Công văn 2852/TCT-TNCN năm 2015 về thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế, quà tặng do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 2852/TCT-TNCN năm 2015 về thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế, quà tặng do Tổng cục Thuế ban hành
Số hiệu: | 2852/TCT-TNCN | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế | Người ký: | Phi Vân Tuấn |
Ngày ban hành: | 15/07/2015 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2852/TCT-TNCN |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế |
Người ký: | Phi Vân Tuấn |
Ngày ban hành: | 15/07/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2852/TCT-TNCN |
Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2015 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bình Định
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 879/CT-TNCN ngày 25/5/2015 của Cục Thuế tỉnh Bình Định về chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ thừa kế là chứng khoán. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Tại khoản a Khoản 9 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu nhập chịu thuế từ nhận thừa kế:
“Thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể như sau:
a) Đối với nhận thừa kế là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; cổ phần của cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.”
- Tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn căn cứ tính thuế từ thừa kế, quà tặng:
“Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là thu nhập tính thuế và thuế suất.
1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng được xác định đối với từng trường hợp, cụ thể như sau:
a) Đối với thừa kế, quà tặng là chứng khoán: giá trị tài sản nhận thừa kế là giá trị chứng khoán tại thời điểm đăng ký chuyển quyền sở hữu, cụ thể như sau:
a.1) Đối với chứng khoán giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán: giá trị của chứng khoán được căn cứ vào giá tham chiếu trên Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm đăng ký quyền sở hữu chứng khoán…”
- Tại văn bản phân chia tài sản thừa kế ngày 17/7/2014 tại Văn phòng Công chứng Thanh Bình có nêu: “…ông Trần Vũ Bảo tặng cho toàn bộ kỷ phần thừa kế mà mình được hưởng của cha trong khối di sản nêu trên cho mẹ là bà Trần Thị Hồng Liên được quyền sở hữu” và tại văn bản thỏa thuận phân chia di sản ngày 03/03/2014 tại phòng công chức số 1 tỉnh Bình Định có nêu: “Nay bằng văn bản này, chúng tôi: Phạm Thị Nga, Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Hoài Khanh xin nhường phần tài sản mình hưởng đối với tài sản thừa kế nói trên của ông Nguyễn Mạnh Hùng để lại cho Nguyễn Quỳnh Như...
Cũng bằng văn bản này, tôi Nguyễn Quỳnh Như xin nhận tài sản thừa kế nói trên của ông Nguyễn Mạnh Hùng để lại và phần tài sản thừa kế do đồng thừa kế nhường lại”
Như vậy theo các Văn bản thỏa thuận này thì số chứng khoán mà các cá nhân (đã nêu trong hồ sơ) đã nhận thừa kế rồi sau đó mới đem tặng cho người khác.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật có văn bản thỏa thuận cho, tặng lại phần giá trị thừa kế được hưởng cho người thừa kế khác thì:
+ Đối với phần giá trị thừa kế mà các cá nhân được hưởng theo quy định của pháp luật thì cá nhân kê khai, nộp thuế TNCN từ thừa kế là chứng khoán. Đối với trường hợp cá nhân được nhận thừa kế nhưng chưa đến tuổi vị thành niên có người đại diện theo pháp luật thì người đại diện phải kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân được hưởng;
+ Đối với phần giá trị thừa kế của các cá nhân được hưởng sau đó đem cho, tặng thì cá nhân nhận chứng khoán kê khai, nộp thuế từ quà tặng là chứng khoán.
Tổng cục Thuế thông báo Cục Thuế tỉnh Bình Định được biết.
Nơi nhận: |
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây