Công văn 2913/UBND-TM năm 2015 tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước theo Chỉ thị 06/CT-TTg do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 2913/UBND-TM năm 2015 tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước theo Chỉ thị 06/CT-TTg do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 2913/UBND-TM | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Nguyễn Thị Hồng |
Ngày ban hành: | 28/05/2015 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2913/UBND-TM |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Nguyễn Thị Hồng |
Ngày ban hành: | 28/05/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2913/UBND-TM |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 05 năm 2015 |
Kính gửi: |
- Thủ trưởng các sở - ban - ngành Thành phố; |
Từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế - xã hội cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng tiếp tục chuyển biến tích cực. Kinh tế Thành phố tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng (tổng sản phẩm nội địa GDP Quý 1 năm 2015 tăng 8% so cùng kỳ, cao hơn mức tăng của 3 năm liên tiếp gần đây); tình hình thu chi ngân sách đạt kết quả tốt, hầu hết các chỉ tiêu thu đều đạt khá so với dự toán và tăng cao hơn cùng kỳ các năm trước; chương trình bình ổn thị trường tiếp tục đổi mới, phát triển trên nhiều phương diện, góp phần kiềm giữ tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng; sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng với quy mô được mở rộng... Kết quả khởi đầu thuận lợi góp phần tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng cho các tháng tiếp theo.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế cả nước vẫn còn tiềm ẩn khó khăn, thách thức và diễn biến phức tạp, khó lường, trong đó đáng chú ý là số doanh nghiệp nhỏ và vừa phải dừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản còn nhiều; việc tham gia các hiệp định thương mại tự do ảnh hưởng đến các ngành sản xuất trong nước... cũng tác động không nhỏ đến việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của Trung ương và cân đối thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015 của Thành phố.
Trên tinh thần quyết tâm phấn đấu, đảm bảo sự chủ động trong điều hành nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015 trong tình hình mới; đồng thời, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2015, Công văn số 5652/BTC-NSNN ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính về xác định số chi thường xuyên 8 tháng cuối năm 2015 tạm giữ lại; Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở - ban - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Tổng Giám đốc, Giám đốc các Tổng Công ty, Công ty thuộc Thành phố tiếp tục bám sát các nội dung trong Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và ngân sách Thành phố theo Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2015; Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai các giải pháp chủ yếu tập trung hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu về kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2015; Công văn số 538/UBND-TM ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2015. Trong đó tập trung thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 9,5% - 10%, tạo tiền đề phát triển nguồn thu ổn định, vững chắc cho ngân sách nhà nước:
- Tập trung các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi nhất cho phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, đất đai, xây dựng, thành lập doanh nghiệp, phá sản doanh nghiệp. Triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ.
- Tiếp tục thực hiện Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, Chương trình kết nối ngân hàng với nông dân, nông thôn, phấn đấu hoàn thành cam kết gói tín dụng hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng đến xuất khẩu.
- Tăng cường thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, phấn đấu hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2014-2015 đúng thời hạn đặt ra.
- Thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả thị trường, tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, nhất là giá cả các mặt hàng liên quan trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý giá, phí đối với những mặt hàng thuộc danh mục nhà nước định giá, mặt hàng bình ổn giá.
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Thành phố theo dõi chặt chẽ thị trường tiền tệ và hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn; triển khai hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2. Tăng cường quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế; phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2015 được giao:
- Triển khai thực hiện tốt Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về Thuế, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn Luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đối thoại với doanh nghiệp, phổ biến kịp thời các chính sách thuế mới đến từng đối tượng nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế được hưởng đầy đủ cơ chế, chính sách thuế của Nhà nước và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, góp phần đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
- Tăng cường phối hợp giữa cơ quan thu, cơ quan tài chính và các lực lượng chức năng trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, triển khai quyết liệt các biện pháp thanh tra, kiểm tra, chống thất thu ngân sách, chuyển giá, trốn thuế. Trong đó, tập trung rà soát, nắm chắc các nguồn thu và đối tượng thu ngân sách trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước; đôn đốc các khoản phải thu theo kết quả kiểm toán, thanh tra và các cơ quan bảo vệ pháp luật; đẩy mạnh công tác phòng, chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới.
- Tăng cường đôn đốc, xử lý thu hồi nợ thuế, thực hiện hiệu quả các giải pháp thu nợ thuế; tổ chức cưỡng chế theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp cố tình chây ỳ, chậm thanh toán nợ thuế; định kỳ công khai số nợ thuế của từng doanh nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế, bảo đảm đúng đối tượng, chính sách pháp luật thuế của Nhà nước.
3. Tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; không đề xuất ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước khi chưa có nguồn đảm bảo:
a) Đối với chi đầu tư:
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả các dự án sử dụng vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA). Thực hiện nghiêm quy định của Luật Đầu tư công và các quy định về quản lý vốn đầu tư, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ.
- Tiếp tục tập trung xử lý các khoản tạm ứng, thanh quyết toán các công trình, dự án, thu hồi vốn để chi đầu tư phát triển; không giải quyết tạm ứng tiếp cho các dự án mà chủ đầu tư không làm thủ tục thanh toán đối với các khoản đã tạm ứng trước đó.
b) Đối với chi thường xuyên:
- Thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, chi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công; cắt giảm tối đa và công khai các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình và đi công tác nước ngoài từ ngân sách nhà nước.
- Chủ động rà soát, sắp xếp để cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thật sự cần thiết, cấp bách, các khoản chi mua sắm trang thiết bị; tiết giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu...
- Thực hiện nghiêm quy định không mua xe công, trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật, xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan, đơn vị mới thành lập mà không có xe để điều chuyển, xe ô tô bị hư hỏng do nguyên nhân bất khả kháng dẫn đến không còn xe phục vụ công tác theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2015 và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Văn bản số 1438/BTC-QLCS ngày 29 tháng 01 năm 2015.
- Thực hiện tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước 10% dự toán chi thường xuyên 8 tháng cuối năm 2015 của các đơn vị sử dụng ngân sách, không bao gồm các khoản: chi tiền lương, phụ cấp theo lương, chi cho con người theo chế độ; tiết kiệm chi 10% để tạo nguồn cải cách tiền lương theo dự toán giao đầu năm; chi đảm bảo nhiệm vụ an ninh quốc phòng.
Giao Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc nhà nước Thành phố hướng dẫn việc tạm giữ 10% dự toán chi thường xuyên nêu trên theo Công văn số 5652/BTC-NSNN ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính; xác định cụ thể số kinh phí tạm giữ trình Ủy ban nhân dân Thành phố để gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2015.
- Không đề xuất bổ sung các đề án, chương trình, ban hành các chính sách mới, hoặc nâng định mức làm tăng chi ngân sách nhà nước khi chưa có nguồn bảo đảm.
- Kiên quyết dừng triển khai và thu hồi các khoản kinh phí thường xuyên đến ngày 30 tháng 6 năm 2015 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện, chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu để bổ sung dự phòng ngân sách (trừ các khoản được phép thực hiện phân bổ, cấp phát theo tiến độ quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép).
- Không ứng trước dự toán ngân sách năm sau; trường hợp đặc biệt (thiên tai, bão lũ, dịch bệnh, nhiệm vụ cấp thiết về quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ quan trọng, cấp bách...), báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Rà soát, quản lý chặt chẽ để giảm mạnh các khoản chi chuyển nguồn, chỉ thực hiện chuyển nguồn đối với một số khoản chi còn nhiệm vụ và thật sự cần thiết theo đúng quy định của pháp luật. Kiên quyết không thực hiện việc chuyển nguồn đối với các nhiệm vụ do chủ quan các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện chậm.
4. Điều hành ngân sách chủ động, tích cực, đảm bảo cân đối ngân sách các cấp:
Các sở - ban - ngành và Ủy ban nhân dân các quận - huyện tập trung thực hiện:
- Tăng cường quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước, trước mắt điều hành sử dụng trong phạm vi 50% nguồn dự phòng ngân sách đã bố trí trong dự toán của từng cấp để xử lý các nhiệm vụ cấp bách phát sinh (như phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh...); 50% nguồn dự phòng ngân sách còn lại tạm giữ lại để chủ động xử lý trong trường hợp nguồn thu ngân sách địa phương giảm so với dự toán được giao.
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện chủ động đề ra các giải pháp nhằm hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2015 để đảm bảo dự toán chi ngân sách đã được cấp có thẩm quyền thông qua. Trong quá trình thực hiện, trường hợp ngân sách quận - huyện xảy ra thiếu hụt tạm thời do nguồn thu chưa tập trung kịp, phải chủ động giãn tiến độ hoặc tạm dừng thực hiện một số khoản chi chưa thật sự cấp thiết (mua sắm, sửa chữa...). Ngân sách Thành phố chỉ xem xét hỗ trợ hoặc tạm ứng kinh phí cho quận - huyện trong trường hợp thật sự cấp bách, vượt quá khả năng đáp ứng của quận - huyện.
- Đối với số thu tiền sử dụng đất, trường hợp giảm thu so với dự toán, đồng thời ngân sách địa phương cũng bị giảm thu tổng thể thì thực hiện cắt giảm, hoặc giãn tiến độ thực hiện của công trình, dự án được bố trí chi từ nguồn thu này.
- Cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra các khoản chi ngân sách trong phạm vi quản lý và theo chức năng, nhiệm vụ được giao; bảo đảm vốn ngân sách được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng chế độ quy định.
5. Việc sử dụng các nguồn kinh phí tạm giữ lại (bao gồm 10% dự toán chi thường xuyên 8 tháng cuối năm của các đơn vị sử dụng ngân sách và 50% dự phòng ngân sách các cấp) được căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách địa phương theo nguyên tắc:
- Trường hợp dự kiến thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất) đạt dự toán, các nguồn kinh phí tạm giữ lại tiếp tục được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ chi đã bố trí dự toán đầu năm và đáp ứng các nhu cầu chi cấp thiết phát sinh theo quy định.
- Trường hợp dự kiến thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất) giảm so với dự toán: các nguồn kinh phí tạm giữ lại được sử dụng để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương; nếu vẫn còn thiếu nguồn thì sử dụng thêm nguồn lực tài chính của địa phương (một phần quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, kết dư ngân sách địa phương năm 2014…); kết hợp với rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên, cắt giảm hoặc giãn thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thật sự cần thiết... để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương. Ngân sách Thành phố xem xét, tạm ứng nguồn bảo đảm cân đối ngân sách quận - huyện trong một số trường hợp cần thiết.
Giao Sở Tài chính rà soát, tổng hợp số tạm giữ lại của các cấp chính quyền địa phương cấp dưới và các cơ quan, đơn vị của cấp mình. Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính trong quá trình điều hành ngân sách nhà nước năm 2015, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định việc sử dụng các nguồn kinh phí tạm giữ lại nêu trên.
6. Thủ trưởng các sở - ban - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Tổng Giám đốc, Giám đốc các Tổng Công ty, Công ty thuộc Thành phố khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn này; chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể trong chỉ đạo điều hành để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu - chi ngân sách nhà nước được giao. Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị của cơ quan Kiểm toán, Thanh tra và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố; góp phần chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý tài chính - ngân sách trên địa bàn.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế, Cục Hải quan và Kho bạc Nhà nước Thành phố thường xuyên theo dõi kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trong những tháng còn lại của năm 2015; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách nhà nước tại cuộc họp thường kỳ hàng tháng của Ủy ban nhân dân Thành phố; tham mưu kịp thời Ủy ban nhân dân Thành phố các giải pháp cân đối, điều hành ngân sách chủ động, hiệu quả./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây