129536

Công văn 2882/TCT-CS về chính sách thuế đối với hoa hồng nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành

129536
LawNet .vn

Công văn 2882/TCT-CS về chính sách thuế đối với hoa hồng nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu: 2882/TCT-CS Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế Người ký: Cao Anh Tuấn
Ngày ban hành: 17/08/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2882/TCT-CS
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
Người ký: Cao Anh Tuấn
Ngày ban hành: 17/08/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2882/TCT-CS
V/v chính sách thuế đối với hoa hồng nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài

Hà Nội, ngày 17 tháng 08 năm 2011

 

Kính gửi: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.

Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) nhận được vướng mắc của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong nước về chính sách thuế đối với hoa hồng nhượng tái bảo hiểm. Tổng cục Thuế đưa ra một trường hợp cụ thể như sau:

Trong khoảng thời gian từ 2006-2008, Công ty TNHH bảo hiểm Samsung Vina (Việt Nam) nhận tái bảo hiểm của Công ty Samsung Fire & Marine (Hàn Quốc) và đã chi một khoản hoa hồng nhượng tái bảo hiểm cho Công ty Samsung Fire & Marine (Hàn Quốc).

Như vậy, Công ty Samsung Fire & Marine nhận được dịch vụ từ Công ty Samsung Vina (được nhận tái bảo hiểm) nhưng lại có phát sinh doanh thu hoa từ hồng nhượng tái bảo hiểm tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điểm 2 Mục Phần A Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày 11/01/2005 của Bộ Tài chính về thuế nhà thầu: "Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh nhưng không hiện diện tại Việt Nam, có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, kể cả các khoản thu nhập từ chuyển giao công nghệ, thu nhập về tiền bản quyền, thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ khác của các cá nhân người nước ngoài không hiện diện thương mại tại Việt Nam."

Qua thảo luận với các Vụ, Cục thuộc Bộ Tài chính, có ý kiến cho rằng: Công ty Samsung Fire & Marine thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu. Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng: Về bản chất, khoản hoa hồng nhượng tái bảo hiểm mà Công ty Samsung Fire & Marine nhận được là một khoản giảm chi, bù đắp cho chi phí Công ty Samsung Fire & Marine bỏ ra khi chuyển nhượng lại một phần giá trị hợp đồng bảo hiểm cho Công ty Samsung Vina, không phải là một khoản tính vào doanh thu nên không thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu theo quy định tại Thông tư số 05/2005/TT-BTC nêu trên.

Do các ý kiến chưa thống nhất, Tổng cục Thuế trân trọng đề nghị quý Hiệp hội nghiên cứu và có ý kiến về các quy định, thông lệ quốc tế đối với khoản hoa hồng nhượng tái bảo hiểm nêu trên, quan điểm xử lý của Hiệp hội đối với trường hợp này để Tổng cục Thuế có cơ sở hướng dẫn chính sách thuế phù hợp với quy định pháp luật về thuế.

Ý kiến tham gia bằng văn bản và gửi về Tổng cục Thuế trước ngày / / 2011 để Tổng cục Thuế tổng hợp, trả lời đơn vị.

Xin cảm ơn sự giúp đỡ của quý Hiệp hội./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, CS (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác