84057

Công văn số 3051/CT-TTHT về việc thuế thu nhập cá nhân đối với nhân viên người Nhật Bản do Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

84057
LawNet .vn

Công văn số 3051/CT-TTHT về việc thuế thu nhập cá nhân đối với nhân viên người Nhật Bản do Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu: 3051/CT-TTHT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Doãn Tuấn An
Ngày ban hành: 14/07/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3051/CT-TTHT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký: Doãn Tuấn An
Ngày ban hành: 14/07/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 3051/CT-TTHT
V/v thuế thu nhập cá nhân đối với nhân viên người Nhật Bản

Vĩnh Phúc, ngày 14 tháng 07 năm 2008

 

Kính gửi: Công ty TNHH EXEDY Việt Nam

Căn cứ vào phiếu chuyển hồ sơ số 431/PC-TCT ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Tổng cục Thuế về việc chuyển công văn số 1205/EXV ngày 12 tháng 5 năm 2008 của công ty TNHH EXEDY VN: V/v chính sách thuế TNCN. Sau khi nghiên cứu, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc có ý kiến như sau:

Theo hướng dẫn tại điểm 2.2 mục X phần B thông tư số 133/2004/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam”, các cá nhân là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được miễn thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam, nếu đồng thời thỏa mãn cả 3 điều kiện sau đây:

“2.2.1. Cá nhân đó có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong giai đoạn 12 tháng bắt đầu hoặc kết thúc trong năm tính thuế; và

2.2.2. Chủ lao động không phải là đối tượng cư trú của Việt Nam bất kể tiền công đó được trả trực tiếp bởi chủ lao động hoặc thông qua một đối tượng đại diện cho chủ lao động; và

2.2.3. Tiền công đó không do một cơ sở thường trú mà chủ lao động có tại Việt Nam và phải trả”.

Tại điểm 2.3 mục X phần B Thông tư số 133/2004/TT-BTC có nêu:

“2.3. Khái niệm “chủ lao động” nêu tại điểm 2.2.2 dùng để chỉ đối tượng sử dụng lao động thực sự. Thông thường một số đối tượng được coi là chủ lao động thực sự trong các trường hợp sau đây:

2.3.1. Đối tượng đó có quyền đối với sản phẩm và dịch vụ do người lao động tạo ra và chịu trách nhiệm cũng như rủi ro đối với lao động đó; hoặc

2.3.2. Đối tượng đó đưa ra hướng dẫn và cung cấp phương tiện lao động cho người lao động; hoặc

2.3.3. Đối tượng đó có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm về địa điểm lao động.”

Đối chiếu với các tiêu thức về chủ lao động thực sự thì chủ lao động thực sự của các nhân viên người Nhật Bản trong thời gian làm việc tại Việt Nam là Công ty TNHH EXEDY VN, không phải là tập đoàn EXEDY. Do đó, các nhân viên người Nhật Bản không được miễn thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.

Công ty TNHH EXEDY Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho tập đoàn EXEDY biết về trách nhiệm trong việc kê khai, khấu trừ và nộp tiền thuế thu nhập cá nhân của các chuyên gia tại Việt Nam. Đồng thời yêu cầu tập đoàn EXEDY gửi danh sách chuyên gia và các thông tin có liên quan đến chuyên gia cho cơ quan thuế biết (Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc – Phòng thuế thu nhập cá nhân) để cơ quan thuế hướng dẫn, quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với số chuyên gia này.

Vậy cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc trả lời công ty TNHH EXEDY VN được biết và thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên (để T/h)
- Tổng cục Thuế (để báo cáo);
- Phòng TNCN, Ktra1 (để phối hợp);
- Cục trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, TTHT

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Doãn Tuấn An

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác