã phê duyệt, các tỉnh tiến hành nhập dữ liệu kết quả tự đánh giá, chấm điểm và các tài liệu kiểm chứng, nội dung giải trình vào phần mềm quản lý chấm điểm Chỉ số CCHC (gọi tắt là phần mềm) theo các bước sau:

- Bước 1: Đăng nhập phần mềm

Các tỉnh đăng nhập vào phần mềm quản lý chấm điểm Chỉ số CCHC tại địa chỉ www.parindex.caicachhanhchinh.gov.vn theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

- Bước 2: Nhập dữ liệu kết quả

Các tỉnh tiến hành nhập dữ liệu kết quả tự đánh giá, chấm điểm và đính kèm file tài liệu kiểm chứng hoặc giải trình kết quả tự đánh giá, chấm điểm tương ứng với từng TC, TCTP.

- Bước 3: Rà soát kết quả

Sau khi hoàn tất việc nhập kết quả tự đánh giá, chấm điểm, các tỉnh rà soát lại, bảo đảm tài liệu kiểm chứng và thông tin giải trình đối với từng TC, TCTP phải trùng khớp với nội dung tại báo cáo đã phê duyệt.

- Bước 4: Gửi kết quả

Sau khi hoàn tất các bước trên, các tỉnh gửi kết quả tự đánh giá, chấm điểm tới Bộ Nội vụ qua phần mềm bằng việc nhấp chuột vào mục “gửi đi” được hiển thị trên phần mềm.

3. Về tài liệu kiểm chứng

- Việc tự đánh giá, chấm điểm của tỉnh phải kèm theo các tài liệu kiểm chứng (như: báo cáo, kế hoạch, thông báo, quyết định...) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để xác định mức độ tin cậy của việc tự đánh giá, chấm điểm cho từng TC, TCTP.

- Ngoài việc cung cấp các tài liệu kiểm chứng được liệt kê tại Phụ lục 1, các tỉnh có thể bổ sung các tài liệu kiểm chứng khác (nếu có) đủ độ tin cậy để chứng minh kết quả tự đánh giá, chấm điểm các TC, TCTP.

- Đối với các TC, TCTP không có tài liệu kiểm chứng hoặc tài liệu kiểm chứng không có đầy đủ thông tin kiểm chứng theo yêu cầu, các tỉnh giải trình rõ về cách đánh giá, tính điểm tại Báo cáo tự đánh giá, chấm điểm xác định Chỉ số CCHC của tỉnh và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin giải trình.

- Các file điện tử của tài liệu kiểm chứng đính kèm trên phần mềm phải là bản chụp của văn bản giấy dưới dạng ảnh (định dạng pdf) hoặc văn bản điện tử có chữ ký số theo quy định.

4. Thời gian thực hiện đánh giá

Thời gian để các tỉnh tiến hành tự đánh giá, chấm điểm; phê duyệt báo cáo; nhập dữ liệu kết quả vào phần mềm được thực hiện theo tiến độ đề ra tại Kế hoạch xác định Chỉ số CCHC hàng năm do Bộ Nội vụ ban hành. Sau thời hạn quy định, phần mềm sẽ tự động khóa.

Trên đây là hướng dẫn của Bộ Nội vụ về công tác tự đánh giá, chấm điểm để xác định Chỉ số CCHC hàng năm của các tỉnh. Đề nghị các tỉnh quan tâm bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ xác định Chỉ số CCHC thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tỉnh phản ánh về Bộ Nội vụ để kịp thời giải quyết. Địa chỉ liên hệ: Ông Phùng Doãn Hưng, Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ; điện thoại: 098.26.27.828; email: phungdoanhung@moha.gov.vn./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa;
- Các bộ, cơ quan: Tư pháp, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
- Các Vụ: Công chức, viên chức, Tổ chức - Biên chế, Chính quyền địa phương, Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (để thực hiện);
- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, CCHC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trọng Thừa

 


PHỤ LỤC 1

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ, TIÊU CHÍ THÀNH PHẦN CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
(Kèm theo Công văn số 314/BNV-CCHC ngày 21/01/2019 của Bộ Nội vụ)

STT

Tên TC/TCTP

Cách chấm điểm

Tài liệu kiểm chứng

1.

TCTP 1.1.1 - Ban hành kế hoạch CCHC

- Yêu cầu:

+ Nội dung kế hoạch: Phải xác định đầy đủ 6 nội dung CCHC theo quy định của Chính phủ; kết quả đầu ra của từng nhiệm vụ trong Kế hoạch phải cụ thể, rõ trách nhiệm triển khai, chi tiết mốc thời gian hoàn thành trong năm;

+ Thời gian ban hành: Trong Quý IV của năm trước liền kề năm kế hoạch.

- Nếu kế hoạch CCHC đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung và thời gian ban hành nêu trên thì điểm đánh giá là 0.25; không đáp ứng một trong các yêu cầu trên thì điểm đánh giá là 0.

Kế hoạch CCHC năm

2.

TCTP 1.1.2 - Mức độ hoàn thành kế hoạch CCHC

Tính tỷ lệ % số nhiệm vụ hoặc sản phẩm đã hoàn thành so với tổng số nhiệm vụ hoặc sản phẩm trong kế hoạch. Nếu tỷ lệ này đạt:

- Từ 80% - 100% thì điểm đánh giá được tính theo công thức . Ví dụ: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 85% thì điểm đánh giá là [85%*1.00]/100% = 0.85 điểm.

- Dưới 80% thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo CCHC năm;

- Tài liệu kiểm chứng khác (nếu có).

3.

TC 1.2 - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ

- Yêu cầu: Các báo cáo phải đáp ứng đầy đủ số lượng, nội dung và gửi đúng thời gian theo quy định của Chính phủ, văn bản hướng dẫn của từng bộ phụ trách lĩnh vực báo cáo.

Thời gian gửi báo cáo theo quy định:

+ Báo cáo định kỳ về CCHC, gửi đến Bộ Nội vụ (báo cáo quý I, trước ngày 15/3; 6 tháng đầu năm, trước ngày 15/6; quý III, trước ngày 15/9; năm, trước ngày 10/12)

+ Báo cáo năm về kiểm tra, rà soát VBQPPL, gửi đến Bộ Tư pháp trước ngày 28/02 của năm sau liền kề năm đánh giá.

+ Báo cáo năm về tình hình theo dõi thi hành pháp luật, gửi đến Bộ Tư pháp trước ngày 15/10.

+ Báo cáo năm về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, gửi đến Bộ Nội vụ trước ngày 31/01.

+ Báo cáo định kỳ về kết quả ứng dụng CNTT, gửi đến Bộ Thông tin và Truyền thông (báo cáo quý I, trước ngày 10/3; quý II, trước ngày 05/6; quý III, trước ngày 05/9; năm, trước ngày 05/12).

- Nếu tất cả các loại báo cáo thực hiện đúng quy định về số lượng, nội dung và thời gian gửi như quy định thì điểm đánh giá là 1.75 điểm, cụ thể như sau:

+ Báo cáo CCHC định kỳ đạt 0.5 điểm;

+ Báo cáo năm về kiểm tra, rà soát VBQPPL đạt 0.25 điểm;

+ Báo cáo năm về theo dõi thi hành pháp luật đạt 0.25;

+ Báo cáo năm về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đạt 0.25;

+ Báo cáo kết quả ứng dụng CNTT định kỳ đạt 0.5 điểm.

- Nếu loại báo cáo nào không đáp ứng đủ một trong các yêu cầu về số lượng, nội dung, thời gian thì điểm đánh giá là 0 điểm tương ứng với thang điểm của loại báo cáo đó.

Các báo cáo định kỳ theo từng lĩnh vực CCHC được các bộ, cơ quan quy định

4.

TCTP 1.3.1 - Tỷ lệ cơ quan chuyên môn (CQCM) cấp tỉnh và đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện được kiểm tra trong năm

Tính tỷ lệ % giữa số CQCM cấp tỉnh và ĐVHC cấp huyện được kiểm tra trong năm so với tổng số CQCM cấp tỉnh và ĐVHC cấp huyện. Nếu tỷ lệ này đạt:

- Từ 30% trở lên thì điểm đánh giá là 1;

- Từ 20% - dưới 30% thì điểm đánh giá là 0.5;

- Dưới 20% thì điểm đánh giá là 0.

Các thông báo kết luận kiểm tra hoặc báo cáo kết quả kiểm tra

5.

TCTP 1.3.2 - Xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra

Tính tỷ lệ % giữa số vấn đề phát hiện qua kiểm tra đã được xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý so với tổng số vấn đề phát hiện qua kiểm tra (bất cập, vướng mắc, vi phạm...). Nếu tỷ lệ này đạt:

- Từ 70% - 100% thì điểm đánh giá được tính theo công thức

Ví dụ: Tỷ lệ % số vấn đề đã được xử lý hoặc kiến nghị xử lý đạt 75% thì điểm đánh giá là: [75%*1.00]/100% = 0.75 điểm.

- Dưới 70% thì điểm đánh giá là 0.

- Các thông báo kết luận kiểm tra;

- Các văn bản thể hiện nội dung đã được xử lý hoặc kiến nghị xử lý đối với từng vấn đề phát hiện qua kiểm tra.

6.

TCTP 1.4.1 - Mức độ hoàn thành kế hoạch tuyên truyền CCHC

- Yêu cầu:

+ Kế hoạch tuyên truyền CCHC có thể được ban hành riêng hoặc lồng ghép với kế hoạch CCHC năm.

+ Từng nhiệm vụ trong kế hoạch phải cụ thể, xác định rõ kết quả/sản phẩm đầu ra, rõ trách nhiệm triển khai, chi tiết mốc thời gian hoàn thành trong năm.

- Tính tỷ lệ % số nhiệm vụ hoặc sản phẩm đã hoàn thành so với tổng số nhiệm vụ hoặc sản phẩm trong kế hoạch. Nếu tỷ lệ này đạt:

+ 100% thì điểm đánh giá là 0.5;

+ Dưới 100% thì điểm đánh giá là 0.

- Kế hoạch tuyên truyền CCHC;

- Các báo cáo CCHC định kỳ;

- Tài liệu kiểm chứng khác (nếu có).

7.

TCTP 1.4.2 - Thực hiện các hình thức tuyên truyền CCHC

- Nếu tuyên truyền CCHC cả ba hình thức sau: (1) Tổ chức các hội nghị, tập huấn chuyên đề CCHC; (2) Đăng tải thông tin CCHC trên website của tỉnh; (3) Tuyên truyền CCHC trên Đài PT-TH của tỉnh, thì điểm đánh giá là 0.25;

- Ngoài các hình thức trên, nếu tuyên truyền CCHC bằng ít nhất một trong số các hình thức khác, như: Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về CCHC; tọa đàm về CCHC; sân khấu hóa hoặc các hình thức tuyên truyền mới, sáng tạo khác, thì điểm đánh giá được CỘNG THÊM 0.25 điểm;

- Nếu không thực hiện tuyên truyền về CCHC thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo CCHC năm;

- Cung cấp các đường link tới tin, bài, hình ảnh đã tuyên truyền về CCHC trên website;

- Tài liệu kiểm chứng khác (nếu có).

8.

TC 1.5 - Sáng kiến hoặc giải pháp mới trong cải cách hành chính

- Các sáng kiến hoặc giải pháp, cách làm mới trong CCHC phải đáp ứng yêu cầu sau:

+ Được UBND tỉnh phê duyệt hoặc được Trung ương cho phép thí điểm;

+ Lần đầu tiên được áp dụng hoặc áp dụng thử để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trong phạm vi cấp tỉnh;

+ Đã hoặc có khả năng mang lại lợi ích thiết thực, nâng cao hiệu quả triển khai nhiệm vụ CCHC của tỉnh.

- Nếu từ 03 sáng kiến hoặc giải pháp mới trở lên thì điểm đánh giá là 2; có 02 sáng kiến hoặc giải pháp mới thì điểm đánh giá là 1.5; có 01 sáng kiến hoặc giải pháp mới thì điểm đánh giá là 1; không có sáng kiến hoặc giải pháp mới thì điểm đánh giá là 0.

- Các văn bản phê duyệt triển khai các giải pháp mới trong thực hiện các nội dung CCHC;

- Các văn bản công nhận sáng kiến của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

9.

TCTP 2.1.1 - Thực hiện các hoạt động về theo dõi thi hành pháp luật (TDTHPL)

- Nếu thực hiện đầy đủ 03 hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đúng quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành thì điểm đánh giá là 1, cụ thể như sau:

+ Có thực hiện thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật thì được 0.25 điểm;

+ Có thực hiện công tác kiểm tra tình hình thi hành pháp luật thì được CỘNG THEM 0.25 điểm;

+ Có thực hiện hoạt động điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật thì được CỘNG THÊM 0.50 điểm.

- Nếu hoạt động nào trong 03 hoạt động nêu trên không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định thì điểm đánh giá là 0 điểm tương ứng với hoạt động đó.

- Báo cáo kết quả theo dõi thi hành pháp luật của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Tư pháp (do Bộ Tư pháp cung cấp).

10.

TCTP 2.1.2 - Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật

- Yêu cầu: Căn cứ kết quả thu thập thông tin, kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật, các tỉnh xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.

- Nếu ban hành đầy đủ văn bản xử lý hoặc kiến nghị xử lý kết quả TDTHPL theo thẩm quyền thì điểm đánh giá là 1; không ban hành đầy đủ văn bản xử lý hoặc kiến nghị xử lý kết quả TDTHPL theo thẩm quyền thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả theo dõi thi hành pháp luật của tỉnh;

- Các văn bản xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Tư pháp.

11.

TC 2.2 - Xử lý VBQPPL sau rà soát

Tính tỷ lệ % giữa số VBQPPL đã được xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý so với tổng số VBQPPL phải được xử lý hoặc kiến nghị xử lý sau khi rà soát. Nếu tỷ lệ này đạt:

- Từ 70% - 100% thì điểm đánh giá được tính theo công thức

- Dưới 70% thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát VBQPPL của tỉnh hoặc các văn bản xử lý VBQPPL sau rà soát;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Tư pháp.

- Các tài liệu kiểm chứng khác (nếu có)

12.

TC 2.3 - Xử lý văn bản phát hiện sai phạm qua kiểm tra

Tính tỷ lệ % giữa số văn bản phát hiện sai phạm qua kiểm tra đã được xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý so với tổng số văn bản phát hiện sai phạm qua kiểm tra theo thẩm quyền (không tính tự kiểm tra). Nếu tỷ lệ này đạt:

- Từ 70% - 100% thì điểm đánh giá được tính theo công thức

- Dưới 70% thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát VBQPPL của tỉnh;

- Danh mục các văn bản phát hiện sai phạm qua kiểm tra; kèm theo số, ký hiệu của văn bản xử lý những sai phạm tương ứng với từng trường hợp (chỉ cần lập file word và cập nhật lên phần mềm chấm điểm).

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Tư pháp (do Bộ Tư pháp cung cấp).

13.

TCTP 3.1.1 - Thực hiện quy định về ban hành TTHC theo thẩm quyền

Nếu trong năm tỉnh không ban hành các quy định TTHC (nội dung TTHC, thành phần hồ sơ, mẫu đơn, mẫu tờ khai, điều kiện thực hiện TTHC...) trái với thẩm quyền được giao thì điểm đánh giá là 0.5; nếu có ban hành các quy định TTHC trái thẩm quyền được giao thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo công tác kiểm soát TTHC của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Văn phòng Chính phủ (do Văn phòng Chính phủ cung cấp).

14.

TCTP 3.1.2 - Xử lý các vấn đề phát hiện qua rà soát TTHC

Tính tỷ lệ % giữa số vấn đề đã được xử lý hoặc kiến nghị xử lý so với tổng số vấn đề phát hiện qua rà soát. Nếu tỷ lệ này đạt:

- Từ 100% thì điểm đánh giá là 0.5;

- Dưới 100% thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo công tác kiểm soát TTHC của tỉnh;

- Các văn bản xử lý các vấn đề phát hiện qua rà soát;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Văn phòng Chính phủ.

15.

TCTP 3.2.1 - Công bố TTHC và danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh

- Yêu cầu:

+ Các quyết định công bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh phải được ban hành chậm nhất trước 05 ngày làm việc tính đến ngày VBQPPL có quy định về TTHC có hiệu lực thi hành.

Trường hợp VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành thì quyết định công bố TTHC phải được ban hành chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành VBQPPL có quy định về TTHC.

+ Công bố TTHC hoặc nhóm TTHC liên thông theo thẩm quyền quy định tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP và Điều 4, Thông tư 01/2018/TT-VPCP.

- Nếu 100% số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc mới ban hành trong năm được công bố kịp thời đã công bố TTHC hoặc nhóm TTHC liên thông theo quy định của bộ, ngành Trung ương thì điểm đánh giá là 0.25;

- Nếu dưới 100% số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc mới ban hành trong năm được công bố kịp thời HOẶC chưa công bố TTHC hoặc nhóm TTHC liên thông theo quy định của bộ, ngành Trung ương thì điểm đánh giá là 0.

- Trường hợp công bố chưa đạt 100% số TTHC theo quy định nhưng trong đó có TTHC do bộ, ngành Trung ương công bố chậm, đề nghị có giải trình cụ thể.

- Báo cáo công tác kiểm soát TTHC của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Văn phòng Chính phủ (do Văn phòng Chính phủ cung cấp).

16.

TCTP 3.2.2 - Nhập, đăng tải công khai TTHC vào Cơ sở dữ liệu quốc gia sau khi công bố

- Yêu cầu: TTHC phải được nhập, đăng tải công khai vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định công bố hoặc chậm nhất là 02 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định công bố đối với các TTHC quy định trong VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.

- Nếu 100% TTHC được nhập, đăng tải công khai kịp thời vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC thì điểm đánh giá là 0.25; nếu dưới 100% TTHC được nhập, đăng tải công khai kịp thời thì điểm đánh giá là 0.

- Trường hợp chưa nhập, đăng tải kịp thời 100% số TTHC sau khi công bố nhưng trong đó có TTHC do bộ, ngành Trung ương nhập, đăng tải chậm so với quy định, đề nghị có giải trình cụ thể.

- Báo cáo công tác kiểm soát TTHC của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Văn phòng Chính phủ (do Văn phòng Chính phủ cung cấp).

17.

TCTP 3.2.3 - Tỷ lệ CQCM cấp tỉnh và ĐVHC cấp huyện, cấp xã công khai TTHC đầy đủ, đúng quy định tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC

Tính tỷ lệ % giữa số CQCM cấp tỉnh và ĐVHC cấp huyện, cấp xã công khai TTHC đầy đủ, đúng quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc tại Trung tâm hành chính công các cấp so với tổng số CQCM cấp tỉnh, ĐVHC cấp huyện, cấp xã. Nếu tỷ lệ này đạt:

- 100% thì điểm đánh giá là 1;

- Từ 85% - dưới 100% thì điểm đánh giá là 0.5;

- Từ 70% - dưới 85% thì điểm đánh giá là 0.25;

- Dưới 70% thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo công tác kiểm soát TTHC của tỉnh hoặc Báo cáo CCHC năm của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Văn phòng Chính phủ (do Văn phòng Chính phủ cung cấp).

18.

TCTP 3.2.4 - Công khai TTHC trên Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của tỉnh và Trang TTĐT của các cơ quan, đơn vị

- Yêu cầu:

+ Cổng TTĐT của tỉnh phải công khai đầy đủ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của 3 cấp chính quyền tại địa phương.

+ Các CQCM cấp tỉnh phải công khai đầy đủ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết trên Trang TTĐT của đơn vị mình.

+ Các ĐVHC cấp huyện phải công khai đầy đủ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết trên Trang TTĐT của đơn vị mình.

- Nếu 100% TTHC được

100% số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại 3 cấp chính quyền của tỉnh được công khai trên Cổng TTĐT của tỉnh thì được 0.25 điểm; 100% số CQCM cấp tỉnh công khai đầy đủ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết trên Trang TTĐT của đơn vị mình thì được CỘNG THÊM 0.25 điểm; 100% số ĐVHC cấp huyện công khai đầy đủ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết trên Trang TTĐT của đơn vị mình thì được CỘNG THÊM 0.25 điểm;

- Nếu tỉnh nào không đạt một trong các yêu cầu nêu trên thì đạt 0 điểm đối với nội dung đánh giá tương ứng.

- Báo cáo công tác kiểm soát TTHC của tỉnh hoặc Báo cáo CCHC năm của tỉnh;

- Kết quả kiểm tra trực tiếp tại Cổng/Trang TTĐT của các cơ quan, đơn vị.

19.

TCTP 3.2.5 - Công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trên Cổng TTĐT hoặc Cổng dịch vụ công của tỉnh

Nếu 100% CQCM cấp tỉnh đã công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC thì được 0.25 điểm; 100% UBND cấp huyện đã công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC thì được CỘNG THÊM 0.25 điểm; 100% UBND cấp xã đã công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC thì được CỘNG THÊM 0.25 điểm.

- Báo cáo công tác kiểm soát TTHC của tỉnh hoặc Báo cáo CCHC năm của tỉnh;

- Kết quả kiểm tra trực tiếp tại Cổng TTĐT hoặc Cổng dịch vụ tỉnh.

20.

TCTP 3.3.1 - Tỷ lệ TTHC thực hiện việc tiếp nhận, trả kết quả tại Bộ phận Một cửa

- Yêu cầu: Thực hiện theo quy định tại Nghị định 61/2018/NĐCP và Thông tư 01/2018/TT-VPCP.

- Nếu 100% số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của 03 cấp chính quyền tại địa phương được tiếp nhận và trả kết quả giải quyết tại Bộ phận Một cửa (hoặc Trung tâm Hành chính công) các cấp thì điểm đánh giá là 1.5, cụ thể như sau:

+ Đạt tỷ lệ 100% số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh (sở, ban, ngành) thì được 0.5 điểm;

+ Đạt tỷ lệ 100% số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện thì được CỘNG THÊM 0.5 điểm;

+ Đạt tỷ lệ 100% số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã thì được CỘNG THÊM 0.5 điểm.

- Nếu cấp nào không đạt tỷ lệ 100% số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết được thực hiện tại Bộ phận Một cửa (hoặc Trung tâm Hành chính công) thì điểm đánh giá là 0 điểm tương ứng với thang điểm đánh giá của cấp đó.

……………

21.

TCTP 3.3.2 - Số TTHC hoặc nhóm TTHC được giải quyết theo hình thức liên thông cùng cấp

- Yêu cầu: Lập danh mục TTHC được giải quyết theo hình thức liên thông cùng cấp hành chính. Trong đó, nêu rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong quy trình giải quyết đối với từng TTHC.

- Nếu số lượng TTHC được giải quyết theo hình thức liên thông cùng cấp đạt:

+ Từ 50 TTHC trở lên thì điểm đánh giá là 1;

+ Từ 40 - 49 TTHC thì điểm đánh giá là 0.5;

+ Từ 30 - 39 TTHC thì điểm đánh giá là 0.25;

+ Dưới 30 TTHC thì điểm đánh giá là 0.

…………..

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Văn phòng Chính phủ.

22.

TCTP 3.3.3 - Số TTHC hoặc nhóm TTHC được giải quyết theo hình thức liên thông giữa các cấp chính quyền

- Yêu cầu: Lập danh mục TTHC được giải quyết theo hình thức liên thông giữa các cấp chính quyền khác nhau. Trong đó, nêu rõ cơ quan chủ trì, đầu mối tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ TTHC, cơ quan phối hợp trong quy trình giải quyết đối với từng TTHC.

- Nếu số lượng TTHC được giải quyết theo hình thức liên thông giữa các cấp chính quyền khác nhau cấp đạt:

+ Từ 30 TTHC trở lên thì điểm đánh giá là 1;

+ Từ 20 - 29 TTHC thì điểm đánh giá là 0.5;

+ Từ 10 - 19 TTHC thì điểm đánh giá là 0.25;

+ Dưới 10 TTHC thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo công tác kiểm soát TTHC của tỉnh hoặc Báo cáo CCHC năm của tỉnh;

- Danh mục TTHC/nhóm TTHC liên thông, chỉ rõ nơi tiếp nhận, trả kết quả và cơ quan tham gia giải quyết đối với từng TTHC/nhóm TTHC liên thông.

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Văn phòng Chính phủ.

23.

TCTP 3.4.1 - Tỷ lệ hồ sơ TTHC do CQCM cấp tỉnh tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn

Tính tỷ lệ % giữa số hồ sơ TTHC do CQCM cấp tỉnh tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn so với tổng số hồ sơ TTHC do CQCM cấp tỉnh đã tiếp nhận trong năm. Nếu tỷ lệ này đạt:

- Từ 95 % - 100% thì điểm đánh giá được tính theo công thức

- Dưới 95% thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo công tác kiểm soát TTHC của tỉnh hoặc Báo cáo CCHC năm của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Văn phòng Chính phủ.

24.

TCTP 3.4.2 - Tỷ lệ hồ sơ TTHC do UBND cấp huyện tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn

Tính tỷ lệ % giữa số hồ sơ TTHC do UBND cấp huyện tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn so với tổng số hồ sơ TTHC do UBND cấp huyện đã tiếp nhận trong năm. Nếu tỷ lệ này đạt:

- Từ 95 % - 100% thì điểm đánh giá được tính theo công thức

- Dưới 95% thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo công tác kiểm soát TTHC của tỉnh hoặc Báo cáo CCHC năm của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Văn phòng Chính phủ.

25.

TCTP 3.4.3 - Tỷ lệ hồ sơ TTHC do UBND cấp xã tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn

Tính tỷ lệ % giữa số hồ sơ TTHC do UBND cấp xã tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn so với tổng số hồ sơ TTHC do UBND cấp xã đã tiếp nhận trong năm. Nếu tỷ lệ này đạt:

- Từ 95 % - 100% thì điểm đánh giá được tính theo công thức

- Dưới 95% thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo công tác kiểm soát TTHC của tỉnh hoặc Báo cáo CCHC năm của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Văn phòng Chính phủ.

26.

TCTP 3.4.4 - Thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ TTHC

- Yêu cầu: Thực hiện đầy đủ và đúng quy định về việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ TTHC. Trường hợp trễ hẹn mà không phải do lỗi của cơ quan nhà nước đề nghị có giải trình cụ thể cho từng trường hợp.

- Nếu thực hiện đầy đủ, đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.5; nếu thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.

Trường hợp không có hồ sơ TTHC giải quyết trễ hẹn trong năm đánh giá thì điểm đánh giá là 0.5 điểm

- Báo cáo kiểm soát TTHC của tỉnh hoặc Báo cáo CCHC năm của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Văn phòng Chính phủ.

- Kết quả Chỉ số SIPAS (do Bộ Nội vụ cung cấp)

27.

TCTP 3.5.1 - Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận PAKN của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh

- Yêu cầu: Tổ chức thực hiện đầy đủ các hình thức, quy trình tiếp nhận PAKN của cá nhân, tổ chức về TTHC theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP.

- Nếu thực hiện đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.25; nếu không thực hiện đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo công tác kiểm soát TTHC của tỉnh hoặc Báo cáo CCHC năm của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Văn phòng Chính phủ (do Văn phòng Chính phủ cung cấp).

28.

TCTP 3.5.2 - Xử lý PAKN của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh

- Yêu cầu: Thống kê tất cả PAKN trong năm về TTHC do tỉnh tiếp nhận trực tiếp và các PAKN do Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương tiếp nhận, yêu cầu tỉnh giải quyết.

- Tính tỷ lệ % giữa số PAKN đã được xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý so với tổng số PAKN đã tiếp nhận trong năm. Nếu tỷ lệ này đạt:

+ 100% thì điểm đánh giá là 0.75;

+ Từ 90% - dưới 100% thì điểm đánh giá là 0.25;

+ Dưới 90% thì điểm đánh giá là 0.

Trường hợp trong năm đánh giá không có kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh thì điểm đánh giá là 0.75.

- Báo cáo công tác kiểm soát TTHC của tỉnh hoặc Báo cáo CCHC năm của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Văn phòng Chính phủ (do Văn phòng Chính phủ cung cấp).

29.

TCTP 4.1.1 - Sắp xếp tổ chức bộ máy và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ của các CQCM cấp tỉnh, các phòng chuyên môn cấp huyện

- Yêu cầu: Các tỉnh phải thường xuyên rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ của các CQCM cấp tỉnh, phòng chuyên môn cấp huyện, bảo đảm đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Thời hạn hoàn thiện việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các đơn vị nêu trên chậm nhất là 03 tháng kể từ ngày quy định mới của Trung ương về tổ chức bộ máy có hiệu lực thi hành.

- Nếu 100 % số CQCM cấp tỉnh, phòng chuyên môn cấp huyện được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đúng quy định thì điểm đánh giá là 1; dưới 100% số cơ quan, đơn vị thực hiện đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo CCHC năm của tỉnh hoặc báo cáo chuyên đề đánh giá về rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy trên địa bàn tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Nội vụ (do Bộ Nội vụ cung cấp).

30.

TCTP 4.1.2 - Thực hiện quy định về cơ cấu số lượng lãnh đạo tại các cơ quan hành chính

- Yêu cầu:

+ Đối với các CQCM cấp tỉnh: Số lượng cấp phó của người đứng đầu các CQCM cấp tỉnh không quá 03 người (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không quá 04 người).

+ Đối với các phòng thuộc CQCM cấp tỉnh:

Trường hợp chưa có quy định về số lượng lãnh đạo, quản lý của các tổ chức này, Bộ Nội vụ đưa ra yêu cầu về tính hợp lý giữa số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng công chức không giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tại các tổ chức này để làm căn cứ đánh giá, cho điểm, cụ thể là: Số lượng lãnh đạo, quản lý của các tổ chức nêu trên phải ít hơn so với số lượng công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Trường hợp đã có quy định về số lượng lãnh đạo, quản lý của các tổ chức này (tại các thông tư): Số lượng lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định nhưng vẫn phải ít hơn so với số lượng công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

+ Đối với các phòng thuộc UBND cấp huyện: Số lượng cấp phó của người đứng đầu các phòng thuộc UBND cấp huyện không quá 03 người.

- Nếu 100% số CQCM cấp tỉnh có số lượng cấp phó đáp ứng yêu cầu nêu trên thì điểm đánh giá là 0.5; nếu 100% số phòng (và tương đương) thuộc CQCM cấp tỉnh có số lượng lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu trên thì điểm đánh giá được CỘNG THÊM 0.5 điểm; nếu 100% số phòng thuộc UBND cấp huyện có số lượng cấp phó đáp ứng yêu cầu trên thì điểm đánh giá được CỘNG THÊM 0.5 điểm.

- Báo cáo CCHC năm của tỉnh hoặc báo cáo thống kê về số lượng cấp phó của người đứng đầu tại các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi đánh giá;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Nội vụ (do Bộ Nội vụ cung cấp).

31.

TCTP 4.1.3 - Tỷ lệ giảm số lượng đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015

- Phạm vi thống kê đánh giá: Gồm các đơn vị SNCL thuộc UBND cấp tỉnh, thuộc CQCM cấp tỉnh và đơn vị SNCL thuộc UBND cấp huyện.

- Thống kê tổng số đơn vị SNCL trong năm 2015 và tổng số đơn vị SNCL trong năm đánh giá. Nếu tỷ lệ % số đơn vị sự nghiệp của tỉnh trong năm đánh giá giảm so với năm 2015:

+ Từ 10% trở lên thì điểm đánh giá là 1;

+ Dưới 10% thì điểm đánh giá được tính theo công thức [(Tỷ lệ % giảm ĐVSN x 1.00)/(10%)].

Ví dụ:

Tỉnh A có tổng số đơn vị SNCL (thuộc cả 3 nhóm trên) trong năm 2015 là 450 đơn vị; năm 2018 là 407 đơn vị, giảm 43 đơn vị so với năm 2015. Như vậy, tỷ lệ % giảm số lượng đơn vị SNCL của tỉnh A trong năm 2018 so với năm 2015 là: (43/450)*100% = 9.55% (<10%). Đối chiếu với thang điểm đánh giá thì điểm của tỉnh A cho nội dung này được tính theo công thức [(9.55%*1.00)/(10%)] = 0.955 điểm

- Báo cáo CCHC năm của tỉnh hoặc báo cáo thống kê về tình hình, kết quả sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh trong năm đánh giá;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Nội vụ (do Bộ Nội vụ cung cấp).

32.

TCTP 4.2.1 - Thực hiện quy định về sử dụng biên chế hành chính

Nếu số lượng biên chế hành chính của tỉnh đang sử dụng không vượt quá so với tổng số biên chế hành chính được giao thì điểm đánh giá là 0.5; nếu sử dụng vượt quá so với tổng số biên chế hành chính được giao thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo CCHC năm của tỉnh hoặc báo cáo thống kê về tình hình, kết quả sử dụng biên chế trong năm đánh giá;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Nội vụ (do Bộ Nội vụ cung cấp).

33.

TCTP 4.2.2 - Thực hiện quy định về số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh

- Thống kê tổng số người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị SNCL của tỉnh (tính cả đơn vị SNCL thuộc UBND cấp tỉnh, thuộc CQCM cấp tỉnh, thuộc UBND cấp huyện).

- Nếu tổng số người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các đơn vị SNCL của tỉnh không vượt quá tổng số lượng người làm việc được giao thì điểm đánh giá là 0.5; nếu sử dụng vượt quá so với tổng số người làm việc được giao thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo CCHC năm của tỉnh hoặc báo cáo thống kê về tình hình, kết quả sử dụng biên chế trong năm đánh giá;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Nội vụ (do Bộ Nội vụ cung cấp).

34.

TCTP 4.2.3 - Tỷ lệ giảm biên chế so với năm 2015

Thống kê tổng số biên chế hành chính của tỉnh được giao trong năm 2015. Thống kê tổng số biên chế hành chính thực tế của tỉnh trong năm đánh giá. Tính tỷ lệ % giảm số lượng biên chế hành chính thực tế của tỉnh trong năm đánh giá so với tổng số biên chế hành chính của tỉnh được giao trong năm 2015. Nếu tỷ lệ này đạt:

- Từ 10% trở lên thì điểm đánh giá là 1.5;

- Dưới 10% thì điểm đánh giá được tính theo công thức [(Tỷ lệ % giảm biên chế x 1.50)/(10%)].

Ví dụ: Tỉnh A năm 2015 có tổng biên chế hành chính là 2.440 người, năm 2018 là 2.290 người, giảm 150 người (2.440 - 2.290). Như vậy, tính đến năm 2018, tỷ lệ giảm biên chế hành chính của tỉnh A so với năm 2015 là: (150/2.440) * 100% = 6.15% (<10%). Đối chiếu với thang điểm đánh giá thì điểm đạt được của tỉnh A đối với TCTP này trong năm 2018 là: [(6.15% x 1.50)/(10%)] = 0.922 điểm.

- Báo cáo CCHC năm của tỉnh hoặc báo cáo thống kê về tình hình, kết quả sử dụng biên chế trong năm đánh giá;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Nội vụ (do Bộ Nội vụ cung cấp).

35.

TCTP 4.3.1 - Thực hiện các quy định về phân cấp quản lý do Chính phủ và các bộ, ngành ban hành

- Yêu cầu: Thực hiện các nhiệm vụ về phân cấp quản lý nhà nước theo đúng quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 của Chính phủ và các quy định khác của Chính phủ, các bộ, ngành về phân cấp quản lý nhà nước.

- Nếu thực hiện đầy đủ, đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.25; không thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo CCHC năm của tỉnh hoặc báo cáo kết quả kiểm tra đánh giá về tình hình thực hiện phân cấp quản lý nhà nước;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Nội vụ (do Bộ Nội vụ cung cấp).

36.

TCTP 4.3.2 - Thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với các nhiệm vụ quản lý nhà nước đã phân cấp cho cấp huyện, cấp xã

- Yêu cầu: Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ hàng năm đối với các nhiệm vụ quản lý nhà nước đã phân cấp cho cấp huyện, cấp xã theo quy định của Chính phủ tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016.

- Nếu có thực hiện theo quy định thì điểm đánh giá là 0.25; không thực hiện theo quy định thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo CCHC năm của tỉnh hoặc báo cáo kết quả kiểm tra đánh giá về tình hình thực hiện phân cấp quản lý nhà nước;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Nội vụ (do Bộ Nội vụ cung cấp).

37.

TCTP 4.3.3 - Xử lý các vấn đề về phân cấp phát hiện qua kiểm tra

Nếu 100% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra đã được xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý thì điểm đánh giá là 1; dưới 100% số vấn đề được xử lý hoặc kiến nghị xử lý thì điểm đánh giá là 0.

- Các thông báo kết luận kiểm tra;

- Các văn bản xử lý những vấn đề phát hiện qua kiểm tra.

38.

TCTP 5.1.1 - Tỷ lệ cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh bố trí công chức theo đúng vị trí việc làm được phê duyệt

- Yêu cầu: Các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh phải bố trí công chức theo vị trí việc làm và tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng với bản mô tả công việc, khung năng lực của từng vị trí.

Cơ quan, tổ chức nào chưa hoàn thành việc phê duyệt bản mô tả công việc và khung năng lực cho từng vị trí việc làm thì coi như chưa thực hiện đúng quy định.

- Tính tỷ lệ % số cơ quan, tổ chức thực hiện đúng quy định trên so với tổng số cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh. Nếu tỷ lệ này đạt:

+ 100% thì điểm đánh giá là 1;

+ Từ 80% - dưới 100% thì điểm đánh giá là 0.5;

+ Từ 60% - dưới 80% thì điểm đánh giá là 0.25;

+ Dưới 60% thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo CCHC năm của tỉnh;

- Gửi đại diện Bản mô tả công việc, Khung năng lực của ít nhất 05 vị trí việc làm khác nhau (Bộ Nội vụ có thể yêu cầu gửi thêm khi cần thiết);

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Nội vụ (do Bộ Nội vụ cung cấp).

39.

TCTP 5.1.2 - Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh bố trí viên chức theo đúng vị trí việc làm được phê duyệt

- Các đơn vị SNCL thuộc tỉnh (Chỉ tính đơn vị SNCL thuộc UBND tỉnh, thuộc CQCM cấp tỉnh) phải thực hiện đúng các quy định sau:

+ Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục vị trí việc làm;

+ Hoàn thiện việc xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực cho từng vị trí việc làm theo danh mục đã được phê duyệt;

+ Bố trí viên chức đúng theo vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với từng vị trí.

- Tính tỷ lệ % số đơn vị thực hiện đúng các quy định trên so với tổng số đơn vị SNCL thuộc tỉnh. Nếu tỷ lệ này đạt:

+ 100% thì điểm đánh giá là 1;

+ Từ 80% - dưới 100% thì điểm đánh giá là 0.5;

+ Từ 60% - dưới 80% thì điểm đánh giá là 0.25;

+ Dưới 60% thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo CCHC năm của tỉnh;

- Gửi đại diện Bản mô tả công việc, Khung năng lực của ít nhất 05 vị trí việc làm khác nhau (Bộ Nội vụ có thể yêu cầu gửi thêm khi cần thiết);

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Nội vụ (do Bộ Nội vụ cung cấp).

40.

TCTP 5.2.1 - Thực hiện quy định về tuyển dụng công chức tại CQCM cấp tỉnh, ĐVHC cấp huyện, cấp xã

- Yêu cầu: Việc tuyển dụng công chức tại các CQCM cấp tỉnh, ĐVHC cấp huyện, cấp xã phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục và thời gian quy định tại Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Nếu 100% số cơ quan, đơn vị thực hiện đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.5; dưới 100% số cơ quan, đơn vị thực hiện đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.

- Trường hợp trong năm không tuyển dụng thì đánh giá dựa trên kết quả của kỳ tuyển dụng gần nhất.

+ Nếu kết quả của kỳ tuyển dụng gần nhất đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.5;

+ Nếu kết quả của kỳ tuyển dụng gần nhất có sai phạm thì điểm đánh giá cho năm đầu tiên là 0; từ những năm đánh giá sau, nếu 100% sai phạm được xử lý thì điểm đánh giá là 0.5, dưới 100% sai phạm được xử lý thì điểm đánh giá là 0.

Các văn bản liên quan đến tổ chức kỳ tuyển dụng (thông báo tuyển dụng, quyết định thành lập hội đồng, phê duyệt kết quả tuyển dụng...) hoặc báo cáo thống kê, tổng hợp của tỉnh về tình hình tổ chức triển khai và kết quả tuyển dụng công chức.

41.

TCTP 5.2.2 - Thực hiện quy định về tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh

- Yêu cầu: Việc tuyển dụng viên chức tại các đơn vị SNCL (Chỉ tính đơn vị SNCL thuộc UBND tỉnh, thuộc CQCM cấp tỉnh) phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục và thời gian quy định tại Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Nếu 100% số đơn vị SNCL thực hiện đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.5; dưới 100% số đơn vị thực hiện đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.

- Trường hợp trong năm không tuyển dụng thì đánh giá dựa trên kết quả của kỳ tuyển dụng gần nhất.

+ Nếu kết quả của kỳ tuyển dụng gần nhất đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.5;

+ Nếu kết quả của kỳ tuyển dụng gần nhất có sai phạm thì điểm đánh giá cho năm đầu tiên là 0; từ những năm đánh giá sau, nếu 100% sai phạm được xử lý thì điểm đánh giá là 0.5, dưới 100% sai phạm được xử lý thì điểm đánh giá là 0.

Các văn bản liên quan đến tổ chức kỳ tuyển dụng (thông báo tuyển dụng, quyết định thành lập hội đồng, phê duyệt kết quả tuyển dụng,...) hoặc báo cáo thống kê, tổng hợp của tỉnh về tình hình tổ chức triển khai và kết quả tuyển dụng viên chức.

42.

TCTP 5.3.1 - Thực hiện quy định về thi nâng ngạch công chức

- Yêu cầu: Việc tổ chức thi nâng ngạch công chức theo thẩm quyền của tỉnh (hoặc được ủy quyền) phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục và thời gian quy định tại Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Nếu thực hiện đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.5; không thực hiện đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.

- Trường hợp trong năm không tổ chức thi thì đánh giá dựa trên kết quả của kỳ thi gần nhất.

+ Nếu kết quả của kỳ thi gần nhất đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.5;

+ Nếu kết quả của kỳ thi gần nhất có sai phạm thì điểm đánh giá cho năm đầu tiên là 0; từ những năm đánh giá sau, nếu 100% sai phạm được xử lý thì điểm đánh giá là 0.5, dưới 100% sai phạm được xử lý thì điểm đánh giá là 0.

Các văn bản liên quan đến tổ chức kỳ thi nâng ngạch (thông báo, thành lập hội đồng, phê duyệt kết quả thi...) hoặc báo cáo thống kê, tổng hợp của tỉnh về tình hình tổ chức triển khai và kết quả thi nâng ngạch công chức.

43.

TCTP 5.3.2 - Thực hiện quy định về thi, xét thăng hạng viên chức

- Yêu cầu: Việc tổ chức thi, xét thăng hạng viên chức theo thẩm quyền của tỉnh phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục và thời gian quy định tại Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Nếu thực hiện đúng quy định thì điểm đánh giá là 0,5; không thực hiện đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.

- Trường hợp trong năm không tổ chức thi/xét thăng hạng thì đánh giá dựa trên kết quả của kỳ thi/xét thăng hạng gần nhất.

+ Nếu kết quả của kỳ thi/xét thăng hạng gần nhất đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.5;

+ Nếu kết quả của kỳ thi/xét thăng hạng gần nhất có sai phạm thì điểm đánh giá cho năm đầu tiên là 0; từ những năm đánh giá sau, nếu 100% sai phạm được xử lý thì điểm đánh giá là 0.5, dưới 100% sai phạm được xử lý thì điểm đánh giá là 0.

Các văn bản liên quan đến tổ chức kỳ thi xét/thăng hạng (thông báo, thành lập hội đồng, phê duyệt kết quả thi...) hoặc báo cáo thống kê, tổng hợp của tỉnh về tình hình tổ chức triển khai và kết quả thi/xét thăng hạng.

44.

TC 5.4 - Thực hiện quy định về bổ nhiệm vị trí lãnh đạo tại các cơ quan hành chính

- Yêu cầu: Việc bổ nhiệm phải tuân thủ đúng quy trình, tiêu chuẩn bằng cấp và chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Thống kê danh sách số lãnh đạo cấp sở và tương đương được bổ nhiệm trong năm; danh sách lãnh đạo cấp phòng thuộc sở và tương đương được bổ nhiệm trong năm; danh sách lãnh đạo cấp phòng thuộc UBND cấp huyện được bổ nhiệm trong năm.

- Nếu 100% số lãnh đạo cấp sở và tương đương được bổ nhiệm đúng quy định thì được 0.25 điểm; nếu 100% số lãnh đạo cấp phòng thuộc sở và tương đương được bổ nhiệm đúng quy định thì được CỘNG THÊM 0.25 điểm; nếu 100% số lãnh đạo cấp phòng thuộc UBND cấp huyện được bổ nhiệm đúng quy định thì được CỘNG THÊM 0.25 điểm.

Trường hợp được bổ nhiệm từ những năm trước nhưng có phát hiện sai phạm trong năm đánh giá thì điểm đánh giá là 0 điểm tương ứng với thang điểm đánh giá đó.

- Các quyết định bổ nhiệm;

- Báo cáo đánh giá kết quả việc bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý trong năm;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Nội vụ (do Bộ Nội vụ cung cấp).

45.

TCTP 5.5.1 - Thực hiện trình tự, thủ tục đánh giá, phân loại công chức, viên chức theo quy định

- Yêu cầu: Thực hiện đánh giá, phân loại công chức, viên chức theo đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

- Nếu thực hiện đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.25; không thực hiện đúng quy định thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Nội vụ (do Bộ Nội vụ cung cấp).

46.

TCTP 5.5.2 - Chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức

- Yêu cầu: Thống kê tổng số cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm, nêu rõ hình thức kỷ luật đối với từng cán bộ, công chức, viên chức.

- Nếu trong năm không có cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên thì được 0.25 điểm; nếu trong năm không có cán bộ, công chức cấp xã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên thì được CỘNG THÊM 0.25 điểm.

- Báo cáo CCHC năm của tỉnh hoặc báo cáo về tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức trong năm;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Nội vụ (do Bộ Nội vụ cung cấp).

47.

TC 5.6 - Mức độ hoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Tính tỷ lệ % số nhiệm vụ hoặc sản phẩm đã hoàn thành so với tổng số nhiệm vụ hoặc sản phẩm trong kế hoạch. Nếu tỷ lệ này đạt:

- Từ 80% - 100% thì điểm đánh giá được tính theo công thức

- Dưới 80% thì điểm đánh giá là 0.

Báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của tỉnh.

48.

TCTP 5.7.1 - Tỷ lệ đạt chuẩn của công chức cấp xã

Tính tỷ lệ % giữa số công chức cấp xã đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ so với tổng số công chức cấp xã. Nếu tỷ lệ này đạt:

- 100% thì điểm đánh giá là 0.5;

- Từ 80% - dưới 100% thì điểm đánh giá là 0.25;

- Dưới 80% thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo CCHC năm của tỉnh hoặc báo cáo về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Nội vụ.

49.

TCTP 5.7.2 - Tỷ lệ đạt chuẩn của cán bộ cấp xã

Tính tỷ lệ % giữa số cán bộ cấp xã đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ so với tổng số cán bộ cấp xã. Nếu tỷ lệ này đạt:

- 100% thì điểm đánh giá là 0.5;

- Từ 80% - dưới 100% thì điểm đánh giá là 0.25;

- Dưới 80% thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo CCHC năm của tỉnh hoặc báo cáo về kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Nội vụ (do Bộ Nội vụ cung cấp).

50.

TCTP 6.1.1 - Thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hàng năm

- Yêu cầu: Các tỉnh thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

- Nếu tỷ lệ thực hiện giải ngân đạt:

+ Từ 90% trở lên so với kế hoạch được giao thì điểm đánh giá là 1;

+ Từ 60% - 90% so với kế hoạch được giao thì điểm đánh giá được tính theo công thức:

+ Dưới 60% so với kế hoạch được giao thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hàng năm của tỉnh

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Tài chính (do Bộ Tài chính cung cấp).

51.

TCTP 6.1.2 - Tổ chức thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách

Thống kê tổng số kiến nghị được Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước hoặc cơ quan Trung ương có thẩm quyền chỉ ra sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách tại tỉnh trong 02 năm gần nhất (ví dụ: Đánh giá cho năm 2018 thì thống kê tổng số các kiến nghị được chỉ ra từ kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước trong các năm 2017, 2018). Thống kê số kiến nghị đã được thực hiện xong. Nếu tỷ lệ % số kiến nghị đã thực hiện xong đạt:

- 100% số kiến nghị thì điểm đánh giá là 1;

- Từ 80% - dưới 100% số kiến nghị thì điểm đánh giá là 0.5;

- Dưới 80% số kiến nghị thì điểm đánh giá là 0.

- Các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách của cơ quan có thẩm quyền tại bộ trong 2 năm gần nhất;

- Báo cáo về việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách của tỉnh.

- Kết quả theo dõi, đánh giá của Bộ Tài chính

52.

TCTP 6.1.3 - Thực hiện cơ chế tự chủ về sử dụng kinh phí quản lý hành chính tại cơ quan hành chính các cấp ở địa phương

- Nếu KHÔNG CÓ sai phạm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính tại bộ được các cơ quan có thẩm quyền chỉ ra trong năm đánh giá thì điểm đánh giá là 1;

- Nếu CÓ sai phạm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính tại bộ được các cơ quan có thẩm quyền chỉ ra trong năm đánh giá thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ về sử dụng kinh phí quản lý hành chính của tỉnh.

- Kết quả theo dõi, đánh giá của Bộ Tài chính

53.

TCTP 6.2.1 - Ban hành quy định về phân cấp quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

Theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, các tỉnh phải ban hành quy định về phân cấp quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý của bộ trước ngày 31 tháng 7 năm 2018 để tổ chức thực hiện.

- Nếu ban hành kịp thời theo quy định thì điểm đánh giá là 0.5;

- Nếu đã ban hành nhưng không kịp thời theo quy định thì điểm đánh giá là 0.25;

- Nếu chưa ban hành tính đến ngày 31/12/2018 thì điểm đánh giá là 0.

- Văn bản của tỉnh quy định về phân cấp quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý.

54.

TCTP 6.2.2 - Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng theo quy định tại Nghị định số 152/2017/NĐ-CP của Chính phủ

- Nếu đã ban hành văn bản theo quy định tại Nghị định số 152/2017/NĐ-CP của Chính phủ thực hiện công khai trên Cổng TTĐT của tỉnh thì điểm đánh giá là 0.5;

- Nếu đã ban hành văn bản theo quy định tại Nghị định số 152/2017/NĐ-CP của Chính phủ NHƯNG chưa thực hiện công khai trên Cổng TTĐT của tỉnh thì điểm đánh giá là 0.25;

- Nếu tính đến ngày 31/12/2018 chưa ban hành văn bản theo quy định thì điểm đánh giá là 0.

Văn bản của tỉnh quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng theo quy định tại Nghị định số 152/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

55.

TCTP 6.2.3 - Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng theo quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

- Nếu đã ban hành văn bản theo quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện công khai trên Cổng TTĐT của tỉnh thì điểm đánh giá là 0.5;

- Nếu đã ban hành văn bản theo quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ NHƯNG chưa thực hiện công khai trên Cổng TTĐT của tỉnh thì điểm đánh giá là 0.25;

- Nếu tính đến ngày 31/12/2018 chưa ban hành văn bản theo quy định thì điểm đánh giá là 0.

- Trường hợp đã ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng theo Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg, bảo đảm phù hợp với quy định việc ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg thì phải có văn bản thông báo cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý được biết và gửi Kho bạc nhà nước nơi các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý giao dịch.

- Văn bản của tỉnh quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng theo quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoặc các văn bản thông báo theo quy định.

56.

TCTP 6.2.4 - Kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý tài sản công

Theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ, các tỉnh tổ chức kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; kiểm tra việc thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

- Nếu có kiểm tra trong năm đánh giá thì điểm đánh giá là 0.5;

- Nếu không kiểm tra trong năm đánh giá thì điểm đánh giá là 0.

Thông báo kết luận kiểm tra

57.

TCTP 6.3.1 - Số đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên

- Phạm vi đánh giá: Cả 03 nhóm đơn vị SNCL thuộc UBND cấp tỉnh, thuộc CQCM cấp tỉnh, thuộc UBND cấp huyện.

- Nếu trong năm đánh giá:

+ CÓ THÊM từ 02 đơn vị SNCL được giao tự chủ ở mức tự bảo đảm chi thường xuyên (không tính các trường hợp giao lại) trở lên thì điểm đánh giá là 1;

+ CÓ THÊM 01 đơn vị SNCL được giao tự chủ ở mức tự bảo đảm chi thường xuyên thì điểm đánh giá là 0.5;

+ KHÔNG CÓ THÊM đơn vị nào thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ của tỉnh;

- Các văn bản giao tự chủ tài chính;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Tài chính (do Bộ Tài chính cung cấp).

58.

TCTP 6.3.2 - Số đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần chi thường xuyên

- Phạm vi đánh giá: Cả 03 nhóm đơn vị SNCL thuộc UBND cấp tỉnh, thuộc CQCM cấp tỉnh, thuộc UBND cấp huyện.

- Nếu trong năm đánh giá:

+ CÓ THÊM từ 02 đơn vị SNCL được giao tự chủ ở mức tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (không tính các trường hợp giao lại) trở lên thì điểm đánh giá là 0.5;

+ CÓ THÊM 01 đơn vị SNCL được giao tự chủ ở mức tự bảo đảm một phần chi thường xuyên thì điểm đánh giá là 0.25;

+ KHÔNG CÓ THÊM đơn vị nào thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh;

- Các văn bản giao tự chủ tài chính;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Tài chính (do Bộ Tài chính cung cấp).

59.

TCTP 6.3.3 - Thực hiện quy định về việc phân phối kết quả tài chính hoặc sử dụng kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên trong năm tại các đơn vị SNCL

- Phạm vi đánh giá: Cả 03 nhóm đơn vị SNCL thuộc UBND cấp tỉnh, thuộc CQCM cấp tỉnh, thuộc UBND cấp huyện.

- Nếu KHÔNG CÓ SAI PHẠM về việc phân phối kết quả tài chính hoặc sử dụng kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên tại các đơn vị SNCL của tỉnh được các cơ quan có thẩm quyền chỉ ra trong năm đánh giá thì điểm đánh giá là 1;

- Nếu CÓ SAI PHẠM về những nội dung trên, được cơ quan có thẩm quyền chỉ ra trong năm đánh giá thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Tài chính (do Bộ Tài chính cung cấp).

60.

TCTP 6.3.4 - Tỷ lệ giảm chi trực tiếp ngân sách cho đơn vị sự nghiệp so với năm 2015

Xác định tỷ lệ % giảm chi trực tiếp ngân sách nhà nước (chi thường xuyên) cho đơn vị SNCL trên địa bàn tỉnh trong năm đánh giá so với năm 2015. Nếu tỷ lệ này đạt:

- Từ 10% trở lên thì điểm đánh giá là 1;

- Dưới 10% thì điểm đánh giá được tính theo công thức:

[(Tỷ lệ % giảm chi ngân sách x 1.00)/(10%)]

Ví dụ:

Tổng chi trực tiếp ngân sách nhà nước (chi thường xuyên) cho đơn vị SNCL thuộc tỉnh A năm 2015 là 1.000 tỷ đồng, năm 2018 là 950 tỷ đồng. Như vậy, mức chi trực tiếp ngân sách nhà nước cho đơn vị SNCL trong năm 2018 đã giảm 50 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ % là (50/1000) *100% = 5% so với năm 2015 (<10%). Đối chiếu với thang điểm đánh giá thì điểm cho tỉnh A ở TCTP này được tính theo công thức nêu trên, kết quả như sau:

[(5% x 1.00)/(10%)]=0.5 điểm.

- Báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp của tỉnh hoặc báo cáo khác có thông tin kiểm chứng kết quả đánh giá;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Tài chính (do Bộ Tài chính cung cấp).

61.

TCTP 7.1.1 - Triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh

- Yêu cầu: Ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử và tổ chức triển khai, duy trì và cập nhật Kiến trúc theo quy định của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Nếu đã ban hành Kiến trúc và tổ chức triển khai, duy trì và cập nhật theo quy định thì điểm đánh giá là 0.5; nếu chưa ban hành Kiến trúc hoặc đã ban hành nhưng không tổ chức triển khai, duy trì và cập nhật theo quy định thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả UDCNTT của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông (do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp).

62.

TCTP 7.1.2 - Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước dưới dạng điện tử

- Yêu cầu:

+ Thống kê tổng số văn bản đi (trừ văn bản mật) được trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh (gồm VB của các CQCM cấp tỉnh, UBND cấp huyện) trong năm đánh giá (gọi tắt là VĂN BẢN ĐI).

+ Thống kê tổng số văn bản đi của các cơ quan, đơn vị được gửi dưới dạng văn bản điện tử, tính cả văn bản được gửi song song với bản giấy (gọi tắt là VĂN BẢN ĐIỆN TỬ).

- Tính tỷ lệ % giữa tổng số VĂN BẢN ĐIỆN TỬ so với tổng số VĂN BẢN ĐI. Nếu tỷ lệ này đạt:

+ Từ 90% trở lên thì điểm đánh giá là 1;

+ Từ 60% - dưới 90% thì điểm đánh giá được tính theo công thức

+ Dưới 60% thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả UDCNTT của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông (do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp).

63.

TCTP 7.1.3 - Thực hiện kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản (từ cấp tỉnh đến cấp xã)

- Nếu phần mềm quản lý văn bản đã kết nối liên thông từ cấp tỉnh đến 100% cấp xã thì điểm đánh giá là 1;

- Nếu đã kết nối liên thông từ cấp tỉnh đến 100% đơn vị cấp huyện, có liên thông đến cấp xã nhưng chưa đạt 100% số đơn vị thì điểm đánh giá là 0.5;

- Nếu đã kết nối liên thông đến 100% đơn vị cấp huyện và chưa kết nối liên thông đến cấp xã thì điểm đánh giá là 0.25;

- Nếu chưa kết nối liên thông đến 100% đơn vị cấp huyện thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả UDCNTT của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông (do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp).

64.

TCTP 7.1.4 - Vận hành Hệ thống thông tin một cửa điện tử

- Yêu cầu:

+ Hệ thống thông tin điện tử một cửa phải có đầu mối tập trung ở cấp tỉnh, kết nối liên thông tới cả 3 cấp chính quyền để theo dõi, cập nhật, thống kê, tổng hợp thông tin về tình hình, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC của tất cả các sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã (tạm thời chưa tính các xã thuộc huyện đảo và các xã chưa có đường truyền Internet).

- Nếu Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh đã kết nối liên thông tới 100% số sở, ngành cấp tỉnh, 100% UBND cấp huyện và 100% UBND cấp xã thì điểm đánh giá là 1; nếu đã kết nối liên thông tới 100% số sở, ngành cấp tỉnh, 100% UBND cấp huyện và dưới 100% UBND cấp xã thì điểm đánh giá là 0.5; nếu chưa kết nối liên thông tới 100% số sở, ngành cấp tỉnh thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả UDCNTT của tỉnh;

- Tài liệu kiểm chứng khác (nếu có);

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông (do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp).

65.

TCTP 7.1.5 - Xây dựng Cổng dịch vụ công

- Yêu cầu: Các chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng dịch vụ công phải đáp ứng yêu cầu tại Quyết định số 1697/QĐ-BTTTT ngày 23/10/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Nếu đã xây dựng Cổng dịch vụ công đáp ứng đầy đủ các chức năng, tính năng kỹ thuật theo quy định thì điểm đánh giá là 1;

- Nếu đã xây dựng Cổng dịch vụ công NHƯNG CHƯA đáp ứng đầy đủ các chức năng, tính năng kỹ thuật theo quy định thì điểm đánh giá là 0.5;

- Nếu chưa xây dựng Cổng dịch vụ công thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả UDCNTT của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông (do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp).

66.

TCTP 7.2.1 - Tỷ lệ TTHC cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ trong năm

- Yêu cầu: Thống kê tổng số TTHC đang cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, trong số đó, thống kê số TTHC có phát sinh hồ sơ trực tuyến trong năm đánh giá (không thống kê TTHC thực hiện tại các cơ quan ngành dọc đặt tại địa phương, như thuế, kho bạc, bảo hiểm xã hội..., vì nội dung này đã sử dụng để đánh giá các bộ).

- Tính tỷ lệ % giữa số TTHC có phát sinh hồ sơ trực tuyến so với tổng số TTHC đang cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4. Nếu tỷ lệ này đạt:

+ Từ 60% trở lên thì điểm đánh giá là 0.25;

+ Dưới 60% thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả UDCNTT của tỉnh;

- Tài liệu kiểm chứng khác (nếu có);

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông (do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp).

67.

TCTP 7.2.2 - Tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến mức độ 3

- Phạm vi đánh giá: Các TTHC đang cung cấp trực tuyến mức độ 3 có phát sinh hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh (Bao gồm cả hồ sơ TTHC do cơ quan chuyên môn cấp tỉnh tiếp nhận và giải quyết thông qua phần mềm của các bộ triển khai, ví dụ như các lĩnh vực: Tư pháp, đăng ký kinh doanh, giao thông vận tải, đất đai, lao động - thương binh và xã hội...)

- Yêu cầu:

+ Thống kê tổng số hồ sơ đã tiếp nhận (cả trực tuyến và truyền thống) của các TTHC có phát sinh hồ sơ trực tuyến mức độ 3.

+ Thống kê số hồ sơ đã tiếp nhận trực tuyến của các TTHC nêu trên.

- Tính tỷ lệ % giữa số hồ sơ đã tiếp nhận trực tuyến so với tổng số hồ sơ đã tiếp nhận trong năm (cả trực tuyến và truyền thống). Nếu tỷ lệ này đạt:

+ Từ 40% trở lên thì điểm đánh giá là 1;

+ Từ 20% - dưới 40% thì điểm đánh giá được tính theo công thức

+ Dưới 20% thì điểm đánh giá là 0.

- Ví dụ:

+ Tỉnh An Giang, trong năm 2018 có 50 TTHC đang cung cấp trực tuyến mức độ 3. Trong đó, chỉ có 20 TTHC có phát sinh hồ sơ trực tuyến. Trong số 20 TTHC này, trong năm, đã tiếp nhận tổng số 545 hồ sơ TTHC bằng cả hình thức trực tuyến và truyền thống, trong đó, có 190 hồ sơ TTHC được tiếp nhận bằng hình thức trực tuyến. Như vậy, tỷ lệ % hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến của 20 TTHC nêu trên là (190/545*100%) = 34.86%.

+ Vì tỷ lệ này đạt ở khoảng từ 20% - dưới 40% nên điểm đánh giá được tính theo công thức (34.86% * 1.00)/40% = 0.8715 điểm

Như vậy, đối với TCTP này, Tỉnh An Giang đạt 0.8715 điểm.

- Báo cáo kết quả UDCNTT của tỉnh;

- Tài liệu kiểm chứng khác (nếu có);

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông (do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp).

68.

TCTP 7.2.3 - Tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến mức độ 4

- Phạm vi đánh giá: Các TTHC đang cung cấp trực tuyến mức độ 4 có phát sinh hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh (Bao gồm cả hồ sơ TTHC do cơ quan chuyên môn cấp tỉnh tiếp nhận và giải quyết thông qua phần mềm của các bộ triển khai, ví dụ như các lĩnh vực: Tư pháp, đăng ký kinh doanh, giao thông vận tải, đất đai, lao động - thương binh và xã hội...).

- Yêu cầu:

+ Thống kê tổng số hồ sơ đã tiếp nhận (cả trực tuyến và truyền thống) của các TTHC có phát sinh hồ sơ trực tuyến mức độ 4.

+ Thống kê số hồ sơ đã tiếp nhận trực tuyến của các TTHC nêu trên.

- Tính tỷ lệ % giữa số hồ sơ đã tiếp nhận trực tuyến so với tổng số hồ sơ đã tiếp nhận trong năm (cả trực tuyến và truyền thống). Nếu tỷ lệ này đạt:

+ Từ 30% trở lên thì điểm đánh giá là 1;

+ Từ 10% - dưới 30% số hồ sơ TTHC thì điểm đánh giá được tính theo công thức

+ Dưới 10% thì điểm đánh giá là 0.

- Ví dụ:

+ Tỉnh Nam Định, trong năm 2018 có 10 TTHC đang cung cấp trực tuyến mức độ 4. Trong đó, chỉ có 03 TTHC có phát sinh hồ sơ trực tuyến. Trong số 03 TTHC này, trong năm, đã tiếp nhận tổng số 250 hồ sơ TTHC bằng cả hình thức trực tuyến và truyền thống, trong đó, có 89 hồ sơ TTHC được tiếp nhận bằng hình thức trực tuyến. Như vậy, tỷ lệ % hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến của 03 TTHC nêu trên là (89/250*100%) = 35.60%.

+ Vì tỷ lệ này lớn hơn 30% nên điểm đánh giá là 1. Như vậy, đối với TCTP này, tỉnh Nam Định đạt 1 điểm.

- Báo cáo kết quả UDCNTT của tỉnh;

- Tài liệu kiểm chứng khác (nếu có);

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông (do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp).

69.

TCTP 7.3.1 - Tỷ lệ TTHC đã triển khai có phát sinh hồ sơ tiếp nhận hoặc trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI

- Yêu cầu: Thống kê danh mục TTHC đã triển khai thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI (không thống kê TTHC do các bộ đang triển khai tại các cơ quan ngành dọc đặt tại địa phương, vì nội dung này đã sử dụng để đánh giá các bộ), trong số đó, thống kê số TTHC có phát sinh hồ sơ đã sử dụng dịch vụ BCCI.

- Tính tỷ lệ % giữa số TTHC có phát sinh hồ sơ qua dịch vụ BCCI (tiếp nhận hoặc trả kết quả hoặc cả hai) so với tổng số TTHC đang triển khai thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI. Nếu tỷ lệ này đạt:

+ Từ 50% trở lên thì điểm đánh giá là 0.25;

+ Dưới 50% thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả thực hiện Quyết định 45/2016/QĐ-TTg của tỉnh;

- Tài liệu kiểm chứng khác (nếu có);

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông.

70.

TCTP 7.3.2 - Tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận qua dịch vụ BCCI

- Yêu cầu:

+ Thống kê số TTHC đã triển khai thực hiện tiếp nhận hồ sơ qua dịch vụ BCCI có phát sinh hồ sơ (không thống kê TTHC do các bộ đang triển khai tại các cơ quan ngành dọc đặt tại địa phương, vì nội dung này đã sử dụng để đánh giá các bộ);

+ Thống kê tổng số hồ sơ đã tiếp nhận trong năm (cả tiếp nhận qua dịch vụ BCCI và qua hình thức khác) của các TTHC nêu trên;

+ Thống kê số hồ sơ đã tiếp nhận qua dịch vụ BCCI của các TTHC nêu trên.

- Tính tỷ lệ % giữa số hồ sơ đã tiếp nhận qua dịch vụ BCCI so với tổng số hồ sơ đã tiếp nhận trong năm của các TTHC nêu trên. Nếu tỷ lệ này đạt:

+ Từ 15% số hồ sơ TTHC trở lên thì điểm đánh giá là 0.5;

+ Từ 10% - dưới 15% số hồ sơ TTHC thì điểm đánh giá là 0.25;

+ Dưới 10% số hồ sơ TTHC thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả thực hiện Quyết định 45/2016/QĐ-TTg của tỉnh;

- Tài liệu kiểm chứng khác (nếu có);

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông (do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp).

71.

TCTP 7.3.3 - Tỷ lệ kết quả giải quyết TTHC được trả qua dịch vụ BCCI

- Yêu cầu:

+ Thống kê số TTHC đã triển khai thực hiện trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI có phát sinh hồ sơ (không thống kê TTHC do các bộ đang triển khai tại các cơ quan ngành dọc đặt tại địa phương, vì nội dung này đã sử dụng để đánh giá các bộ);

+ Thống kê tổng số hồ sơ TTHC trong năm đã được trả kết quả giải quyết (bao gồm trả qua dịch vụ BCCI và trả qua hình thức khác) của các TTHC nêu trên;

+ Thống kê số hồ sơ đã được trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI của các TTHC nêu trên.

- Tính tỷ lệ % giữa số hồ sơ đã được trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI so với tổng số hồ sơ đã trả kết quả giải quyết trong năm của các TTHC nêu trên. Nếu tỷ lệ này đạt:

+ Từ 15% số hồ sơ TTHC trở lên thì điểm đánh giá là 0.5;

+ Từ 10% - dưới 15% số hồ sơ TTHC thì điểm đánh giá là 0.25;

+ Dưới 10% số hồ sơ TTHC thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả thực hiện Quyết định 45/2016/QĐ-TTg của tỉnh;

- Tài liệu kiểm chứng khác (nếu có);

- Kết quả theo dõi, kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông (do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp).

72.

TCTP 7.4.1 - Tỷ lệ CQCM cấp tỉnh, ĐVHC cấp huyện công bố ISO 9001 theo quy định

Tính tỷ lệ % giữa số CQCM cấp tỉnh và ĐVHC cấp huyện đã công bố Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 hoặc 9001:2015 so với tổng số CQCM cấp tỉnh và ĐVHC cấp huyện. Nếu tỷ lệ này đạt:

- 100% thì điểm đánh giá là 0.5;

- Dưới 100% thì điểm đánh giá là 0.

- Các quyết định công bố ISO hoặc báo cáo thống kê của UBND tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra do Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp.

73.

TCTP 7.4.2 - Tỷ lệ đơn vị hành chính cấp xã công bố ISO 9001 theo quy định

Tính tỷ lệ % giữa số ĐVHC cấp xã đã công bố Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 hoặc 9001:2015 so với tổng số ĐVHC cấp xã. Nếu tỷ lệ này đạt:

- Từ 60% số đơn vị trở lên: 0.5

- Từ 40% - dưới 60% số đơn vị: 0.25

- Dưới 40% s đơn vị: 0

- Các quyết định công bố ISO hoặc báo cáo thống kê của UBND tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra do Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp.

74.

TCTP 7.4.3 - Tỷ lệ CQCM cấp tỉnh, ĐVHC cấp huyện thực hiện đúng việc duy trì, cải tiến ISO 9001 theo quy định

- Yêu cầu: Các cơ quan đã công bố ISO phải tổ chức thực hiện, duy trì và cải tiến quy trình ISO theo đúng quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Tính tỷ lệ % giữa số cơ quan thực hiện đúng quy trình ISO so với tổng số cơ quan đã công bố ISO. Nếu tỷ lệ này đạt:

+ 100% thì điểm đánh giá là 0.5;

+ Dưới 100% thì điểm đánh giá là 0.

- Báo cáo kết quả thực hiện ISO của tỉnh;

- Kết quả theo dõi, kiểm tra do Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp.

75.

TC 8.2 - Mức độ thu hút đầu tư của tỉnh

Thống kê tổng số vốn thu hút đầu tư của tỉnh trong năm (đơn vị tính là: tỷ đồng). Nếu tổng số vốn thu hút đầu tư của tỉnh trong năm đánh giá:

- Cao hơn so với năm trước liền kề thì điểm đánh giá là 1;

- Bằng so với năm trước liền kề thì điểm đánh giá là 0.5;

- Thấp hơn so với năm trước liền kề thì điểm đánh giá là 0.

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm đánh giá và trước liền kề.

76.

TCTP 8.3.1 - Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới trong năm

Thống kê tổng số doanh nghiệp thành lập mới tăng lên so với năm trước liền kề. Nếu tỷ lệ % giữa số doanh nghiệp thành lập mới tăng lên so với tổng số doanh nghiệp thành lập mới của năm trước liền kề tăng:

- Từ 30% trở lên thì điểm đánh giá là 1;

- Từ 10% - dưới 30% so với năm trước liền kề thì điểm đánh giá được tính theo công thức [(Tỷ lệ % tăng DN thành lập mới x 1.00)/(30%)]

- Dưới 10% thì điểm đánh giá là 0.

Ví dụ:

Tổng số doanh nghiệp thành lập mới của tỉnh A trong năm 2017 là 50 doanh nghiệp, trong năm 2018 là 57 doanh nghiệp. Từ đó, xác định số doanh nghiệp thành lập mới tăng trong năm 2018 là: 07 doanh nghiệp (= 57 - 50). Tỷ lệ tăng doanh nghiệp thành lập mới của năm 2018 tăng so với năm 2017 là: (07/50) x 100% = 14%. Như vậy, đối chiếu với thang điểm đánh giá, tỉnh A đạt số điểm đối với TCTP này là:

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tnh trong năm đánh giá và trước liền kề.

77.

TCTP 8.3.2 - Tỷ lệ đóng góp vào thu ngân sách tỉnh của khu vực doanh nghiệp

Nếu tỷ lệ % đóng góp vào thu ngân sách tỉnh của khu vực doanh nghiệp trong năm đánh giá tăng so với năm trước liền kề thì điểm đánh giá là 1; nếu không tăng so với năm trước liền kề thì điểm đánh giá là 0.

Ví dụ:

- Tổng số thu ngân sách của tỉnh năm 2017 là 10.000 tỷ đồng, trong số đó, đóng góp của khu vực doanh nghiệp là 6.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 60%.

- Tổng số thu ngân sách của tỉnh năm 2018 là 12.000 tỷ đồng, trong số đó, đóng góp của khu vực doanh nghiệp là 7.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 58.3% (giảm so với năm 2017). Đối chiếu với thang điểm đánh giá thì điểm cho TCTP này đối với tỉnh A là 0 điểm.

Báo cáo kết quả thực hiện ngân sách nhà nước của tỉnh hoặc tài liệu kiểm chứng khác nếu có.

78.

TC 8.4 - Thực hiện thu ngân sách hàng năm của tỉnh theo Kế hoạch được Chính phủ giao

Nếu thu ngân sách của tỉnh trong năm đánh giá vượt chỉ tiêu được Chính phủ giao từ 5% trở lên thì điểm đánh giá là 1.5; nếu vượt chỉ tiêu được giao từ 2% - dưới 5% thì điểm đánh giá là 1; nếu đạt hoặc vượt chỉ tiêu dưới 2% thì điểm đánh giá là 0.5; nếu không hoàn thành chỉ tiêu được giao thì điểm đánh giá là 0.

Báo cáo kết quả thực hiện ngân sách nhà nước của tỉnh hoặc Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm đánh giá.

 


PHỤ LỤC 2

MẪU BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ, TIÊU CHÍ THÀNH PHẦN CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Công văn số 314/BNV-CCHC ngày 21/01/2019 của Bộ Nội vụ)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ...

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ, TIÊU CHÍ THÀNH PHẦN CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM .... CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ...

STT

Lĩnh vực/Tiêu chí/Tiêu chí thành phần

Điểm tự đánh giá

Tài liệu kiểm chứng

(số, kí hiệu và ngày ban hành của văn bản)

1

CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH CCHC

 

 

1.1

Kế hoạch CCHC

 

 

1.1.1

Ban hành kế hoạch CCHC

 

 

1.1.2

Mức độ hoàn thành kế hoạch CCHC

 

 

1.2

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ

 

 

1.3

Công tác kiểm tra CCHC

 

 

1.3.1

Tỷ lệ cơ quan chuyên môn (CQCM) cấp tỉnh và đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện được kiểm tra trong năm

 

 

1.3.2

Xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra

 

 

1.4

Công tác tuyên truyền CCHC

 

 

1.4.1

Mức độ hoàn thành kế hoạch tuyên truyền CCHC

 

 

1.4.2

Thực hiện các hình thức tuyên truyền CCHC

 

 

1.5

Sáng kiến hoặc giải pháp mới trong cải cách hành chính

 

 

2

XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TẠI TỈNH

 

 

2.1

Theo dõi thi hành pháp luật (TDTHPL)

 

 

2.1.1

Thực hiện các hoạt động về TDTHPL

 

 

2.1.2

Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật

 

 

2.2

Xử lý VBQPPL sau rà soát

 

 

2.3

Xử lý văn bản phát hiện sai phạm qua kiểm tra

 

 

3

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

 

 

3.1

Kiểm soát quy định thủ tục hành chính (TTHC)

 

 

3.1.1

Thực hiện quy định về ban hành TTHC theo thẩm quyền

 

 

3.1.2

Xử lý các vấn đề phát hiện qua rà soát TTHC

 

 

3.2

Công bố, công khai thủ tục hành chính và kết quả giải quyết hồ sơ

 

 

3.2.1

Công bố TTHC và danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh

 

 

3.2.2

Nhập, đăng tải công khai TTHC vào Cơ sở dữ liệu quốc gia sau khi công bố

 

 

3.2.3

Tỷ lệ CQCM cấp tỉnh và ĐVHC cấp huyện, cấp xã công khai TTHC đầy đủ, đúng quy định tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC

 

 

3.2.4

Công khai TTHC trên Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của tỉnh và Trang TTĐT của các cơ quan, đơn vị

 

 

3.2.5

Công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trên Cổng TTĐT hoặc Cổng dịch vụ công của tỉnh

 

 

3.3

Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông

 

 

3.3.1

Tỷ lệ TTHC thực hiện việc tiếp nhận, trả kết quả tại Bộ phận Một cửa

 

 

3.3.2

Số TTHC hoặc nhóm TTHC được giải quyết theo hình thức liên thông cùng cấp

 

 

3.3.3

Số TTHC hoặc nhóm TTHC được giải quyết theo hình thức liên thông giữa các cấp chính quyền

 

 

3.4

Kết quả giải quyết hồ sơ TTHC

 

 

3.4.1

Tỷ lệ hồ sơ TTHC do CQCM cấp tỉnh tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn

 

 

3.4.2

Tỷ lệ hồ sơ TTHC do UBND cấp huyện tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn

 

 

3.4.3

Tỷ lệ hồ sơ TTHC do UBND cấp xã tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn

 

 

3.4.4

Thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ TTHC

 

 

3.5

Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị (PAKN) của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh

 

 

3.5.1

Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận PAKN của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh

 

 

3.5.2

Xử lý PAKN của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh

 

 

4

CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH

 

 

4.1

Thực hiện quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành về tổ chức bộ máy

 

 

4.1.1

Sắp xếp tổ chức bộ máy và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ của các CQCM cấp tỉnh, các phòng chuyên môn cấp huyện

 

 

4.1.2

Thực hiện quy định về cơ cấu số lượng lãnh đạo tại các cơ quan hành chính

 

 

4.1.3

Tỷ lệ giảm số lượng đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015

 

 

4.2

Thực hiện các quy định về quản lý biên chế

 

 

4.2.1

Thực hiện quy định về sử dụng biên chế hành chính

 

 

4.2.2

Thực hiện quy định về số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh

 

 

4.2.3

Tỷ lệ giảm biên chế so với năm 2015

 

 

4.3

Thực hiện phân cấp quản lý

 

 

4.3.1

Thực hiện các quy định về phân cấp quản lý do Chính phủ và các bộ, ngành ban hành

 

 

4.3.2

Thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với các nhiệm vụ quản lý nhà nước đã phân cấp cho cấp huyện, cấp xã

 

 

4.3.3

Xử lý các vấn đề về phân cấp phát hiện qua kiểm tra

 

 

5

XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

 

 

5.1

Thực hiện cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm

 

 

5.1.1

Tỷ lệ cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh bố trí công chức theo đúng vị trí việc làm được phê duyệt

 

 

5.1.2

Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh bố trí viên chức theo đúng vị trí việc làm được phê duyệt

 

 

5.2

Tuyển dụng công chức, viên chức

 

 

5.2.1

Thực hiện quy định về tuyển dụng công chức tại CQCM cấp tỉnh, ĐVHC cấp huyện, cấp xã

 

 

5.2.2

Thực hiện quy định về tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh

 

 

5.3

Thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức theo thẩm quyền của tỉnh

 

 

5.3.1

Thực hiện quy định về thi nâng ngạch công chức

 

 

5.3.2

Thực hiện quy định về thi, xét thăng hạng viên chức

 

 

5.4

Thực hiện quy định về bổ nhiệm vị trí lãnh đạo tại các cơ quan hành chính

 

 

5.5

Đánh giá, phân loại công chức, viên chức

 

 

5.5.1

Thực hiện trình tự, thủ tục đánh giá, phân loại công chức, viên chức theo quy định

 

 

5.5.2

Chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức

 

 

5.6

Mức độ hoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

 

 

5.7

Cán bộ, công chức cấp xã

 

 

5.7.1

Tỷ lệ đạt chuẩn của công chức cấp xã

 

 

5.7.2

Tỷ lệ đạt chuẩn của cán bộ cấp xã

 

 

6

CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG

 

 

6.1

Tổ chức thực hiện công tác tài chính - ngân sách

 

 

6.1.1

Thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hàng năm

 

 

6.1.2

Tổ chức thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách

 

 

6.1.3

Thực hiện cơ chế tự chủ về sử dụng kinh phí quản lý hành chính tại cơ quan hành chính các cấp ở địa phương

 

 

6.2

Công tác quản lý, sử dụng tài sản công

 

 

6.2.1

Ban hành quy định về phân cấp quản lý tài sản công theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

 

 

6.2.2

Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng theo quy định tại Nghị định số 152/2017/NĐ-CP

 

 

6.2.3

Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng theo quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg

 

 

6.2.4

Kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý tài sản công

 

 

6.3

Thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL)

 

 

6.3.1

Số đơn vị SNCL tự bảo đảm chi thường xuyên

 

 

6.3.2

Số đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần chi thường xuyên

 

 

6.3.3

Thực hiện quy định về việc phân phối kết quả tài chính hoặc sử dụng kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên trong năm tại các đơn vị SNCL

 

 

6.3.4

Tỷ lệ giảm chi trực tiếp ngân sách cho đơn vị sự nghiệp so với năm 2015

 

 

7

HIỆN ĐẠI HÓA HÀNH CHÍNH

 

 

7.1

Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của tỉnh

 

 

7.1.1

Triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh

 

 

7.1.2

Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước dưới dạng điện tử

 

 

7.1.3

Thực hiện kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản (từ cấp tỉnh đến cấp xã)

 

 

7.1.4

Vận hành Hệ thống thông tin một cửa điện tử

 

 

7.1.5

Xây dựng Cổng dịch vụ công

 

 

7.2

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

 

 

7.2.1

Tỷ lệ TTHC cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ trong năm

 

 

7.2.2

Tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến mức độ 3

 

 

7.2.3

Tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến mức độ 4

 

 

7.3

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích (BCCI)

 

 

 

………………

 

 

7.3.3

Tỷ lệ kết quả giải quyết TTHC được trả qua dịch vụ BCCI

 

 

7.4

Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001) theo quy định

 

 

7.4.1

Tỷ lệ CQCM cấp tỉnh, ĐVHC cấp huyện công bố ISO 9001 theo quy định

 

 

7.4.2

Tỷ lệ đơn vị hành chính cấp xã công bố ISO 9001 theo quy định

 

 

7.4.3

Tỷ lệ CQCM cấp tỉnh, ĐVHC cấp huyện thực hiện đúng việc duy trì, cải tiến ISO 9001 theo quy định

 

 

8.2

Mức độ thu hút đầu tư của tỉnh

 

 

8.3

Mức độ phát triển doanh nghiệp của tỉnh

 

 

8.3.1

Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới trong năm

 

 

8.3.2

Tỷ lệ đóng góp vào thu ngân sách tỉnh của khu vực doanh nghiệp

 

 

8.4

Thực hiện thu ngân sách hàng năm của tỉnh theo Kế hoạch được Chính phủ giao

 

 

 

TỔNG ĐIỂM

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác